Quy Trình Khám Thai Và Các Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh Tại Nhật

  Chào các mẹ, chắc hẳn ai đang coi bài viết này đều đang mang trong mình một thiên thần bé nhỏ phải không? Trước hết, Momiji’s family xin được tung hoa chúc mừng và cầu mong tất cả chúng ta đều có một thai kì an toàn, mẹ tròn con vuông nha. Trong bài viết này, mình xin được chia sẻ về quá trình khám thai tại Nhật cùng các xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại Nhật. Hi vọng chia sẻ của Momiji’s Family sẽ giúp các mẹ hình dung rõ hơn về chặng đường 9 tháng 10 ngày sắp tới nhé.

Mục lục

  •  1. Quy trình khám thai định kì tại Nhật
  • 2. Chi phí các lần khám thai tại Nhật
  • 3. Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại Nhật
    • Siêu âm đo độ mờ da gáy
    • Xét nghiệm máu (母体血清マーカーテスト-Botai kessei ma-ka- test)
    • Xét nghiệm chọc ối (羊水検査- yousui kensa)
    • Xét nghiệm sinh thiết gai nhau (絨毛検査- Ju-mo- kensa)
    • Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi kiểu mới (新型出生前診断-Shingata syusseizen shindan)
    • 胎児ドック(Taiji dokku)

 1. Quy trình khám thai định kì tại Nhật

 Trước hết, các mẹ có thể tham khảo bài viết khác của Momiji’s family để tìm hiểu các tips chọn bênh viện khám thai, và các từ tiếng Nhật thường dùng khi đi khám nhé!

Các bài viết khác:

5 điều cần cân nhắc khi mang thai tại Nhật

Từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành bầu bí sinh đẻ (^^) Dành cho mẹ Việt ở Nhật

Kinh nghiệm khám thai lần đầu ở Nhật

Bảng dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết nội dung khám thai định kỳ tại Nhật dựa trên tiêu chuẩn của bộ Y tế Nhật Bản.

妊娠検診スケジュール
Quá trình khám thai tại Nhật

2. Chi phí các lần khám thai tại Nhật

 Các nội dung khám nói trên là các nội dung căn bản dựa theo tiêu chuẩn của bộ Y tế Nhật. Do đó hầu hết thủ tục thăm khám và xét nghiệm đều được nhận vé trợ cấp khám thai từ quận hay thành phố, sau khi mẹ hoàn thành thủ tục nhận sổ mẹ và bé. Khi xác định có tim thai, bệnh viện sẽ viết giấy xác nhận để mẹ lên quận nhận sổ mẹ và bé.

Thủ tục xin cấp sổ mẹ và bé 母子手帳 tại Nhật

  Tuy nhiên một số trường hợp mẹ siêu âm sớm chưa thấy tim thai, thì mẹ sẽ phải đến bệnh viện siêu âm lại và mỗi lần siêu âm này đều không được hỗ trợ, do đó lần đầu đi khám thai cho đến khi nhận được vé trợ cấp khám thai, mẹ sẽ phải chuẩn bị khá nhiều tiền mỗi lần thăm khám nhé.

  • Khám thai lần đầu (và các lần sau cho đến khi có sổ mẹ và bé):  5000yên ~1man rưỡi tùy bệnh viện.
  • Chi phí xét nghiệm ung thư cổ tử cung: Được bảo hiểm hỗ trợ 70%, mẹ trả 30%. Tại bệnh viện mình khám chi phí là 4000 yên.
  • Chi phí các lần xét nghiệm sau khi nhận sổ mẹ và bé: Do có vé hỗ trợ nên mẹ sẽ hầu như không phải trả tiền hoặc trả 1000~2000 yên nếu là phòng khám tư. Tuy nhiên mỗi lần có xét nghiệm máu thì do tiền trên vé hỗ trợ không cover được hết nên mẹ có thể sẽ phải trả thêm khá nhiều. Như lần xét nghiệm máu ba tháng giữa bé thứ hai mình phải trả thêm 15,000 yên sau khi đã sử dụng vé hỗ trợ của quận. Lần xét nghiệm máu ba tháng cuối mình phải trả thêm 8,000 yên.

  Dựa vào thông tin trên, mẹ có thể hình dung tổng chi phí trong cả quá trình mang bầu rồi phải không? Theo tính toán sơ sơ của mình, đa số các mẹ sẽ phải chuẩn bị tầm 5 man yên cho cả quá trình nhé.

  Ngoài các lần khám thai trên, mẹ còn nhận được phiếu trợ giúp khám răng tại các phòng khám nha khoa. Mẹ chỉ phải trả 500 yên cho lần khám răng này thôi.

3. Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại Nhật

  Nhìn vào bảng quy trình khám thai ở trên, có thể thấy khá giống với quy trình được thực hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên mẹ không thấy có các nội dung tầm soát dị tật thai nhi giống như ở nhà đúng không.

  Mấy lần siêu âm tuần thứ 12, không bao giờ mình thấy bác sỹ kiểm tra độ mờ da gáy. Có đúng một lần siêu âm bé đầu, mình hỏi bác sỹ thì người ta mới siêu âm cho mình. Còn lần bé sau, mình không hỏi và bác sỹ cũng bỏ qua luôn 🙁 Mình có tìm hiểu qua về các xét nghiệm tầm soát dị tật, trừ siêu âm đo độ mờ da gáy, các xét nghiệm khác đa số đều tốn tiền và có thể mẹ sẽ phải đến một bệnh viện khác để xét nghiệm. Mong rằng đây sẽ là thông tin tham khảo hữu ích cho các mẹ.

Bài viết tham khảo nguồn: https://president.jp/articles/-/18932

Siêu âm đo độ mờ da gáy

  Độ mờ da gáy gọi là NT (nuchal translucency) từ khá là chuyên môn nên mình hỏi theo các hiểu của mình với bác sỹ là 首の後ろのむくみは大丈夫ですか (Kubi no ushiro no mukumi ha daijoubu desuka). Hoặc là エヌティ(NT)の厚さは大丈夫ですか(NT no atsusa ha daijoubu desuka). Bác sỹ sẽ hiểu ngay mình muốn hỏi gì. Siêu âm đo độ mờ da gáy không mất tiền và chỉ xem được cho đến khi thai được 13 tuần thôi nên mẹ lưu ý nhé.

Xét nghiệm máu (母体血清マーカーテスト-Botai kessei ma-ka- test)

  Xét nghiệm này gần giống với double test và triple test ở Việt Nam. Thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 20 để xác định nguy cơ dị tật nhiễm sắc thể. Chi phí cho xét nghiệm này khoảng từ 1 man đến 2 man. Mẹ có thể hỏi ngay bệnh viện mình đang thăm khám xem có dịch vụ này không hoặc nhờ người ta giới thiệu bệnh viện để thực hiện nhé.

Xét nghiệm chọc ối (羊水検査- yousui kensa)

Đây là xét nghiệm thực hiện trong khoảng từ tuần 15 đến tuần 17, được khuyến khích với các mẹ bầu trên 35 tuổi. Chi phí tầm 12 man đến 15 man yên tùy bệnh viện.

Xét nghiệm sinh thiết gai nhau (絨毛検査- Ju-mo- kensa)

Xét nghiệm này được cho là độ chính xác khá cao tuy nhiên có thể gây nguy cơ sảy thai cho mẹ. Được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 tuần và chi phí khoảng 10~20 man yên Nhật.

Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi kiểu mới (新型出生前診断-Shingata syusseizen shindan)

Đây là phương pháp xét nghiệm mới được cho là độ chính xác cao và an toàn hơn xét nghiệm chọc ối và sinh thiết gai nhau. Thực hiện từ tuần thai thứ 10 và chi phí vào khoảng 20 man.

胎児ドック(Taiji dokku)

  Còn một loại dịch vụ nữa là để tầm soát dị tật thai nhi nếu mẹ thấy siêu âm tại bệnh viện mình đang theo dõi quá sơ sài, mẹ có thể dùng dịch vụ 胎児ドック (Taiji dokku) trong ba tháng đầu và ba tháng giữa của thai kì. Bác sỹ siêu âm sẽ siêu âm kĩ các bộ phận tay chân, nội tạng, não em bé… Dịch vụ này đa số chỉ có ở một số các phòng khám tư và giá cả thì tầm 2 man~4 man một lần.

  Ngoài các xét nghiệm tầm soát sàng lọc trước sinh nói trên, thì đối với các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dính ngón tay chân hay các dị tật về não, tim phổi, mình thấy các bác sỹ họ sẽ siêu âm rất kĩ vào các mốc tuần 16 và tuần 22 của thai kì và giải thích cho mẹ hiểu. Về vấn đề này thì mẹ cứ an tâm đi nhé.

  Trên đây là những thông tin dựa trên kinh nghiệm và tìm hiểu của Momiji’s family. Nếu các mẹ có thắc mắc hoặc kinh nghiệm khác, mời các mẹ chia sẻ tại mục comment nhé. Chúc các mẹ và các bé yêu luôn luôn khỏe mạnh.

Share this:

  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
  • Click to share on Skype (Opens in new window)
  • More
  • Click to print (Opens in new window)

Like this:

Like Loading...

Related

Từ khóa » Xét Nghiệm Nipt Tiếng Nhật Là Gì