Ranh Nanh Là Gì? Có Nên Nhổ Bỏ Răng Nanh Mọc Ngầm Không?
Có thể bạn quan tâm
Răng nanh (hay còn gọi là răng số 3), đây là chiếc răng có hình dáng nhọn hơn các răng khác. Đặc biệt, răng nanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Điển hình là khi bạn cười, chiếc răng nanh lộ ra giúp tạo nét duyên hơn cho gương mặt. Tuy nhiên, có một số trường hợp răng nanh mọc ngầm làm cho hàm răng trở nên mất thẩm mỹ và có phần nguy hiểm đến sức khỏe cho người sở hữu chúng. Vậy chúng ta có nên nhổ răng nanh khi mọc ngầm không? Cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
- Vị trí của Răng nanh như thế nào?
- Biểu hiện của mọc răng nanh
- Cấu tạo của Răng nanh như thế nào?
- Hình dáng của răng nanh
- Cấu tạo răng nanh ra sao?
- Chức năng của Răng nanh là gì?
- Răng nanh ngầm – Có nên nhổ bỏ chúng không?
- Các nguyên nhân nào làm cho răng nanh ngầm?
- Nguyên nhân tiên phát
- Nguyên nhân thứ phát
- Có nên nhổ bỏ răng nanh ngầm hay không?
- Điều trị răng nanh ngầm như thế nào?
- Phẫu thuật bộc lộ răng nanh ngầm.
- Chỉnh nha kéo răng ra ngoài và sắp xếp lại vị trí trên cung hàm.
- Nhổ răng nanh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
- Nhổ răng nanh tại Nha khoa Quốc Tế Á Châu hiệu quả và an toàn
Vị trí của Răng nanh như thế nào?
Bộ răng vĩnh viễn ở người trưởng thành bao gồm 32 chiếc, chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Trong đó, mỗi phần tư hàm răng gồm có: hai răng cửa, một răng nanh. Hai răng hàm nhỏ và ba răng hàm lớn.
Răng nanh là răng được đánh số thứ tự thứ 3. Răng nanh là một răng có cấu trúc khác biệt. Và là một trong những răng đóng vai trò quan trọng nhất trên cung hàm.
Biểu hiện của mọc răng nanh
Đối với trẻ em: Trường hợp khi mọc răng nanh sẽ gây ra các tình trạng như: sốt, chán ăn, quấy khóc. Vì vậy, mà có rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm là tình trạng sốt khi mọc răng có kéo dài hay không. Và có biến chứng gì ảnh hưởng đến trẻ hay không?
Thông thường, răng nanh mọc sẽ diễn ra trong khoảng từ 2-3 tháng hoặc có thể lâu hơn. Điều này sẽ gây sốt nhẹ cho trẻ trong khoảng 3-4 ngày nhưng sau đó vài ngày sẽ tự khỏi nên các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng về điều này nhé!
Cấu tạo của Răng nanh như thế nào?
Hình dáng của răng nanh
Răng nanh nằm ở một vị trí chuyển tiếp các răng nhóm răng trước và các răng nhóm răng trong nên hình dạng răng nanh cũng có sự giao thoa. Đặc điểm nhận dạng của răng khểnh đó là một phần rất giống với răng cửa. Một phần giống với răng cối nhỏ. Tuy nhiên, thân răng nanh dày hơn răng cửa nhưng lại mỏng hơn răng cối. Trong khi đó, mặt nhai răng nanh không bằng như răng cửa. Không có gờ rãnh như răng cối mà có độ nhọn của các mấu răng cối và dài mảnh như rìa răng cửa.
Cấu tạo răng nanh ra sao?
Cấu trúc răng nanh tương đồng và tuân theo cấu trúc của răng tự nhiên, cũng bao gồm các thành phần chính như:
+ Men răng là lớp bao phủ thân răng. Được cấu tạo từ 96% chất vô cơ, 3% nước và 1% chất hữu cơ. Do đó, men răng được xem là chất cứng nhất của cơ thể.
+ Ngà răng nằm trong men răng. Được cấu tạo từ 770% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và nước. Đặc tính của ngà răng là khá xốp, có màu vàng nhẹ, chiếm phần lớn khối lượng tổng thể của răng. Trong lòng ngà răng còn chứa buồng tủy và ống tủy răng.
+ Tủy răng được hình thành từ các sợi thần kinh, mạch máu và mô liên kết của răng. Tủy cung cấp dưỡng chất để nuôi răng. Đặc biệt, một răng có từ 1-4 ống tủy.
+ Phần men răng và ngà răng của răng khểnh tương tự răng cửa, mảnh hơn các răng hàm phía trong. Răng nanh có 1 chân và 1 ống tủy.
+ Răng nanh là được xem là răng ổn định nhất trên cung hàm của mỗi người. Chân răng nanh khá dài và khỏe nhất so với các răng khác bởi vì chúng được giữ chắc trong xương của ổ răng.
Chức năng của Răng nanh là gì?
Bạn có biết răng nanh đóng vai trò khá quan trọng đối với mỗi chúng ta. Ngoài đóng vai trò tạo nên thẩm mỹ cho nụ cười, nó còn có chức năng xé thức ăn cực tốt. Bởi vì, Răng nanh có sức chịu đựng cao với các lực mạnh khi nhai. Đóng vai trò như một cơ cấu giảm chấn động mạnh. Ngoài ra, răng nanh còn giúp làm giảm bớt các nguy hại tiềm tàng. Giảm bớt tác động quá mức bởi các lực theo chiều ngang trong những vận động lệch tâm của hàm dưới với các răng hàm.
Đặc biệt, ngoài những công dụng đặc biệt trên. Với vị trí đặc biệt, răng nanh còn được coi là nền tảng của cung răng, giúp tạo hình và nâng đỡ cơ mặt hiệu quả. Bên cạnh đó, răng nanh còn có tác dụng lớn trong hướng dẫn vận động tiếp xúc của hàm dưới sang bên và trước bên. Do đó được coi là “cọc hướng dẫn” cho khớp cắn.
Răng nanh ngầm – Có nên nhổ bỏ chúng không?
Răng nanh (gọi là răng số 3), được gọi là mọc ngầm khi nó có trong xương hàm nhưng không mọc ra ngoài xương hàm. Đây cũng là trường hợp khá thường gặp hiện nay. Trong số các răng ngầm, răng nanh ngầm chiếm tỉ lệ cao thứ 2 sau các răng khôn. Tỷ lệ trung bình có thể đến 2-3% dân số, thường chiếm đa số ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Các nguyên nhân nào làm cho răng nanh ngầm?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến răng khểnh mọc ngầm, mọc sai lệch không như mong muốn và vô cùng phức tạp như sau:
Nguyên nhân tiên phát
Ảnh hưởng bởi di truyền, nội tiết, phóng xạ, khe hở môi, mất hài hoà răng mặt. Chậm hình thành chân răng, phát triển khác nhau giữa vùng tiền hàm và xương hàm trên.
Nguyên nhân thứ phát
Ảnh hưởng bởi các răng cửa bên kém phát triển hoặc thiếu, chấn thương hay nhổ răng quá sớm. Các răng bên cạnh di sang làm mất khoảng, mầm răng lạc chỗ, giảm kích thước gần xa của hố mũi…
Các phương pháp để nhận biết răng nanh mọc ngầm cần dựa vào khám lâm sàng và chụp X- quang. Khi khám trong miệng có thể thấy còn hoặc không còn răng nanh sữa. Nhưng không thấy răng nanh vĩnh viễn mặc dù các răng vĩnh viễn khác đã mọc. Sờ có thể thấy phồng ở trong vòm miệng. Vì vậy, các bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ chụp X – quang thông thường. Như cận chóp, Panorama, phim cắn, phim sọ nghiêng chụp theo kỹ thuật từ xa… rất cần thiết để đánh giá vị trí và trục của răng nanh trên so với mặt phẳng giữa và dọc giữa. Giúp tiên lượng khả năng mọc và chỉnh nha hiệu quả. Tuy nhiên, trường hợp nếu như chân răng bị cong thì đây là một yếu tố không thuận lợi cho chỉnh nha.
Có nên nhổ bỏ răng nanh ngầm hay không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Theo các bác sĩ nha khoa, răng khểnh ngầm nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho răng miệng. Như: dính khớp, mất nhiều khoảng, lệch đường giữa, tiêu răng bên cạnh, nang thân răng. Tuy nhiên, bởi vì các tác dụng cực tốt mà răng nanh mang đến cho chúng ta. Nên ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng không thể giữ lại được thì các bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ. Đối với những trường hợp khác sẽ sử dụng hướng điều trị khác như bảo tồn kéo răng nanh ra ngoài. Sắp xếp lại đúng vị trí của nó.
Điều trị răng nanh ngầm như thế nào?
Hiện nay, y học hiện đại. Việc nhổ bỏ răng nanh ngầm không quá khó khăn, để điều trị răng nanh ngầm như sau:
Phẫu thuật bộc lộ răng nanh ngầm.
Phương pháp này được bác sĩ nha khoa chỉ định trong các trường hợp răng ngầm hoặc chậm mọc. Hoặc đang mọc lệch chỗ trong niêm mạc. Hiện tại, có rất nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau mang lại hiệu quả nhanh chóng như cắt lợi. Vạt đặt lại tại chỗ phía tiền đình, vạt đẩy về phía cuống, vạt trượt sang hai bên. Bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín như Nha Khoa Quốc Tế Á Châu để lựa chọn kỹ thuật thích hợp với từng trường hợp. Mang lại hiệu quả cao nhất.
Chỉnh nha kéo răng ra ngoài và sắp xếp lại vị trí trên cung hàm.
Sau khi đã phẫu thuật bộc lộ răng, bước tiếp theo là nắn chỉnh răng. Các bác sĩ chỉnh nha sẽ cố gắng làm cho răng mọc đúng trên cung răng và không làm co lợi viền. Tuy nhiên, việc bộc lộ răng và làm thẳng hàng khi đã tạo đủ chỗ cho răng nanh mọc. Do dó bước này thường tiến hành ở cuối giai đoạn làm phẳng.
Nhổ răng nanh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
+ Thay răng nanh sữa là một điều tất yếu giúp thay răng vĩnh viễn mọc lên khỏe mạnh bình thường. Nên không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ.
+ Trong trường hợp đặc biệt bắt buộc phải nhổ răng khểnh. Bạn cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng bởi chúng sẽ làm giảm khả năng cắn xé, nhai thức ăn và phát âm của bạn về sau. Hơn nữa, khoảng trống sau nhổ của răng khểnh có thể sẽ làm xô lệch hàm răng. Các răng bên cạnh bị nghiêng, tiêu xương, hóp mặt dẫn đến lão hóa sớm… Để giải quyết vấn đề này, bạn cần trồng răng thay thế vào chỗ đó và có sự can thiệp của niềng răng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Để răng không bị lệch và ngăn ngừa biến chứng sau.
Nhổ răng nanh tại Nha khoa Quốc Tế Á Châu hiệu quả và an toàn
Việc răng khểnh mọc ngầm cần phải được phát hiện và điều trị xử lý đúng cách và khoa học. Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo bất kỳ đối tượng hoặc độ tuổi nào. Nếu có tình trạng răng khểnh bị mọc ngầm, mọc lệch thì đều phải đến trung tâm nha khoa để được xử lý. Tại nha khoa Quốc Tế Á Châu, quá trình nhổ răng nanh được diễn ra theo quy trình an toàn tuyệt đối và đúng chuẩn. Tất cả đều được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao. Bên cạnh đó Nha Khoa Quốc Tế Á Châu còn sở hữu các trang thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất. Đảm bảo quá trình nhổ răng nanh ngầm cho bệnh nhân nhanh chóng, an toàn và không bị đau.
Chất lượng là tiêu chí hàng đầu được Nha Khoa Quốc Tế Á Châu coi trọng. Bởi quyết định đến sự thành công của nha khoa. Đây cũng là tiêu chí quyết định khách hàng có tìm đến phòng khám. Và có quay trở lại sau lần điều trị đầu tiên hay không. Đến với nha khoa chúng tôi, bạn sẽ được các nhân viên tư vấn nhiệt tình, chu đáo. Từ khâu tiếp đón đến chăm sóc khách hàng sau điều trị, đem lại sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên giúp bạn hiểu rõ tất tần tật từ A đến Z về răng khểnh, răng mọc ngầm. Liên hệ ngay với Nha Khoa Quốc Tế Á Châu để được tư vấn miễn phí nhé!
=====👇👇👇=====
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – Chuẩn 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ: 95 E Lý Nam Đế – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
💻Website: https://nhakhoathammyhanoi.com/
Từ khóa » Hình ảnh Răng Nanh
-
Răng Nanh Là Gì? Người Có Răng Nanh Nhọn Thì Sao?Cách Làm Răng ...
-
Răng Nanh Và Những Thông Tin Hữu ích Nhất Mà Bạn Nên Biết
-
ĐẶC ĐIỂM CỦA RĂNG NANH LÀ GÌ? - Nha Khoa Thanh Tâm
-
Răng Nanh Nhọn Là Gì? Mài Răng Nanh Nhọn Có ảnh Hưởng Gì Không?
-
Răng Nanh Có Chức Năng Gì? | Vinmec
-
Răng Nanh đẹp Hay Xấu? Có Nên Làm Răng Nanh Không?
-
Răng Nanh Là Răng Thứ Mấy? Có Bao Nhiêu Chân?
-
700+ Quỷ Răng & ảnh Răng Nanh Miễn Phí - Pixabay
-
Răng Nanh Và Các đặc điểm Giải Phẫu, Chức Năng Của Chúng
-
Nanh Sữa ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý
-
Có Cần Thiết Phải Trồng Răng Nanh Không?
-
Răng Khểnh Mọc Như Thế Nào - Nha Khoa Kim
-
Trẻ Mọc Răng Mất Bao Lâu Và Làm Gì để Giảm đau Cho Trẻ