Sờ Thấy Khối ở Vú Và 7 Nguyên Nhân Thường Gặp - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Những khối sờ thấy ở vú
- Các nguyên nhân thường gặp khi sờ thấy khối ở vú là gì?
- Khối ở vú do viêm nhiễm: Áp – xe vú
- Những khối lành tính ở vú
- Khối u vú ác tính
- Khi nào cần gặp bác sĩ?
Sờ thấy một khối ở vú là một trong những than phiền thường gặp khi đi khám bệnh của các chị em phụ nữ. Tỉ lệ ung thư ngày càng tăng khiến nhiều người lo lắng liệu khối này có bản chất là gì, có ác tính hay không? Bài viết này sẽ trình bày 7 nguyên nhân thường gặp khiến bạn sờ thấy một khối ở vú và bản chất của các khối này là gì. Đọc đến cuối bài để biết khi nào thì khối ở vú nguy hiểm và bạn cần đi gặp bác sĩ ngay nhé!
Những khối sờ thấy ở vú
Khối ở vú có thể là một vùng sưng lên khu trú, một khối lồi lên hay một khối cứng trong vú. Khối sờ thấy này thì khác với mô vú xung quanh và khác với mô vú cùng vị trí ở vú còn lại.
Khối ở vú có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, nhưng chúng thường phổ biến hơn ở phụ nữ. Bất kì ai sờ thấy một khối ở vú nên được thăm khám và đánh giá càng sớm càng tốt. Nếu bạn nhận thấy bất kì bất thường ở vú, hãy đến khám bác sĩ để được kiểm tra ngay.
Xem ngay video dưới đây để xem bạn có đang mắc phải các triệu chứng này không!
Có không ít chị em phụ nữ trong quá trình tự khám vú nhận ra mình có một khối ở vú. Vậy bạn phải làm gì khi sờ thấy khối u ở vú? Tìm hiểu ngay!
Các nguyên nhân thường gặp khi sờ thấy khối ở vú là gì?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khối ở vú mà bạn có thể sờ được. Nguyên nhân có thể như chấn thương, viêm nhiễm, bướu sợi tuyến, nang ở vú, thoái hóa mỡ hay xơ nang tuyến vú. Nguyên nhân gây ra một khối ở vú thường được chia ra thành: một khối do viêm nhiễm, một khối u lành tính và ung thư vú. Với mỗi nguyên nhân sẽ có triệu chứng và điều trị khác nhau.
Sờ thấy khối u ở vú khiến nhiều chị em lo lắng rằng mình mắc ung thư vú. Sau đây là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú mà mọi chị em phụ nữ không thể bỏ qua.
Khối ở vú do viêm nhiễm: Áp – xe vú
Những khối áp-xe đôi khi hình thành trong vú và chúng thường gây đau. Áp-xe thì cũng không phải là ung thư, và thường gây ra bởi vi khuẩn. Vùng da xung quanh ổ áp-xe này bị đỏ lên, và có thể sờ thấy hay cảm thấy nóng ấm và cứng đau. Đặc điểm chung của các ổ áp-xe là sưng, nóng, đỏ, đau. Những người phụ nữ đang cho em bé bú dường như dễ bị áp-xe vú hơn.
Để giảm triệu chứng, hãy thử tắm nước ấm dưới vòi hoa sen, để dòng nước chảy xuống ngực. Chườm ấm cũng có thể có hiệu quả. Nếu triệu chứng nặng, bác sĩ sẽ kê đơn với thuốc giảm đau và kháng sinh.
Những khối lành tính ở vú
1. Nang vú
Nang vú là một túi chứa nước ở trong vú và nang này thì lành tính, hay không phải ung thư. Chúng thường được cảm nhận là một khối chắc, trơn láng và dễ di động dưới da. Thông thường nang vú không gây đau. Thỉnh thoảng cũng có nang vú kích thước lớn gây đau do chèn ép. Chưa có giải thích nguyên nhân rõ ràng điều gì tạo ra những nang vú, nhưng chúng có thể phát triển do đáp ứng với nội tiết trong chu kì kinh nguyệt. Do đó, nang vú hiếm gặp ở phụ nữ sau 50 tuổi.
Nang vú có thể có nhiều kích thước, từ rất nhỏ chỉ có thể tìm thấy trên siêu âm vú, cho đến khoảng 2.5 – 5cm. Nang vú lớn có thể gây chèn ép các mô xung quanh, gây cảm giác căng tức khó chịu.
2. Bướu tế bào tuyến: Bướu sợi tuyến
Bướu tế bào tuyến là một khối tăng sinh bất thường của tế bào tuyến trong mô vú. Bướu sợi tuyến là loại thường gặp nhất, chiếm hơn 50% mẫu sinh thiết khối ở vú. Chúng có thể tìm thấy ở mọi độ tuổi, và thường xảy ra ở những phụ nữ dưới 30 tuổi.
Đây là bướu lành tính, không phải ung thư và có khả năng tự biến mất. Khi sờ, chúng thường được mô tả là một khối tròn, chắc với bờ trơn láng.
3. Thay đổi sợi bọc tuyến vú
Như đã trình bày, thay đổi nội tiết trong suốt chu kì kinh nguyệt có thể tạo ra những thay đổi, gọi là thay đổi sợi bọc tuyến vú. Bạn có thể sờ được những khối ở hai bên vú và chúng căng lên hay to lên trước những ngày hành kinh.
Bản chất của khối này tuyến ống và mô xung quanh phát triển và giãn ra thành dạng nang. Đây là sự đáp ứng của mô tuyến vú trước sự tăng lên các chất nội tiết trước ngày đèn đỏ. Những khối này thường chắc và trơn láng và sờ như một khối u. Chúng cũng có thể gây tiết dịch núm vú.
Những khối này thường thấy ở những phụ nữ tầm tuổi 40. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của khối u vú trong độ tuổi 35 – 50. Phụ nữ mãn kinh thường không có những thay đổi nội tiết theo chu kì nên thường ít có thay đổi sợi bọc tuyến vú.
Thay đổi sợi bọc tuyến vú thì lành tính và không cần điều trị. nhưng nếu chúng căng to và gây đau trong những ngày hành kinh, hãy trao đổi với bác sĩ.
4. Bướu nhú trong ống dẫn sữa
Bướu nhú trong ống dẫn sữa là những khối tăng sinh giống như mụn cóc phát triển bên trong ống dẫn sữa. Chúng thường phát triển dưới núm vú, đôi khi gây ra tiết dịch núm vú. Những bướu nhú này nếu xuất hiện đơn độc và gần núm vú thì thường không liên quan đến ung thư vú. Nếu chúng gây tiết dịch, có thể điều trị bằng phẫu thuật.
5. Thoái hóa mỡ hay u mỡ
Nếu mô mỡ ở vú bị tổn thương hay bị phá hủy sẽ hình thành thoái hóa mỡ. Đây là khối hoại tử mỡ và thường không gây đau. Thỉnh thoảng, chúng có thể gây đau và gây tiết dịch núm vú. Đôi khi chúng làm lõm bề mặt da xung quanh chỗ thoái hóa.
Khối u mỡ là một khối mềm, di động tốt khi dùng tay lăn qua lăn lại, không đau và không phải ung thư. Khối này là một khối tế bào mỡ tăng sinh lành tính không đáng lo ngại. Hầu hết các khối u mỡ đều vô hại và không cần điều trị gì.
Khối u vú ác tính
Có khoảng 20% khối u vú sờ được là ung thư vú. Khối u vú ác tính thường được cảm nhận là một khối cứng chắc và dính. Điển hình, chúng thường không có hình dạng rõ ràng, không thấy tròn hay bờ trơn láng.Khi đẩy bằng tay, cảm nhận chúng như dính chắc vào da và mô vú xung quanh chứ không lăn qua lăn lại.
Tỉ lệ mắc ung thư vú đang ngày càng gia tăng, tầm soát và sàng lọc ung thư vú sớm sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tử vong do bệnh. Tìm hiểu ngay!
Ung thư vú thường không gây đau, đặc biệt là những khối u ở giai đoạn sớm. Chúng có thể phát triển ở bất kì phần nào ở vú hay núm vú, ở vú bên trái hay phải. Thống kê cho thấy chúng thường phát hiện ở một phần tư vú trên ngoài, phần vú gần nách, và vú trái nhiều hơn vú phải.
Thỉnh thoảng, những khối u ác tính gây đau, đặc biệt khi chúng phát triển to và chèn ép, xâm lấn các cấu trúc xung quanh. Đau cũng xảy ra khi các khối u ác tính này ăn lan ra da, gây lở loét da.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy hẹn gặp với bác sĩ chuyên khoa ung bướu hoặc phụ khoa nếu bạn gặp một trong những tình trạng sau:
- Một vùng vú sờ thấy khác biệt hoàn toàn với mô vú xung quanh.
- Một khối u hay vùng mô vú dày lên kéo dài suốt chu kì kinh mà không thay đổi về kích tước.
- Thay đổi kích thước hay hình dạng của vú.
- Thay đổi hình dạng hay cảm nhận ở vùng da hay ở núm vú. Có thể là vùng da lồi lõm, co rúm, bong tróc da hay đỏ da và sưng tấy.
- Chảy dịch máu hay dịch trong từ núm vú.
Chuẩn bị bộ câu hỏi khi đi khám bác sĩ về ung thư vú sẽ giúp cho buổi gặp của bạn chất lượng hơn…
Bác sĩ sẽ khám vú và đề nghị các xét nghiệm bổ sung như siêu âm, nhũ ảnh hay sinh thiết để chẩn đoán các thay đổi này là gì.
Một trong bảy nguyên nhân sờ thấy khối ở vú là ung thư vú, do đó mọi khối sờ được đều cần phải được thăm khám. Tỉ lệ ung thư vú khi sờ thấy khối ở vú là khoảng 20%. Khi vô tình sờ thấy khối ở vú, đừng quá hoảng hốt mà hãy trao đổi ngay với bác sĩ ngay về những dấu hiệu và những lo lắng của bạn nhé.
Từ khóa » Thuỳ Tuyến Vú Cứng Hay Mềm
-
Nhận Biết Các Bệnh Lành Tính Phổ Biến ở Tuyến Vú | Vinmec
-
Phát Hiện Cục Cứng ở Vú | TCI Hospital
-
Mảng U Vú (Breast Lumps) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Loại Bệnh ở Vú Lành Tính Thường Gặp
-
Ung Thư Vú: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
U Vú – Phân Loại, Nguyên Nhân Và Lý Do Quan Ngại | Health Plus
-
CÁC TỔN THƯƠNG VÚ - Health Việt Nam
-
Giải Phẫu Bệnh Học: Bệnh Lý Tuyến Vú - Health Việt Nam
-
Bài Giảng Bệnh Vú Lành Tính
-
Điều Trị Ngoại Khoa Một Số Bệnh Tuyến Vú | BvNTP
-
Một Số Bệnh Tuyến Vú Lành Tính
-
[PDF] 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Tuyến Vú Là Một Trong Những Bệnh Có Tỉ Lệ Mắc ...
-
UNG THƯ TIỂU THÙY VÚ XÂM LẤN - OncoCare Cancer Centre