Sony A7 Series - Mất 5 Năm để Lên đỉnh Với A7 Mark III
Có thể bạn quan tâm
Được khai sinh vào những ngày cuối năm 2013, Sony A7 khi đó ra đời với nhiều nghi ngờ bởi sự xuất hiện chưa thật sự ấn tượng của dòng NEX trước đó, nhưng sau 5 năm, Sony A7 Mark III ra đời và khẳng định vị trí dẫn đầu cho dòng full-frame tầm trung.
Thủa khai sinh chập chững
Chúng ta sẽ lội lại cách đây quãng độ 6 năm, khi mà DSLR vẫn là “bá vương học đường”, mirrorless vẫn là “học sinh mới chuyển đến”, và Sony NEX vẫn chưa có quá nhiều điều để nhắc tới khi đó, bởi nhiều người vẫn nghĩ nó là một chiếc máy ảnh du lịch có thể thay được ống kính và chả ai nghĩ việc sử dụng nó cho những công việc chuyên nghiệp cả. Ấy thế mà những năm tháng tiếp theo mới thực sự là những điều đáng nói.
Tôi sẽ kể lại một câu chuyện của bản thân vào cách đây 4 năm, rất trùng hợp là On This Day trên facebook của tôi lại đúng ngày tôi viết bài viết này. Đó là video dưới đây so sánh chiếc Sony A7 (chiếc máy ảnh mirrorless có cảm biến full-frame đầu tiên) và “trâu cày” Canon EOS 5D Mark III của DigitalRev (kênh Youtube có tiếng nói nhất về máy ảnh ở thời đó).
Bạn có thể xem hết, hoặc tua đến đoạn 6:10, cuộc hội thoại có đại ý như sau:
Lok C: Dòng Mirrorless còn phát triển nữa mà, nó mới được mấy năm Kai: Thế thì mua xừ nó DSLR cho bây giờ đi, nó đang làm tốt cho thì hiện tại, bao giờ cái thì tương lai nó đến thì hẵng tính =))
Tôi không rõ là khi ấy Kai có tưởng tượng ra đế chế Sony của bây giờ hay không? Và ở một mặt khác thì tôi rất khâm phục tầm nhìn của Lok C ngày ấy.
Tuổi teen sôi động
Sony A6000, một biểu tượng của máy ảnh phân khúc giá dưới 15 triệu và cho khả năng chụp ảnh khá tuyệt vời, cộng thêm với tiếng vang không nhỏ đến từ bộ tam A7, A7R và A7S, đã tạo ra một sự chờ mong không hề nhẹ dành cho phiên bản thứ hai của A7 Series khi đó.
Và người dùng cũng chả phải đợi lâu, vì chỉ sau một năm A7 ra đời, A7 Mark II đã ngạo nghễ lên kệ với nhiều ánh mắt tò mò. Các hãng máy ảnh thì gần như phát sốt lên vì Sony đang chơi tất tay quá mạnh, họ “đẻ” máy ảnh vèo vèo, nhét đủ thứ công nghệ vượt trội vào những thân máy đó, và kẻ thất thế trên thị trường máy ảnh ngày nào, giờ đã tạo thành một thế lực thực sự.
Ở phía người dùng, với người tiền nhiệm A7, ở thời điểm đó, việc bị so sánh với những Canon EOS 6D hay Nikon D600/D610 là điều không thể tránh khỏi và phần nào là bị đánh giá thấp hơn về sự ổn định. Nhưng khi A7 Mark II ra đời, chiếc máy ảnh này không có đối thủ. Thực sự là như vậy, mãi đến tận năm 2017, Canon mới ra mắt EOS 6D Mark II, còn Nikon thì “quay vào ô mất lượt” hơi nhiều khi đến tận năm 2018, chúng ta vẫn chưa thấy bóng dáng của một chiếc máy entry full-frame thay thế D610…
Tuy vậy, phải mãi đến khoảng năm 2016, A7 Mark II mới thực sự tạo thành cơn sốt nhỏ, có lẽ phần nào vì giá cũng đã dễ chịu hơn, điều thứ hai có ảnh hưởng lớn là lượng ống kính đi kèm bắt đầu nhiều lên và điều thứ ba, cũng là quan trọng nhất (cũng là hệ quả của điều hai) chính là bắt đầu có lượng người dùng trung thành và phản hồi nhiều về thiết bị. Tôi nhớ những ngày cuối năm 2016, nếu bạn muốn đi tìm một chiếc A7 Mark II mới, chắc phải lật tung cả Hà Nội này lên mất. Nó quá khan hàng!
Tất cả đều có lí do của nó, với khoảng 30 triệu đồng, bạn gần như không có giải pháp hơn được một chiếc máy có khả năng khử nhiễu khá tốt ở mức 6400, có chống rung 5 trục trên máy, lấy nét nhanh chứ không chậm như người tiền nhiệm, dải dynamic range tốt, chất lượng hình ảnh sắc nét (như Sony, như một số quảng cáo năm xưa).
Tuy nhiên, với một thị trường có nhiều định kiến và khó thay đổi, cơn sốt của A7 Mark II vẫn còn chưa đủ và vẫn sẽ cần thêm những lần đốt lửa để dò đường lên đỉnh thêm nữa. Và sau A7 Mark II, Sony đã tiếp tục ra mắt thêm A7RII và A7SII trong năm 2015. Đó đã là tiền đề rất tốt cho một bước kế cận tuyệt vời hơn.
Tháng năm rực rỡ
Xin mượn tên của một bộ phim sắp ra rạp của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đó là Tháng Năm Rực Rỡ, để nói về những chiếc Sony Mirrorless ở thời điểm hiện tại.
Khác với những năm đầu tiến đánh thị trường, Sony đã không còn “đẻ vội” như trước, họ bắt đầu dãn cách thời gian ra và bằng chứng là vòng đời sản phẩm đã tồn tại lâu hơn. Đơn cử như A7 Mark II đã có khoảng 3 năm rưỡi tung hoành trước khi được thay thế bởi “hot boy” vừa xuất hiện Sony A7 Mark III.
Với thành công đã được tích lũy trong 4-5 năm, cộng thêm với chiến lược phát triển bài bản: một sản phẩm hot cấp thấp (A6300), một hàng ngon cấp trung (A7R Mark III) và một flagship chứng tỏ công nghệ (A9). Sony đã tạo ra được cái sự chờ mong của người dùng với từng sản phẩm họ ra mắt và phả những luồng hơi rất nóng vào gáy những đối thủ như Canon hay Nikon.
Quay trở lại với đại diện của thanh xuân rực rỡ này của Sony, chiếc A7 Mark III. Đây là một thời điểm rất chính xác để Sony quay trở lại thị trường với một chiếc máy ảnh full-frame mới ở phân cấp trung thấp, bởi những sản phẩm mới ra và cả những sự thay đổi về giá cả.
Nhìn qua những đối thủ cùng tầm tiền 30-40 triệu, Canon EOS 6D Mark II vừa ra mắt năm ngoái và cũng đã có những lượng người dùng nhất định, còn chiếc 5D Mark III thì luôn là lựa chọn của người dùng chuyên nghiệp; Nikon thì mặc dù không có máy ảnh nào mới để nổi tiếp D610, nhưng lại có một D750 “trâu cày” chính hiệu; nếu vẫn để A7 Mark II ở đó thì Sony sẽ không có nhiều lợi thế như trước, thế là Sony A7 Mark III ra đời.
Theo lời nhận xét của một người bạn của tôi trên facebook, cái video trên trông thật nhàm chán. NHƯNG nếu bạn là một người quan tâm về công nghệ, về những chiếc máy ảnh đời mới và những thiết bị để phù hợp “chinh chiến” trong thời đại “all-in-one” cái gì cũng phải biết, phải làm bây giờ thì bạn sẽ thấy Sony A7 Mark III mới đáng yêu làm sao.
“Trâu cày” thời đại mới
Ở bài viết này, tôi sẽ liệt kê ra những điểm mà tôi nghĩ rằng Sony đang tạo ra một chiếc máy ảnh có thể mang định nghĩa là “trâu cày”. Một con “trâu cày” cần đạt 1 số yếu tố sau: Có thể chụp ảnh tốt, quay phim cũng tốt, thao tác nên tiện dụng, không được đắt quá và cuối cùng là các phụ kiện đi kèm dễ kiếm. Và Sony A7 Mark III có tất cả những điểm trên.
Nói về chụp ảnh thì sẽ có những điểm như sau:
Khả năng khử nhiễu tốt ở ISO cao
Sony A7 Mark III có sự kết hợp khá hợp lý giữa số megapixel vừa phải, 24.2 megapixel, cảm biến với công nghệ BSI giúp thu ánh sáng nhiều hơn và bộ chip xử lý hình ảnh BionZ X mới nhất.
Hãy nhìn những bức ảnh sample ở dưới đây:
Còn đây là về ảnh chụp ở ngoài đời thật với ISO 25600 Và Skin Tone theo Sony nói thì là Natural nhưng có lẽ là mình vẫn ưng Canon hơn
Khả năng bắt nét chính xác và chụp tốc độ cao
Cái này thì cần nói một chút, có một sự thật là những máy càng gần đây của Sony cho khả năng bắt nét ngày càng nhanh và chính xác. Với tốc độ chụp lên đến 10 hình/s, việc chụp ra những tấm ảnh sắc nét ở các cảnh chuyển động sẽ không còn là quá khó khăn nữa.
Hãy nhìn số lượng điểm focus trải trên bề mặt ở ảnh dưới.
Hoặc khi Sony nói về khả năng bắt nét theo mắt của thủ trên dưới video này ở đoạn 1:31
Nếu nói về quay video thì sao?
Sony kể từ thời chiếc A7S ra mắt thì đã luôn là một địa chỉ tin cậy với nhiều người quay phim độc lập hoặc các production house cỡ nhỏ. Với thông số khủng, chất lượng file quay ra tốt, codec cho dung lượng file rất nhẹ nhàng cùng với Log, đặc sản mà Sony đã mang xuống nhưng dòng cấp thấp như A6300, việc quay phim với Sony luôn được tin tưởng.
Với A7 Mark III thì có vài điểm nâng cấp rất đáng chú ý ở phần quay phim:
- Đã có thể quay 4K với toàn bộ số pixel trên cảm biến full-frame
- Đã có thể quay slow motion rất mượt ở độ phân giải Full HD 1920×1080 với 100fps
- Được trang bị đầy đủ SLOG 2,3 – HLG 1-3 (chế độ mới giúp thu nhiều chi tiết các vùng shadows và highlights)
- Có cả proxy recording giúp bạn hoàn toàn có thể ghi 2 file với 2 độ phân giải cao thấp khác nhau giúp cho việc edit sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn
Các tính năng này đa phần đều được kế thừa từ A7S Mark II, một chiếc máy sinh ra để quay phim. Vì vậy có thể nói A7 Mark III là một chiếc máy rất phù hợp cho yêu cầu “all-in-one” của các production house cỡ nhỏ bây giờ.
Hãy cùng xem HLG (Hybrid Log-Gamma), một chức năng mới khi quay phim của A7 Mark III làm việc ra sao ở video dưới đây:
Tính thuận tiện khi sử dụng của A7 Mark III
Dòng máy ảnh Mirrorless luôn gặp nhiều phản hồi về việc form máy hoặc các thao tác khi sử dụng không quá thuận tiện hoặc tiện dụng với người chụp ảnh khi so sánh với DSLR. Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện của ngày xưa, khi mà những A9 hay A7R Mark III ra đời, và giờ đây là A7 Mark III được thừa hưởng những điều mới mẻ, mọi thứ đã khác.
Với 2 khe đọc thẻ SD, trong đó có một ổ UHS-II, việc chụp ảnh với tốc độ cao đã không còn quá là vấn đề.
Tiếp theo là việc có joystick giúp chỉnh điểm lấy nét nhanh (có mặt từ chiếc A9) sẽ giúp cho trải nghiệm chụp ảnh trở nên chân thực và ấn tượng hơn nhiều. Tuy nhiên, theo như nhận xét của nhiều người thì có vẻ Joystick này vẫn chưa sướng được như mấy ông DSLR, chắc là sẽ cần nâng cấp thêm.
Cuối cùng thì chính là form cầm, việc A9 ra đời và sau đó các sản phẩm như A7R Mark III và giờ là A7 Mark III đang được thừa hưởng thiết kế đó. Bạn có thể xem video của Kai dưới đây, anh ấy tỏ ra khá phấn khích với form cầm máy khá ổn này.
Tuy nhiên, ở góc nhìn cá nhân thì việc to ra của những chiếc máy mirrorless là một điều khá mâu thuẫn, vì ở mặt tốt thì nó giúp cho việc cầm nắm tốt hơn, pin sẽ to hơn và có thể chụp được nhiều ảnh hơn (với chiếc máy mới này thì lên tận 710 ảnh, nhiều nhất trong các máy của Sony). Còn ở mặt không tốt thì nó đang đi ngược lại triết lý của những chiếc máy mirrorless là phải nhỏ gọn, thật ra ở phần nhỏ gọn thì Sony đã không còn giữ được tiêu chí này khi những ống kính của Sony đang bị to ra và nặng hơn khá nhiều, đã có những chiếc ống kính nếu so độ to thì cũng chả kém các ống kính bên DSLR là mấy.
Giá cả, sự cạnh tranh và ngày lên kệ
Yếu tố cuối cùng và cũng rất quan trọng khi mua một chiếc máy ảnh chính là giá của nó. Ở đây thì Sony A7 Mark III đang rất có lợi thế bởi mức giá chỉ là $1999 (vào khoảng 45 triệu) với body không, và $2199 (khoảng 49 triệu) với kèm bộ kit 28-70mm. Sony sẽ bắt đầu bán mẫu máy này vào tháng 4 tới.
Ở trong tầm giá khoảng 35-45 triệu thì sẽ chỉ có vài đối thủ: Canon EOS 6D Mark II, Canon EOS 5D Mark III hoặc Nikon D750. Về mặt kĩ thuật mà nói thì 6D Mark II tuy mới nhưng lại thua hoàn toàn về thông số, 5D Mark III thì có phần lỗi thời về công nghệ, còn riêng D750 luôn được đánh giá tốt ở phần chụp nhưng ở phần quay phim lại thua hoàn toàn. Chính vì vậy, A7 Mark III sẽ là một lựa chọn không đối thủ trong tầm giá này.
Chốt lại, A7 Mark III đang là đại diện cho một thanh-xuân-rực-rỡ đến “phát điên” của Sony, và nếu có một điều gì đó để lăn tăn khi bước vào Sony lúc này, chắc vẫn chỉ là mức giá của những chiếc ống kính mà thôi.
Cop 223“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Từ khóa » Các đời Sony A7
-
Máy ảnh Sony A7 Nào Phù Hợp Nhất Với Bạn?
-
Sony Microless Series A7, A7R, A7S, A7ii, A7Rii: Lựa Chọn Nào Phù ...
-
Tất Tần Tật Sony Alpha 7: Mirrorless Full-frame đầu Tiên Của Sony
-
Máy ảnh Sony Alpha A7 - Giang Duy Đạt
-
Top 10 Máy Ảnh Sony Chuyên Nghiệp Tốt Nhất Hiện Nay - VJShop
-
So Sánh Sony A7 IV Và A7 III - Chi Tiết Những điểm Khác Biệt
-
So Sánh 10 điểm Khác Biệt Giữa Sony A7S III Và A7 III - ZShop
-
Sự Khác Biệt Của Sony A7 III So Với A7R II Và III - ZShop
-
Tìm Hiểu Về đại Gia đình Máy ảnh Sony
-
Top 5 Chiếc Máy ảnh Sony Nổi Tiếng Nhất - Cho Thuê Gimbal
-
So Sánh Chi Tiết Sony A7R IV Và Sony A7R III - Cho Thuê Gimbal
-
Những Tính Năng được Mong đợi Trên Mẫu Máy ảnh Sony A7 Mark III
-
Thumb-Up Sony A7 - Tất Cả Các Đời - Phụ Kiện Máy Ảnh