Tập Làm Văn Lớp 5: Đoạn Văn Kể Về Một Tấm Gương Hiếu Học (8 Mẫu ...

Viết đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu gồm 13 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm động lực để phấn đấu, noi theo những tấm gương hiếu học trong các câu chuyện đó.

Hiếu học

Với 13 đoạn văn kể về trạng nguyên Tô Lịch, thầy Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Hiền, Trần Quốc Khái, Thái Hòa, Mạc Đĩnh Chi... các em còn biết cách sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu thật thành thạo, ngày càng học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5.

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.

Viết đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học

  • Đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học
  • Viết đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học
  • Đoạn văn kể về Bác Hồ
  • Kể về tấm gương hiếu học
  • Kể về trạng nguyên Tô Tịch
    • Mẫu 1
    • Mẫu 2
    • Mẫu 3
  • Kể về thầy Nguyễn Ngọc kí
  • Kể về trạng nguyên Nguyễn Quan Quang
  • Kể về Nguyễn Hiền
  • Kể về Trần Quốc Khái
  • Kể về Thái Hòa
  • Kể về Mạc Đĩnh Chi

Đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học

Trong khu phố nhà em có một tấm gương hiếu học là chị Ngọc ai ai cũng biết. Chị ấy là một cô gái đầy nghị lực. Bố mẹ mất sớm, chị sống cùng bà ngoại và hai người em. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, năm lớp 10 chị ấy nghỉ học để đi làm kiếm tiền trang trải gia đình. Hai năm sau, với sự trợ giúp của chính quyền và ủng hộ của mọi người, chị Ngọc quyết định đi học tiếp. Buổi sáng chị học ở trường, buổi chiều đi làm thêm, còn buổi tối về phụ gia đình. Tuy vất vả và có chút ngại ngùng vì đi học với các em nhỏ tuổi, nhưng chị ấy vẫn học tập chăm chỉ. Năm nay, chị Ngọc đã tự mình thi đỗ một trường đại học lớn ở Hà Nội. Chị đã trở thành tấm gương hiếu học sáng rọi cho em và các bạn nhỏ trong khu phố noi theo.

Viết đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học

Đối với em, một trong những tấm gương hiếu học làm em ngưỡng mộ nhất đó là tấm gương hiếu học của một người bạn hàng xóm của nhà em, bạn tên là Lan. Khác với những gia đình có điều kiện khác, nhà Lan khá nghèo và khó khăn trong điều kiện sinh hoạt. Dù vất vả nhưng cô bạn vẫn học tập chăm chỉ, giỏi giang ở trường và đảm đang, tháo vát ở nhà. Bạn chưa từng bị khiển trách ở trường bao giờ. Thành tích của bạn ấy luôn gần như đứng top của lớp. Lan từng nói là, bí quyết học của bạn là tranh thủ học bất cứ lúc nào có thể, như đang nhặt rau, nấu cơm,… Lan chưa từng bao giờ lấy lý do làm việc nhà ra để lười biếng học hành. Bạn nói là bạn yêu việc học, yêu việc đọc sách để mở rộng những chân trời mới. Em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ người bạn này của mình và em sẽ học tập đức tính chăm chỉ, chịu thương chịu khó của bạn để đạt được kết quả cao trong học tập.

Đoạn văn kể về Bác Hồ

Bác Hồ là một tấm gương sáng về mọi mặt cho chúng ta noi theo, đặc biệt là học tập. Là con trai của một gia đình sĩ phu yêu nước, sớm có chí trả thù giặc, em bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên đến năm hơn mười tuổi đã tham gia cách mạng. Khi được hai mươi mốt tuổi lấy tên Văn Ba chàng thanh niên mảnh khảnh ngày xưa đi làm phụ bếp, thăm dò tình hình chính trị Pháp. Đi qua bao nhiêu quốc gia, Bác Hồ biết được tiếng và nói thành thạo được ngôn ngữ của quốc gia đó. Không những thế, Bác còn học được tiếng của các dân tộc thiểu số trong nước. Chúng ta không thể ngờ, một người cao quý như Bác lại có chí lớn như vậy. Người vẫn sáng mãi trong chúng ta với cương vị thầy giáo, cha già.

Kể về tấm gương hiếu học

Bạn Hồng lớp em là một tấm gương hiếu học ai cũng ngưỡng mộ. Nhà của Hồng là cửa hàng tạp hóa nhỏ. Bố của bạn ấy là lính ở đảo nên thường xuyên vắng nhà. Hồng vừa học, vừa phụ mẹ bán hàng, vừa làm việc nhà và trông em. Em và các bạn thường bắt gặp Hồng ngồi làm bài ở chiếc bàn nhỏ trong quán. Có khách đến thì ra bán hàng. Thỉnh thoảng lại vào dỗ em ngủ. Vì thế, nên Hồng chẳng có thời gian để đi học ngoài giờ. Cậu ấy chủ yếu là tự học tại nhà. Thế mà lúc nào điểm của bạn ấy cũng trong nhóm đầu của lớp. Tấm gương học tập này khiến chúng em rất kính phục và càng thêm nỗ lực để được như bạn.

Kể về trạng nguyên Tô Tịch

Mẫu 1

Ông Trạng Nồi là một tấm gương hiếu học mà em rất kính phục. Ông ấy sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ qua đời sớm. Một mình ông lên rừng đốn củi kiếm sống qua ngày. Năm nọ, nhà vua mở khoa thi, Tô Tịch đã quyết tâm gác lại mọi việc để dùi mài kinh sử. Mỗi ngày, ông chờ nhà hàng xóm dùng cơm xong thì sang mượn nồi ngay, để vét những hạt cơm ở đáy nồi chống đói. Xong xuôi thì rửa sạch rồi mới đem trả lại. Cuối cùng, nhờ sự thông minh và chăm chỉ của mình, Tô Tịch đã đỗ trạng nguyên khoa thi năm đó. Khi trở về làng, ông đã đem tặng hàng xóm năm xưa một chiếc nồi bằng vàng để thể hiện tấm lòng của mình.

Mẫu 2

Tô Tịch là một học trò nghèo hiếu học. Cha mẹ mất sớm, lại không có người thân, nên từ nhỏ, ông đã tự làm lụng, chăm lo cho bản thân. Hằng ngày ông luôn tất bật với việc học tập và công việc. Dù thế, ông Tô vẫn học rất giỏi. Cho đến năm đó, khi kì thi đến sát, vì quá bận ôn thi nên Tô Tịch không có thời gian kiếm gạo nấu cơm. Vì thế, ông bèn mượn nồi nhà hàng xóm, giả vờ để nấu cơm, nhưng thực chất là để ăn phần cơm cháy dưới đáy nồi cho chắc bụng. Nhờ thế ông tiết kiệm được nhiều thời gian. Năm đó, ông đỗ Trạng Nguyên, được vua ban cho nhiều phần thưởng. Nhưng ông chỉ xin nhận một cái nồi vàng để mang về trả ơn người hàng xóm nọ. Từ đó, dân gian gọi Tô TịchÔng Trạng Nồi.

Mẫu 3

Tô Tịch là một chàng trai thông minh và sáng dạ. Từ nhỏ, ông đã mồ côi cha mẹ nên phải tự mình kiếm sống nuôi thân. Năm đó, khi đến sát kì thi, Tô Tịch bận ôn bài nên không có thời gian đi làm. Do đó, ông đã chờ nhà hàng xóm vừa ăn cơm xong thì sang nhà mượn nồi về nấu cơm. Thật ra là do ông muốn ăn phần cơm cháy còn thừa dưới đáy nồi. Như vậy thì ông vừa tiết kiệm được thời gian nấu cơm, vừa tiết kiệm đươc tiền mua gạo. Nhờ thế mà Tô Tịch có nhiều thời gian để ôn tập hơn. Năm đó trong kì thi, ông xuất sắc đỗ Trạng Nguyên. Khi về làng, Tô Tịch đã tặng nhà hàng xóm một chiếc nồi bằng vàng để cảm ơn. Từ đó, dân gian gọi ông Trạng Nồi.

Kể về thầy Nguyễn Ngọc kí

Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Kí đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.

Kể về trạng nguyên Nguyễn Quan Quang

Nguyễn Quan Quang là người ở huyện Từ Sơn. Từ nhỏ, gia đình ông đã thuộc diện nghèo khó nhất vùng, đến cơm cũng không có để ăn. Vậy nên, Quang không được đến trường học tập. Nhưng sự ham học đã khiến cậu đến bên cửa lớp học để nghe và học kiến thức từ bên ngoài. Không những thế, Quang còn tự luyện chữ rất đẹp ở trên nền đất nữa. Một lần, thầy đồ thấy chữ viết của ông, đã nhận ra đây là người có tiềm năng nên nhận cậu vào học không lấy tiền. Đúng như thầy đồ nghĩ, Nguyễn Quan Quang học một biết mười, nhanh chóng vượt lên trước bạn bè. Cuối cùng, ông thi đỗ trạng nguyên, trở thành một trong những trạng nguyên đầu tiên của nước ta.

Kể về Nguyễn Hiền

Lên sáu tuổi, Nguyễn Hiền theo học ông thầy trong làng. Thầy đồ luôn phải kinh ngạc vì Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc đến hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, Hiền phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.

Kể về Trần Quốc Khái

Thuở bé, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học ngay cả khi đốn củi, kéo vó tôm. Vì nhà nghèo nên buổi tối không có đèn, cậu bé bèn bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng mà đọc sách. Nhờ học say mê và chăm chỉ như vậy nên chẳng bao lâu Khái đỗ tiến sĩ rồi làm quan to cho nhà Lê. Ông còn có công truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Nhân dân biết ơn ông nên tôn ông là “Ông tổ nghề thêu”.

Kể về Thái Hòa

Thái Hòa là người vừa đạt giải nhất trong cuộc thi Rung chuông vàng của trường em. Bạn ấy là một bạn học sinh hiền lành, chăm chỉ và ngoan ngoãn. Hoàn cảnh gia đình Hòa rất khó khăn, nên ngoài giờ học thường phải đan rổ phụ bố mẹ để kiếm thêm thu nhập. Dù vậy, cậu ấy vẫn luôn hoàn thành đầy đủ bài tập được giao và tìm đọc thêm nhiều cuốn sách hay ở thư viện. Thái Hòa chính là tấm gương hiếu học, nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt thành tính tốt. Em và các bạn khác ai cũng ngưỡng mộ và thán phục Hòa.

Lưu ý: Những từ in đậm là cách thay đổi xưng hô về Thái Hòa

Kể về Mạc Đĩnh Chi

(1) Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học.(2) Ngày ngày, mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà, cậu bé lại ghé vào học lỏm. (3) Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn. (4) Nhờ thông minh, chăm chỉ, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.

Sử dụng câu thay thế:

(1) Nhà tuy rất nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học.

(2) Thuở nhỏ, từng hôm, đi mót củi, cậu bé lại tranh thủ ghé vào lớp học thầy đồ gần nhà để học lỏm.

(3) Thấy cậu nhà nghèo ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn.

(4) Nhờ sáng dạ lại cần cù, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất lớp của thầy đồ.

Từ khóa » Kể Về Tấm Gương Hiếu Học Nguyễn Hiền