Thành Ngữ – Tục Ngữ: Có Thủy Có Chung | Ca Dao Mẹ

  • Có thủy có chung

    Có thủy có chung

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • tình nghĩa
      • thủy chung
      • đầu đuôi
    • Người đăng: Minh Đặng
    • 15 July,2015
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông

    Đầu người giàu không có tóc, Chân người nghèo không có lông

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • tướng mạo
    • Người đăng: Phan An
    • 7 November,2024
  • Người ăn thì còn, con ăn thì hết

    Người ăn thì còn, con ăn thì hết

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 21 July,2024
  • Muốn nói ngoa làm cha mà nói

    Muốn nói ngoa làm cha mà nói Muốn nói không làm chồng mà nói

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 29 May,2024
  • Ơn nghĩa đổ đầu cù lao

    Ơn nghĩa đổ đầu cù lao

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 22 April,2024
  • Bống có gan bống, bớp có gan bớp

    Bống có gan bống, bớp có gan bớp

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • cá bống
      • cá bớp
    • Người đăng: Phan An
    • 22 April,2024
  • Cá rô rạch ngược

    Cá rô rạch ngược

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • cá rô
    • Người đăng: Phan An
    • 22 April,2024
  • Học khôn đến chết, học nết đến già

    Học khôn đến chết, Học nết đến già.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Phan An
    • 24 February,2024
  • Mùng chín vía trời, mùng mười vía đất

    Mùng chín vía trời, mùng mười vía đất

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • phong tục
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 20 February,2024
  • Giúp ngặt chứ không giúp nghèo

    Giúp ngặt chứ không giúp nghèo

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Phan An
    • 10 October,2023
  • Ăn cơm bảy phủ

    Ăn cơm bảy phủ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 2 March,2023
Có cùng từ khóa:
  • Biển tình chìm nổi, bối rối tư lương

    Biển tình chìm nổi, bối rối tư lương Thiếp với chàng như lửa với hương, Một mai tê dù hương tàn lửa tắt, đạo nghĩa cương thường chớ quên

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • thủy chung
    • Người đăng: Phan An
    • 13 March,2022
  • Lưỡi người ta vốn không xương

    Lưỡi người ta vốn không xương Nên cơ đắc thất cũng thường từ đây Lòng người ta lúc vơi đầy Chớ rằng kết ngãi bao ngày nặng sâu Cha con còn phải xa nhau Vợ chồng chia ngả trước sau dứt tình Đất trời bao sự bất bình Chắc ai giữ trọn lòng thành với ai

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • tình nghĩa
    • Người đăng: Phan An
    • 12 December,2021
  • Ai biết nước sông Lam răng là trong, là đục

    Ai biết nước sông Lam răng là trong, là đục Thì mới biết sống cuộc đời răng là nhục, là vinh. Thuyền em lên thác xuống ghềnh Nước non là nghĩa, là tình ai ơi.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • tình nghĩa
      • sông Lam
      • Nghệ Tĩnh
      • hát ví dặm
    • Người đăng: Phan An
    • 29 November,2021
  • Ngó lên dốc lở, bãi lài

    Ngó lên dốc lở, bãi lài, Tình thâm nghĩa trượng nhớ hoài không quên.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • tình nghĩa
    • Người đăng: Phan An
    • 29 March,2020
  • Cơm này là nghĩa đá vàng

    Cơm này là nghĩa đá vàng Chồng em vẫn đợi mấy chàng bưng mâm.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • vợ chồng
      • tình nghĩa
      • cơm
      • đá vàng
    • Người đăng: Phan An
    • 6 March,2019
  • Bấy lâu bậu cần mẫn cái vườn đào

    Bấy lâu bậu cần mẫn cái vườn đào, Tình xưa nghĩa cựu, bậu có nhớ chút nào hay không?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • tình nghĩa
      • dao
    • Người đăng: Phan An
    • 7 November,2018
  • Phải duyên em đợi, em chờ

    Phải duyên em đợi, em chờ Chờ cho rau muống lên bờ trổ bông. Chị em ai nấy có chồng Phải duyên em ở vậy ôm lòng chờ anh.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • chờ đợi
      • thủy chung
    • Người đăng: Phan An
    • 4 November,2015
  • Tiền là gạch, ngãi là vàng

    Tiền là gạch, ngãi là vàng Muốn bán vàng mua ngãi, ngại chàng giá cao

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • tình nghĩa
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 28 August,2015
  • Ngãi tình sảy sảy giần giần

    Ngãi tình sảy sảy giần giần Thiên tràng địa cửu, Châu Trần dài lâu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • tình nghĩa
      • Châu Trần
    • Người đăng: Phan An
    • 31 July,2015
  • Tiền là gạch, ngãi là vàng

    Tiền là gạch, ngãi là vàng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Khác
    • Thẻ:
      • tình nghĩa
    • Người đăng: Phan An
    • 23 July,2015
Chú thích
  1. Thủy Từ Hán Việt dùng chỉ cái đầu tiên, cái trước hết. Được dùng trong các từ "Khởi thủy", "Thủy tổ", ...
  2. Chung Từ Hán Việt dùng chỉ cái sau cùng, được dùng trong các từ "Chung cuộc", "Chung kết", ...
  3. Cù lao Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  4. Ơn nghĩa đổ đầu cù lao Làm ơn mà vô ích, như trôi theo dòng nước chảy quanh cù lao.
  5. Cá bống Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  6. Cá bớp Có nơi gọi là cá bóp, một trong số các loại cá đặc trưng của vùng biển miền Trung, thuộc loại cá dữ, ăn tạp. Thịt cá trắng, ngọt, dai, đặc biệt lớp da dày, dẻo, ăn béo và không tanh, đầu cá chứa nhiều sụn ngon.

    Cá bớp

    Cá bớp

  7. Bống có gan bống, bớp có gan bớp Người nào có sự gan dạ của người nấy.
  8. Cá rô Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  9. Cá rô rạch ngược Chỉ người ương bướng, ngang tàng.
  10. Ăn cơm bảy phủ Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  11. Tư lương Tư: lo nghĩ. Lương: đo lường. Tư lương: Đoán trước sự thể về sau.

    Đạo học ngày nay đã chán rồi Mười người đi học, chín người thôi Cô hàng bán sách lim dim ngủ Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi (Đạo học ngày nay - Tú Xương)

  12. Tê Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Cương thường Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  14. Đắc thất Được mất (từ Hán Việt).
  15. Ngãi Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Sông Lam Còn gọi là sông Ngàn Cả hay sông Cả, một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chính sông Lam chảy qua Nghệ An, phần cuối hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh, đổ ra biển tại cửa Hội.

    Sông Lam

    Sông Lam

  17. Răng Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  18. Lài Thoai thoải.
  19. Trọng Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
  20. Đá vàng Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  21. Bậu Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  22. Cựu Cũ, xưa (từ Hán Việt).
  23. Sảy Cũng viết là sẩy, động tác hất cái nia hoặc sàng đựng lúa lên xuống đều đặn để tách vỏ và hạt lép ra khỏi hạt mẩy.

    Sảy lúa

    Sảy lúa

  24. Giần Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

    Xay, giã, giần, sàng

    Xay, giã, giần, sàng

  25. Thiên trường địa cửu Dài như trời, lâu như đất. Thường được dùng để chỉ tình cảm bền lâu (thành ngữ Hán Việt).
  26. Châu Trần Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.

    Thật là tài tử giai nhân, Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn. (Truyện Kiều)

Từ khóa » Sự Thuỷ Chung Trong Ca Dao