Thông Tư 11/2021/TT-NHNN Quy định Về Phân Loại Tài Sản Có, Mức ...
Có thể bạn quan tâm
* Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
* Ngày ban hành: 30/07/2021.
* Ngày có hiệu lực: 01/10/2021.
* Văn bản quy phạm pháp luật bị thay thế:
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
* Nội dung chính:
Ngày 30/7/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm sau: Nhóm 1, nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2, nợ cần chú ý; Nhóm 3, nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4, nợ nghi ngờ; Nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn. Việc thực hiện phân loại nợ phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 01 năm; Có chính sách dự phòng theo quy định;…
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Ngoài ra, sau thời gian tối thiểu 05 năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/10/2021.
* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện: Không
* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:
- Trách nhiệm xây dựng thể chế:
+ Ban hành văn bản mới: Không.
+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.
- Trách nhiệm khác:
Từ khóa » Nợ Nhóm 2 Thông Tư 02
-
Thông Tư 02/2013/TT-NHNN Phân Loại Tài Sản Có Mức Trích Phương ...
-
Thông Tư 02/2022/TT-NHNN Sửa đổi Thông Tư 08/2021/TT-NHNN ...
-
Nợ Xấu Của Ngân Hàng được Quy định Như Thế Nào? - BVSC
-
Thông Tư 02/2013/TT-NHNN Trích Lập Dự Phòng Rủi Ro Của TCTD
-
Thông Tư 02/2013/TT-NHNN Quy định Về Phân Loại Tài Sản Có, Mức ...
-
Quy định Mới Về Phân Loại Nợ, Trích Lập Dự Phòng Rủi Ro Sẽ Có Hiệu ...
-
[PDF] NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
-
[DOC] Quy định Về Cơ Cấu Lại Thời Hạn Trả Nợ, Miễn, Giảm Lãi Vay, Giữ ...
-
[PDF] Bảng So Sánh, Thuyết Minh Thông Tư Thay Thế Thông Tư Số 02/2013/tt ...
-
Thông Tư 02/2013/TT-NHNN - Tin Bộ Tài Chính
-
Ngân Hàng Thương Mại Không Có Cửa “lách” Nợ Xấu - VietinBank
-
[PDF] B02a/TCTD (Ban Hành Theo TT Số 49/2014/TT-NHNN Ngày 31/12 ...
-
Điểm Mới Trong Phân Loại Tài Sản, Trích Lập Dự Phòng Rủi Ro Của Ngân ...
-
[Hỗ Trợ Khách Hàng – Chia Sẻ Và Sống Còn Của Ngân Hàng] Bài 2