Thuốc Nam Chữa Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính
Có thể bạn quan tâm
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của tôi khi nào mới khỏi hoàn toàn? Tôi đang dùng thuốc xịt của bệnh viên kê, tôi dùng đến bao giờ mới khỏi? Tôi dùng lâu dài các thuốc xịt, hít như vậy có nguy cơ gì không? Tôi thấy nhiều thầy lang quảng cáo thuốc nam chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khỏi hoàn toàn, tôi có nên chuyển sang dùng không? Đi tái khám các bác sĩ có bảo tôi bỏ thuốc lá, nếu tôi ngừng hút thuốc lá, phổi của tôi liệu sẽ hồi phục trở lại như người chưa bao giờ hút thuốc không? Nếu không thì tại sao tôi phải bỏ thuốc lá? Mong được bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 giải đáp. Các bác sĩ có bán thuốc nam chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì liên hệ cho tôi. Tôi cảm ơn!
Bác sĩ 1800 5454 35 xin phép được trả lời bạn như sau:
1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nghĩa là tình trạng bệnh lý tồn tại một thời gian dài, dai dẳng với các triệu chứng có tăng, có giảm trong quá trình điều trị.
Mạn tính, có nghĩa là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn được, kể cả dùng thuốc, bất kỳ loại thuốc điều trị nào cũng vậy.
Vậy không khỏi thì điều trị làm gì, dùng thuốc làm gì? Dù không khỏi, nhưng việc điều trị cần phải được thực hiện bởi những lý do quan trong sau:
- Bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính ngoài tình trạng tổn thương vĩnh viễn đường thở, phế nang thì trên nền viêm mạn tính, các đợt cấp thường xuyên xuất hiện (đóng vai trò như một biến cố cấp tính trên nền viêm mạn tính). Các đợt cấp này nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới suy hô hấp, người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào.
- Ngoài điều trị các đợt cấp, người bệnh cần quan tâm tới điều trị để ngăn ngừa các đợt cấp này tái phát trong tương lai và ngăn chặn bệnh không tiến triển nặng thêm, giảm khó thở, có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
- Các thuốc điều trị đợt cấp và điều trị dự phòng cần được theo dõi và điều chỉnh thường xuyên phù hợp với tình trạng bệnh để làm CHẬM ĐI quá trình mất chức năng phổi.
- Dùng thuốc cần được kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ để giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài việc dùng thuốc, các bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh thực hiện một số phương pháp điều trị không dùng thuốc khác như tiêm phòng nhiễm trùng hô hấp, thực hiện các bài tập phục hồi chức năng hô hấp, và quan trọng nhất là hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, bỏ thuốc lá thuốc lào.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh không nên chủ quan
2. Nếu tôi ngừng hút thuốc lá, phổi của tôi liệu sẽ hồi phục trở lại như người chưa bao giờ hút thuốc không? Nếu không thì tại sao tôi phải bỏ thuốc lá?
Mức độ ảnh hưởng của khói thuốc lá lên phổi của bạn phụ thuộc vào thời gian hút thuốc, mức độ (số lượng) thuốc hút, và một phần liên quan đến tính cảm nhiễm với khói thuốc của người hút. Tổn thương phổi do khói thuốc kể cả khi bạn dừng hút thuốc vẫn sẽ không thể phục hồi được hoàn toàn. Nhưng việc bỏ thuốc là bắt buộc và cần thiết bởi nếu ngừng hút thuốc, bạn sẽ ngăn chặn được tổn thương phổi tiến triển xấu hơn, thậm chí chức năng phổi có thể hội phục một phần sau khi ngừng hút thuốc, đặc biệt nếu kết hợp với phục hồi chức năng phổi và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Thuốc điều trị bệnh, kể cả tốt nhất cũng không thể giúp bạn khi bạn không nhận thức được tác hại của thuốc lá đối với cơ thể.
Khói thuốc lá chứa 7000 chất hóa học, trong đó ít nhất 250 độc chất và 70 chất gây ung thư. Thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó có hơn 7 triệu người chết do hút thuốc lá chủ động và khoảng 1,2 triệu người không hút thuốc lá nhưng tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.
Khi hút thuốc trong nhà, khói thuốc lá thường vương lại trên thảm, các đồ nội thất, vật dụng… nhất là tích tụ trong tóc, da và quần áo của người hút thuốc. Chúng có thể trộn lẫn với bụi, lắng đọng trên các bề mặt, xuyên qua vất liệu xốp như ván lát sàn, tường thạch cao. Chúng cũng có thể kết hợp các chất gây ô nhiễm trong nhà, ví dụ như ozone và nitrous acid, tạo ra các hợp chất có khả năng làm tổn thương DNA và dẫn đến ung thư.
Không chỉ gây ung thu, thuốc lá gây còn có thể gây ra bệnh tim, đột quỵ, bệnh phổi, bệnh tiểu đường, khởi phát và tăng nặng bệnh lý phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao, một số bệnh về mắt và các vấn đề của hệ thống miễn dịch. Thuốc lá có thể gây đột tử ở trẻ và làm trầm trọng thêm các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen suyễn ở trẻ.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tổn thương phổi nghiêm trọng (Ảnh minh họa)
3. Tôi dùng lâu dài các thuốc xịt, hít như vậy có nguy cơ gì không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là bệnh lý hô hấp mạn tính, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị với các thuốc xịt, hít. Khi sử dụng đúng liều được kê toa sẽ kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ các đợt kịch phát tương lai.
Các thuốc xịt, hít trong điều trị COPD thường là corticoid hít; thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn, và tác dụng kéo dài… Bên cạnh hiệu quả điều trị bệnh thì bất kể một loại thuốc nào cũng có thể có những tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, liều lượng thuốc xịt do đưa thẳng vào đường hô hấp nên chỉ cần một lượng hít rất thấp so với dạng uống hay dạng tiêm. Thuốc corticoid dạng xịt nếu súc họng kỹ, dùng đúng liều như chỉ định thì rất ít tác dụng phụ. Các thuốc dãn phế quản có thể làm tăng nhịp tim ở một số ít bệnh nhân.
Đáp ứng thuốc còn tùy thuộc vào từng người bệnh, do đó, nếu trong quá trình điều trị bệnh nhân cảm thấy mình có những triệu chứng bất thường thì nên trao đổi với bác sĩ để có xử trí và điều trị phù hợp.
4. Tôi thấy nhiều thầy lang quảng cáo thuốc nam chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khỏi hoàn toàn, tôi có nên chuyển sang dùng không?
Bệnh lý phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là tình trạng lưu lượng khí thở ra bị tắc nghẽn thường xuyên không hồi phục hoặc hồi phục một phần. Bệnh thường do tăng phản ứng đường thở gây ra bởi viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng. Khi đã được chẩn đoán bệnh thì cần được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị. Người bệnh tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được điều chỉnh thuốc phù hợp.
Thực tế hiện nay có nhiều thông tin quảng cáo thuốc nam chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bạn cần sáng suốt tham khảo thông tin và lưu ý các điểm chính sau:
- Các đợt cấp cần dùng thuốc giãn phế quản (có thể cân nhắc kháng sinh nếu có dấu hiệu bội nhiễm). Việc dùng thuốc giãn phế quản phải có sự chỉ định của bác sĩ và cần đánh giá được mức độ nguy hiểm của triệu chứng để nhập viện khi cần thiết. Các dấu hiệu tăng nặng cần nhập viện ngay khi có đợt cấp bao gồm: Các triệu chứng nặng đột ngột như khó thở, tần số thở tăng, độ bão hòa oxy giảm, rối loạn ý thức; suy hô hấp; khởi phát các triệu chứng thực thể mới (phù ngoại vi, xanh tím); thất bại với các điều trị ban đầu; các bệnh đồng mắc nặng (suy tim, loạn nhịp tim mới xuất hiện...).
- Khi dùng các thuốc nguồn gốc thảo dược, thuốc nam, thuốc bắc thì thuốc chỉ đóng vai trò điều trị dự phòng phối hợp với thuốc dùng cho các đợt cấp, không được tự ý bỏ các thuốc đang điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ theo dõi điều trị. Người bệnh nên lựa chọn các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, có thông tin hướng dẫn sử dụng rõ ràng, được sản xuất bởi đơn vị uy tín, không sử dụng các thuốc không rõ nhãn mác, không rõ nguồn gốc. Dù là thuốc nam hay thuốc bắc thì không có thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Các thuốc được chỉ định dùng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay chủ yếu với mục tiêu kiểm soát bệnh, hạn chế tái phát đợt cấp và làm chậm quá trình mất chức năng phổi.
Một số bài thuốc nam tốt cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Dưới đây là một số bài thuốc nam đơn giản thường được dùng để giúp tăng cường chức năng của phổi, người bệnh có thể tham khảo. Các bài thuốc này không phải thuốc điều trị bệnh, chỉ có tác dụng hỗ trợ.
Bài thuốc nam từ hồ tiêu, củ cải trắng, gừng tươi, trần bì
Dùng 5 hạt hồ tiêu, 1 củ cải trắng, 3 lát gừng tươi, 1 miếng trần bì sắc nước uống. Bài thuốc này có thể giúp tiêu đờm nhầy, giảm ho, giảm tiết đờm bọt, giúp đường thở thông thoáng dễ chịu hơn.
Bài thuốc từ mộc nhĩ trắng, sa sâm, bách hợp, đường phèn
Chuẩn bị mộc nhĩ trắng 6g, sa sâm, bách hợp mỗi thứ 9g, đường phèn một ít. Tất cả đem sắc nước uống. Nếu chỉ dùng mộc nhĩ trắng thì mỗi lần dùng 5g sắc uống. Bài thuốc này có công dụng bồi bổ phổi, giảm cơn ho khan, giúp làm ráo phổi.
Bài thuốc nam từ vừng đen và đường trắng
Dùng 120g vừng đen và 30g đường trắng sao chín với nhau để ăn. Bài thuốc này có công dụng tiêu bớt đờm, giảm ho khan.
Bài thuốc từ tuyết lê, mộc nhĩ trắng và xuyên bối mẫu
Dùng 1 quả tuyết lê, 3g xuyên bối mẫu và 6g mộc nhĩ trắng, tất cả sắc lấy nước uống. Bài thuốc này có công dụng giảm ho, nhuận phổi.
Bài thuốc từ đậu, chao đậu và hành
Dùng 12g chao đậu, đậu phụ 2-4 bìa và hành trắng 15g. Luộc chín đậu phụ rồi cho chao đậu vào 1,5 bát nước sắc cho tới khi còn ½ thì cho thêm hành đã sắt vào đun chín. Ăn lúc còn nóng rồi lấy chăn trùm kín để mồ hôi vã ra. Bài thuốc này có công dụng giảm ho và giúp người bệnh dễ thở hơn.
Bài thuốc nam tốt cho phổi tắc nghẽn mạn tính từ cây thuốc dân gian khác
Có nhiều vị thuốc dân gian với công dụng khắc phục các triệu chứng trong bệnh mà người bệnh có thể tham khảo là:
Nghệ vàng
Người bệnh mắc phổi tắc nghẽn mạn tính dùng nghệ vàng có thể giúp làm dịu các phản ứng viêm, giảm nhiễm trùng phổi và loại bỏ dịch nhờn ở phổi khá tốt.
Cách áp dụng: Hàng ngày uống 1 ly sữa ấm hòa cùng nửa thìa cà phê bột nghệ vàng và 1/4 thìa cà phê bột tiêu đen.
Quế, lá húng quế
Theo Y học cổ truyền, lá húng quế có khả năng sát trùng, kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn. Do đó, loại dược liệu này có thể giúp giảm đờm trong ống phế quản. Trong khi đó, quế cũng là dược liệu giúp giảm nhiễm trùng rất tốt.
Cách áp dụng: Đun sôi 500ml nước, cho thêm 4 lá húng quế và một mảnh quế nhỏ rồi đun sôi trong 1-2 phút nữa thì tắt bếp. Hòa thêm mật ong vào nước này, uống khi còn ấm.
Chữa viêm phổi bằng thuốc nam từ vừng và mật ong
Cả hai nguyên liệu này đều có công dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt, giúp làm sạch đường hô hấp, khiến người bệnh hít thở dễ dàng hơn.
Cách sử dụng: Hòa 1 thìa cà phê hạt vừng với 1 cốc nước rồi đun sôi, cho thêm 1 thìa cà phê mật ong khuấy đều, uống lúc còn nóng, ngày dùng 2 lần.
Chanh
Chất acid trong chanh có khả năng chống nhiễm khuẩn nhẹ, giúp long đờm, giảm triệu chứng viêm, tăng cường miễn dịch khá tốt. Do đó, người bệnh viêm phổi có thể dùng chanh để hỗ trợ điều trị bệnh này bằng cách vắt 1/2 quả chanh vào 1 cốc nước ấm, khuấy đều rồi uống sau khi ăn 30 phút.
Gừng
Các hoạt chất trong gừng có tác dụng giảm co thắt cơ trơn, giảm viêm, làm dịu cơn ho, tiêu diệt vi khuẩn, làm thông thoáng đường thở.
Người bệnh viêm phổi sử dụng gừng như sau: Lấy 1 củ gừng nhỏ nạo bỏ vỏ rồi nạo gừng thành bột, cho vào 1 cốc nước (300ml), đem đun sôi rồi rây bỏ hết bã gừng. Vắt thêm 1 quả chanh vào nước gừng và cho thêm 1 thìa mật ong khuấy đều rồi uống.
Thuốc hen P/H được bào chế từ bài thuốc cổ phương 1500 tuổi Tiểu thanh long thang
là thuốc điều trị dự phòng đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.
Hi vọng những thông tin có thể giải đáp những băn khoăn của người bệnh. Nếu bạn cần thêm thông tin hữu ích về bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, hãy gọi cho bác sĩ chúng tôi qua số 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn
Họ tên Số điện thoại Gọi lại cho tôiTừ khóa » Cây Thuốc Nam Trị Phổi Có Nước
-
5 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Phổi Hiệu Quả Mà Bạn Chưa Biết - YouMed
-
Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Phổi Theo Dân Gian Và Bài Thuốc đông Y
-
Top Những Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Phổi Tại Nhà Cần áp Dụng Ngay
-
Cây Thuốc Nam Trị Bệnh Phổi Hiệu Quả ít Ai Biết - Bidophar
-
8 Vị Thuốc Nam Chữa Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính Hiệu Quả
-
Cây Thuốc Dòi Trị Lao Phổi Có Tốt Không? Cách Thực Hiện Ra Sao?
-
Những Loại Thuốc Nam Trị Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính đặc Hiệu.
-
Phương Pháp Dùng Cây Thuốc Nam Chữa Tràn Dịch Màng Phổi Hiệu Quả
-
11 Bài Thuốc Tốt Cho Phổi, Tiêu Viêm Từ Bồ Công Anh
-
4 Cây Thuốc Chữa Bệnh Phổi Mà Bạn Nên Biết - Topcachlam
-
5 Cách Chữa Viêm Phế Quản Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Tại Nhà
-
2 Bài Thuốc Phục Hồi Sức Khỏe Sau Viêm Phổi
-
Loại Thuốc Quý Mọc Khắp Việt Nam Nơi đâu Cũng Có - Medinet
-
Bật Mí Các Bài Thuốc Chữa Lao Phổi Bằng Đông Y - Hello Bacsi