Tiêm Phòng Vắc Xin Cho Bà Bầu: Những điều Cần Biết - VNVC
Có thể bạn quan tâm
Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
Có nên tiêm vắc xin cho bà bầu không?
RẤT CẦN THIẾT! Thai kỳ là thời điểm nhạy cảm, cơ thể người mẹ sẽ tự điều chỉnh miễn dịch xuống mức thấp nhất để tránh các phản ứng đào thải thai nhi và nuôi giữ thai nhi được tốt hơn, do cùng lúc nuôi dưỡng 2 cơ thể nên thai phụ rất yếu, dễ lây nhiễm các virus, vi khuẩn, tăng nguy cơ diễn tiến nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào của mẹ đều có thể gây dị tật thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Điển hình nếu như mẹ bầu mắc cúm, vài ngày đầu có thể xuất hiện triệu chứng sốt, mệt mỏi, viêm long… nếu qua được giai đoạn này không có biến chứng nhiễm trùng thì rất nhanh khỏi. Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu có sức khỏe yếu, nếu cơ thể bị bội nhiễm gây biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp dẫn đến suy hấp, sốc nhiễm trùng phải nhập nhập viện, hồi sức cấp cứu,… thậm chí tử vong.
Do vậy, để hành trình mang thai và làm mẹ vẹn toàn khỏe mạnh, tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch trước và trong quá trình mang thai là cách đơn giản nhất để bảo vệ mẹ và bé khỏi dịch bệnh nguy hiểm, để lại nhiều di chứng vì các lý do:
- Mẹ bầu và thai nhi nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm. Mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.
- Miễn dịch thu được nhờ các mũi tiêm vắc xin trước đó đã suy giảm đáng kể, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân họ và con của họ trong thời kỳ mới sinh.
- Thai nhi được thừa hưởng miễn dịch nếu mẹ bầu được tiêm vắc xin phòng bệnh, sẽ giúp con trong những tháng đầu tiên sau sinh có lượng kháng thể đủ để chống lại các bệnh nguy hiểm.
- Hiện nay, công nghệ hiện đại đã giúp loại bỏ tác dụng phụ lên thai nhi nên tiêm vắc xin sẽ rất an toàn và tạo miễn dịch bảo vệ mẹ và bé.
Không tiêm phòng khi mang thai có sao không?
CÓ! Nếu vì một số lý do mà phụ nữ không tiêm phòng khi mang thai có thể dẫn đến việc không may mắc một số bệnh truyền nhiễm thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi rất cao, thậm chí có thể khiến bào thai bị dị tật, ngừng phát triển, chết lưu,…
Cụ thể, nếu không tiêm phòng vắc xin khi mang thai và chẳng may mắc một số bệnh nguy hiểm thì mẹ bầu và thai nhi sẽ phải “hứng chịu” rất nhiều biến chứng nặng nề như:
- Bệnh sởi: Phụ nữ mang thai nhiễm sởi có nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm đường tiết niệu,… ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi, khiến thai bị suy, đe dọa nguy cơ sảy thai.
- Quai bị: Bệnh có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai lưu, đặc biệt nguy hiểm khi mẹ bầu mắc phải trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3.
- Rubella: Mẹ bầu nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ gây dị tật thai nhi và sảy thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt, hệ thần kinh, xương, tim,…).
- Bệnh thủy đậu: Nếu người mẹ mắc thủy đậu trong tuần thứ 8 – 20 thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh như: thiểu sản tiểu não, chứng đầu nhỏ, bất thường nhãn cầu, dị dạng sọ não, tổn thương hệ thần kinh, đa dị tật ở tim… Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh thì biến chứng gây ra cho trẻ sơ sinh rất nặng nề với tỷ lệ tử vong lên đến 30%.
- Bệnh cúm: Mẹ bầu bị cúm có thể gây viêm phổi, suy hô hấp và có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là trong trường hợp người mẹ bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai.
- Bệnh viêm gan B: Nếu thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B thì rất có khả năng sẽ lây cho bé trong quá trình sinh nở. Trẻ sơ sinh nếu không may nhiễm virus viêm gan thì khả năng rất cao khi trưởng thành sẽ diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan.
Phụ nữ cần tiêm phòng gì trước khi mang thai?
Khi lên kế hoạch sinh con, bên cạnh việc chuẩn bị tài chính, tâm lý, sắp xếp công việc…, phụ nữ trước mang thai cần có một sức khỏe tốt nhằm tạo tiền đề cho hành trình 9 tháng mang thai khỏe mạnh. Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin được khuyến cáo dành cho phụ nữ trước khi mang thai có vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và em bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Những vắc xin mà phụ nữ không thể bỏ lỡ trước khi mang thai để tránh trước những rủi ro cho thai kỳ.
- Vắc xin Gardasil (Mỹ)/ Gardasil 9 (Mỹ) phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh do virus HPV.
- Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan)/ Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng Cúm mùa.
- Vắc xin Prevenar-13 (Bỉ) phòng các bệnh do phế cầu khuẩn.
- Vắc xin VA-Mengoc-BC (Cu Ba) phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp B,C và Menactra (Mỹ) phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp A,C,Y,W-135.
- Vắc xin MMR II (Mỹ)/ Priorix (Bỉ) phòng Sởi – Quai bị – Rubella.
- Vắc xin Varivax (Mỹ)/ Varicella (Hàn Quốc)/ Varilrix (Bỉ) phòng Thủy đậu.
- Vắc xin Adacel (Canada)/ Boostrix (Bỉ) phòng Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván.
- Vắc xin Engerix B (Bỉ)/ Twinrix(Bỉ) phòng Viêm gan B/ Viêm gan A+B.
- Vắc xin VAT (Việt Nam) phòng bệnh Uốn ván.
Các mũi vắc xin cần tiêm cho bà bầu
Phụ nữ mang thai là đối tượng nguy cơ cao và cần được bảo vệ dự phòng bệnh tật. Trong thời kỳ mang thai, nếu người phụ nữ chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch suy giảm thì có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi, dẫn đến nguy cơ thai chết lưu, sảy thai, hoặc con sinh ra mắc dị tật bẩm sinh. Tốt nhất là phụ nữ tiền mang thai nên được tiêm các loại vắc xin để chuẩn bị tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu trong trường hợp chưa kịp tiêm vắc xin trước khi mang thai, trong thai kỳ phụ nữ vẫn có thể tiêm một số loại vắc xin như sau:
1. Vắc xin cúm
Tiêm vắc xin cúm là “giải pháp kép” – vừa phòng cúm hiệu quả cho mẹ và thai nhi, giảm nguy cơ diễn tiến nặng các bệnh đang mắc, tránh đồng nhiễm virus, vi khuẩn; vừa tạo miễn dịch thụ động bảo vệ trẻ sau sinh trong 6 tháng đầu đời khi trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin cúm.
Vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch càng sớm càng tốt. Trong trường hợp đã mang thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng cúm, chị em vẫn có thể tiêm vắc xin cúm trong thai kỳ, tốt nhất từ 3 tháng giữa thai kỳ để có kháng thể phòng bệnh cho cả mẹ và bé. Hiện tại các loại vắc xin cúm tiêm cho phụ nữ mang thai đều là vaccine bất hoạt (chứa các mầm bệnh “đã chết”) nên không có khả năng khởi phát bệnh cũng như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
2. Vắc xin uốn ván
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ và trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong cao lên tới 95%. Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu là biện pháp quan trọng và hữu hiệu để phòng bệnh uốn ván sơ sinh. Vắc xin uốn ván là rất an toàn cho cả mẹ và con. Vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vắc xin phòng uốn ván đủ mũi, đúng lịch.
3. Vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván
Vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván không chỉ có tác dụng bảo vệ mẹ bầu và em bé trong kỳ mà còn giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại bệnh ho gà và uốn ván sơ sinh.
Sau khi được tiêm vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván, cơ thể bà bầu sẽ tạo ra các kháng thể cần thiết và truyền cho trẻ trước khi sinh. Những kháng thể này giúp bảo vệ em bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà trong vài tháng đầu đời. Thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu tiêm vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn là 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Ngoài ra, lượng kháng thể được sinh ra sau khi chủng ngừa vắc – xin sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, phụ nữ cần tiêm nhắc lại 10 năm/lần đối với vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván trong mỗi lần mang thai.
4. Vắc xin Covid-19
Tiêm vắc xin Covid-19 cho phụ nữ mang thai từ tuần thai thứ 13 trở lại giúp mẹ bầu phòng tránh, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm Covid-19, diễn tiến nặng, nhập viện và tử vong. Đây cũng là một trong những khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và em bé.
Vậy vắc xin Covid-19 có an toàn cho phụ nữ đang mang thai không? Theo các chuyên gia thì cho đến nay, trong đa số trường hợp, các vắc xin Covid-19 hiện nay chỉ mang tính kháng nguyên, không phải vắc xin sống giảm độc lực được cho phép tiêm ở phụ nữ mang thai.
Xem thêm: 101 câu hỏi quan trọng khi mẹ bầu khi tiêm vắc xin Covid-19
Ngoài ra trong thai kỳ, có thể tiêm các vắc xin bất hoạt khác cho phụ nữ mang thai khi có nguy cơ mắc bệnh cao ở những vùng có dịch như: vắc xin viêm gan A, phế cầu, viêm màng não do não mô cầu, dại, viêm não Nhật Bản, viêm màng não do Haemophilus influenzae týp B…
⇒ Xem thêm: Tiêm phòng cho bà bầu ở đâu uy tín? Chọn trung tâm như thế nào?
Những loại vắc xin không nên tiêm khi đang mang thai
Phụ nữ có thai là đối tượng nhạy cảm nên rất ít nghiên cứu lâm sàng về thuốc nói chung và về vắc xin nói riêng được thực hiện trên phụ nữ có thai. Về mặt lý thuyết, tiêm vắc xin sống giảm động lực cho phụ nữ mang thai có thể có nguy cơ ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của bào thai. Do đó, các vắc xin sống giảm độc lực như sởi, quai bị, rubella và thủy đậu là chống chỉ định trong thời kỳ mang thai. Để tránh rủi ro cho thai kỳ, phụ nữ tiền mang thai nên chủ động tiêm các vắc xin này trước khi mang thai 3 tháng để đảm bảo miễn dịch và an toàn.
Hiện không có bằng chứng về nguy cơ đối với bào thai do việc tiêm vắc xin bất hoạt hoặc vắc xin giải độc tố và cũng không có nguy cơ đối với bào thai khi tiêm kháng huyết thanh cho phụ nữ mang thai.
Những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin cho bà bầu
Giống như tiêm các loại vắc xin thông thường, sau khi tiêm vắc xin, mẹ bầu có thể xuất hiện các phản ứng sau tiêm phổ biến. Chẳng hạn như với vắc xin uốn ván, mẹ bầu sẽ bị sốt nhẹ, sưng đau ở vị trí tiêm. Vắc xin cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi 1-2 ngày sau tiêm vắc xin. Đây là dấu hiệu bình thường, sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Để hạ sốt, mẹ bầu có thể tham khảo một vài cách sau đây:
- Hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm hoặc dùng khăn ấm lau người, đặc biệt là những vị trí như bẹn, nách, lưng,…
- Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin.
- Không sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
- Nếu trình trạng sốt kéo dài hơn 3, 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì, mẹ bầu hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay. Mẹ nên theo dõi cơ thể trong vòng 24 – 48h sau tiêm vắc xin.
Ngoài ra, trước khi thực hiện tiêm vắc xin, mẹ bầu ghi nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Nếu mẹ bầu đang bị bệnh nhiễm trùng cấp tính gây sốt, mắc các bệnh đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch hay kháng viêm steroid (corticoid), cơ địa dị ứng,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
- Với những vắc xin được khuyến cáo nên hoàn thành phác đồ trước khi mang thai, phụ nữ nên lưu ý cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vắc xin đã tiêm. Nếu mẹ bầu bị vỡ kế hoạch thì cần tham khảo bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
VNVC là Hệ thống Trung tâm tiêm chủng vắc xin cho trẻ em hiện đại, chất lượng cao, an toàn, giá hợp lý hàng đầu Việt Nam, hiện có hàng trăm trung tâm trên toàn quốc. VNVC có danh mục vắc xin đầy đủ cho trẻ em và người lớn, với hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh cho trẻ em và người lớn, đặc biệt các vắc xin quan trọng cho phụ nữ trước và trong thai kỳ như: Vắc xin cúm Tứ giá thế hệ mới nhất, Viêm gan B, Sởi – Quai bị – Rubella, Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván,… Tất cả vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các hãng dược phẩm lớn trên thế giới và trong nước.
Đặc biệt, VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng duy nhất trên cả nước có hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold Chain) chuyên dụng cho bảo quản vắc xin đạt chuẩn quốc tế, với hệ thống kho lạnh tổng và kho lạnh đạt chuẩn GSP tại tất cả các trung tâm tiêm chủng, hệ thống xe lạnh vận chuyển vắc xin chuyên dụng, hệ thống tủ bảo quản vắc xin chuyên nghiệp, các thiết bị vận chuyển, giám sát, vận hành… đảm bảo ở mức cao nhất sự an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.
VNVC đang nỗ lực tiếp tục mở rộng thêm nhiều trung tâm tiêm chủng đến các địa phương vùng sâu vùng xa, tuyến thị trấn, tuyến huyện, tuyến xã, để người dân được tiêm chủng vắc xin an toàn chất lượng, chi phí hợp lý, mang lại cơ hội bình đẳng vắc xin và bảo vệ sức khoẻ cho tất cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trong thời điểm cuối năm.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm các loại vắc xin lẻ quan trọng, Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, phụ nữ đang mang thai, Khách hàng Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 028.7300.6595 hoặc Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc đến trực tiếp các Trung tâm thuộc Hệ thống các Trung tâm VNVC trên toàn quốc: https://vnvc.vn/he-thong-trung-tam-tiem-chung/
Tiêm vắc xin cho bà bầu rất quan trọng và cần thiết. Do đó, trước khi kết hôn hay quyết định có con, mẹ bầu cần chuẩn bị nền tảng sức khỏe tốt bằng tiêm đầy đủ các loại vắc xin cho phụ nữ trước và trong mang thai để có một kỳ khỏe mạnh, trọn vẹn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ và sau sinh.
Từ khóa » Tiêm Vaccine Bà Bầu
-
Vắc-xin COVID-19 Trong Khi đang Mang Thai Hoặc Nuôi Con ... - CDC
-
Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Và Những Thông Tin Cần Biết | Vinmec
-
Hướng Dẫn Tiêm Phòng Cho Bà Bầu đầy đủ | Vinmec
-
[PDF] Phụ Nữ Mang Thai Có Thể Tiêm Vắc-xin COVID-19 Pfizer được
-
Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Mang Thai Lần đầu Và Lần 2 Có Khác Nhau?
-
Những Lưu ý Tiêm Chủng Vắc Xin Covid-19 Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Tiêm Vaccine Phòng COVID-19 An Toàn Cho Các Bà Bầu Trên 13 Tuần
-
Phụ Nữ Mang Thai Tiêm Vắc-xin COVID-19 ở đâu?
-
Phụ Nữ Mang Thai Có Tiêm Vaccine Vero Cell được Không?
-
Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Và Lưu ý Khi Tiêm
-
Nghiên Cứu Mới Khuyến Cáo Phụ Nữ Mang Thai Tiêm Vaccine Covid-19
-
[PDF] Phụ Nữ đang Mang Thai Cũng Có Thể Tiêm Chủng Vacxin Virus Corona
-
Lịch Tiêm Phòng Khi Mang Thai Bà Bầu Nên Biết - Huggies
-
[PDF] Tiêm Chủng Cho Phụ Nữ Mang Thai