Tiểu đường Thai Kỳ: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Tác Hại - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Tiểu đường thai kỳ là gì?
- Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
- Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ
- Tác hại của tiểu đường thai kỳ
- Tiểu đường sau khi sinh
Bệnh tiểu đường hiện nay là một bệnh liên quan đến chuyển hóa. Bệnh lý này có xu hướng tăng theo sự phát triển của cuộc sống. Bệnh không lây nhưng những tác hại và biến chứng trầm trọng có thể xảy ra đối với người bệnh nếu không được theo dõi và điều trị. Nhất là đối với phụ nữ mang thai có bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây bác sĩ Hồ Ngọc Lợi sẽ đề cập đến chủ đề tiểu đường thai kỳ và một số vấn đề liên quan.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Trước khi tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ, chúng ta cần tìm hiểu tổng quan về bệnh tiểu đường.
Tổng quan về bệnh tiểu đường
Tiểu đường là tình trạng cơ thể không thể sử dụng đường và tinh bột được cung cấp từ thức ăn để phục vụ các nhu cầu cơ bản. Nguyên nhân có liên quan đến lượng insulin của cơ thể. Insulin là hormone điều hòa đường huyết, có tác dụng giúp làm giảm đường huyết. Cơ thể không sản xuất đủ hoặc quá ít insulin, hoặc sản xuất đủ nhưng các mô kém nhạy cảm với insulin đều dẫn đến kết quả làm tăng đường huyết trong máu.
Theo Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) 2021, bệnh tiểu đường có 4 type: đái tháo đường type 1 hoặc đái tháo đường type 2, đái tháo đường type đặc biệt và đái tháo đường thai kỳ.
Xem thêm: Liệu bạn đã biết chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu?
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng được phát hiện ở phụ nữ mang thai mà không có bệnh tiểu đường trước đó. Giống như các type khác, tiểu đường khi mang thai cũng là tình trạng cơ thể không sử dụng được glucose dẫn đến tích lũy trong máu.
Tình trạng này có thể được khắc phục bằng phương pháp thay đổi lối sống. 80-85% thai phụ có chỉ số đường huyết trở về bình thường khi duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Nếu vẫn không kiểm soát được nồng độ đường huyết, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc.
Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai có thể tạo ra các hormone gây tích tụ glucose trong máu. Thông thường, tuyến tụy có thể tiết ra đủ insulin để xử lý lượng glucose này. Nhưng nếu cơ thể không thể tạo đủ insulin hoặc có bất thường trong việc sử dụng insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và sẽ bị tiểu đường thai kỳ.
Nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của tình trạng tiểu đường thai kỳ. Nhưng chúng ta được các yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường khi mang thai.
Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và những điều bạn cần biết
Phụ nữ có nhiều khả năng mắc tiểu đường thai kỳ nếu:
- Có tình trạng thừa cân trước khi mang thai.
- Người Mỹ gốc Phi, Châu Á, Tây Ban Nha, người Alaska bản địa, đảo Thái Bình Dương có nguy cơ mắc tiểu đường khi mang thai cao hơn các nước khác.
- Có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng không đủ cao để trở thành bệnh tiểu đường (được gọi là tiền tiểu đường)
- Trong gia đình có thành viên mắc bệnh tiểu đường.
- Phụ nữ đã từng bị tiểu đường khi mang thai trước đây.
- Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc một tình trạng sức khỏe liên quan đến insulin.
- Phụ nữ bị cao huyết áp, tăng cholesterol, bệnh tim mạch.
- Phụ nữ từng sinh con có cân nặng lớn (nặng hơn 4.5kg).
- Đã từng bị sẩy thai.
- Từng sinh con chết lưu hoặc có một số dị tật bẩm sinh.
- Phụ nữ trên 25 tuổi.
Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai thường không có triệu chứng. Hầu hết được phát hiện trong một cuộc thăm khám định kỳ. Một số triệu chứng có thể gặp khi mang thai báo hiệu có thể bạn đã bị tiểu đường:
- Khát nhiều. Bạn có thể khát hơn bình thường, muốn uống nhiều nước hơn. Bạn có thể bị khát ngay cả khi không ăn mặn, không tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất khác.
- Mệt mỏi. Phụ nữ tiểu đường khi mang thai thường mệt mỏi hoặc khó tập trung. Dấu hiệu này thường không đặc hiệu.
- Khô miệng. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác khát.
- Khả năng nhìn mọi vật xung quanh giảm (nhìn mờ).
Nói chung, triệu chứng bệnh tiểu đường thường được tóm lại là tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân, nhìn mờ. Bạn cũng có thể có những triệu chứng không đặc hiệu khác như buồn nôn, nôn, nhức đầu. Để chắc chắn có tiểu đường khi mang thai hay không, bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện sớm.
Tác hại của tiểu đường thai kỳ
Lượng đường huyết nếu được kiểm soát tốt trong suốt thai kỳ có thể không gây ra bất kỳ biến chứng nào. Dưới đây là một biến chứng có thể gặp thì mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Đối với thai phụ
Tiền sản giật – Rối loạn tăng huyết áp
Nguy cơ tiền sản giật tăng lên với phụ nữ tiểu đường thai kỳ. Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý toàn thân do thai nghén thường từ tuần thứ 20. Đặc trưng bởi 3 triệu chứng: tăng huyết áp, protein niệu và phù.
Một phần nguy cơ là do có tình trạng béo phì cùng tồn tại, tiền sử gia đình và tuổi tác. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố bổ sung làm tăng rủi ro này, tiểu đường thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân độc lập.
Cơ chế chính xác về mối liên quan giữa kháng insulin và rối loạn tăng huyết áp vẫn chưa được rõ ràng. Nghiên cứu đã ghi nhận nguy cơ rối loạn tăng huyết áp ở phụ nữ tiểu đường khi mang thai cao hơn phụ nữ không bị tiểu đường. Tỷ lệ tiền sản giật liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.
Mổ lấy thai
Bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển trong tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba có thể khiến thai nhi phát triển quá mức. Thai nhi có thể có cân nặng lên tới 4.5kg.
Có mối liên quan về việc tăng đường huyết của mẹ với sự gia tăng trọng lượng của thai. Điều này có thể làm tăng khả năng sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai. Nguy cơ mổ lấy thai tăng gấp đôi ở những thai phụ bị tiểu đường.
Đái tháo đường type 2 tiếp diễn
Phụ nữ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể tiếp tục mắc tiểu đường type 2 sau khi sinh. Tiểu đường type 2 phát triển muộn hơn ở nhiều phụ nữ kiểm soát kém tiểu đường khi mang thai. Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sau sinh đã được đề cập ở phần trên.
Đối với thai nhi
Tiểu đường thai kỳ không được điều trị làm tăng nguy cơ biến chứng thai nhi và trẻ sơ sinh như: dị tật bẩm sinh, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, béo phì ở trẻ em và tiểu đường sau này.
Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Sinh non thiếu tháng
Lượng đường huyết của mẹ cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non. Trẻ sinh non có nhiều nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp do phổi vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
Dị tật bẩm sinh
Mẹ bị tiểu đường khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Một số dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến các cơ quan chính như não và tim. Nguy cơ sinh non, sẩy thai và thai chết lưu cũng tăng lên rất nhiều.
Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh
Mẹ bị tiểu đường, đặc biệt là ngay trước khi sinh, thai nhi có thể bị hạ đường huyết khi chào đời. Nguyên nhân là do máu của thai nhi có mức insulin cao để chống lại lượng đường tăng thêm từ mẹ qua nhau thai.
Sau khi sinh, nguồn cung cấp đường cao trong máu đột ngột ngừng lại trong khi mức insulin trong máu của trẻ vẫn cao. Do đó, đường huyết của trẻ sẽ được kiểm tra sau khi sinh. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định tiêm bổ sung đường.
Hội chứng suy hô hấp
Như đã nói, trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường phát triển hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Có thể cần nhập viện chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Điều này có thể xảy ra không chỉ ở trẻ sinh non mà còn xảy ra ở những trẻ sinh đủ tháng.
Vàng da sơ sinh
Trẻ có thể bị vàng da sơ sinh, khiến da và lòng trắng của mắt bị đổi màu vàng. Mặc dù điều này hầu hết sẽ tự khỏi, nhưng vẫn cần phải theo dõi sát.
Béo phì ở trẻ em
Trẻ có cân nặng lớn khi sinh (> 4.5kg) có nguy cơ trẻ béo phì sau này cao hơn. Hoặc thậm chí sớm hơn trong thời thơ ấu. Điều này khiến trẻ dễ mắc bệnh tiểu đường sau này.
Tiểu đường sau khi sinh
Đối với hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, tình trạng sẽ hết ngay sau khi sinh. Khi không khỏi, bệnh tiểu đường tiếp diễn được gọi là bệnh tiểu đường type 2. Ngay cả khi bệnh tiểu đường biến mất sau khi sinh, ½ số phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau này.
Điều quan trọng đối với một phụ nữ đã bị tiểu đường thai kỳ là duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý sau sinh. Việc này ngăn ngừa hoặc trì hoãn việc mắc bệnh tiểu đường type 2. Mẹ cũng nên đến khám sức khỏe thường xuyên để bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ.
Trên đây là bài viết về chủ đề tiểu đường thai kỳ. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bầu đã có thêm cho mình những kiến thức chính xác cũng như cách phòng ngừa và điều trị. Nếu lo lắng hoặc nhận thấy dấu hiệu tiểu đường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra.
Xem thêm: Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chính xác
Từ khóa » Cách Nhận Biết Bị Tiểu đường Thai Kỳ
-
Đái Tháo đường Thai Kỳ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
11 điều Cần Biết Về đái Tháo đường Thai Kỳ | Vinmec
-
Dấu Hiệu Của Bệnh đái Tháo đường Thai Kỳ? - Glucerna
-
Dấu Hiệu Tiểu đường Thai Kỳ 3 Tháng đầu, Giữa Và 3 Tháng Cuối
-
Điểm Danh 5 Dấu Hiệu Bệnh Tiểu đường Mẹ Bầu Nên Chú ý
-
Chỉ Số Tiểu đường Thai Kỳ ảnh Hưởng đến Thai Nhi Ra Sao - Mẹ Có Biết?
-
Xét Nghiệm Tiểu đường Thai Kỳ Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Bệnh đái Tháo đường ở Phụ Nữ Mang Thai
-
Dấu Hiệu Tiểu đường Thai Kỳ Mẹ Bầu Cần Lưu ý - Monkey
-
5 Dấu Hiệu Cho Biết Bạn Bị Tiểu đường Thai Kỳ - MarryBaby
-
Đái Tháo đường Thai Kỳ Gây Nguy Hiểm Cho Thai Phụ Và Thai Nhi
-
Dinh Dưỡng Cho Tiểu Đường Thai Kỳ - Bệnh Viện FV
-
Tóm Tắt Giúp Bạn Dễ Tìm Hiểu Về Bệnh Tiểu đường - Hello Bacsi
-
Đái Tháo đường Trong Thai Kỳ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia