TỈNH SƠN LALịch Sử, Truyền Thống Văn Hóa - THỊ TRẤN MỘC CHÂU

1. Quá trình thành lập và phát triển

Khoảng những năm 1925 -1930, phố Mộc được hình thành thuộc địa bàn Mường Sang (xã Mộc Thượng). Từ năm 1940, phố Mộc được mở rộng và phát triển, chiều dài phố khoảng 800m2 . Trên phố có trụ sở làm việc của cơ quan bố chánh Mộc Châu và các cơ quan thống trị của thực dân Pháp. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, chính quyền thực dân phong kiến bị lật đổ, Uỷ ban nhân dân cách mạng Mộc Châu được thành lập, trụ sở đặt tại phố Mộc.

Đầu năm 1958, phố Mộc được tách ra từ xã Mường Sang, thành lập thị trấn Mộc Châu. Đến năm 1961, thị trấn Mộc Châu có 2 khu phố là: Phố Tô Hiệu và phố Việt Kiều.

Trước năm 1996, thị trấn có 5 tiểu khu. Ngày 30/4/1996, Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định chia tách 5 tiểu khu thành 13 tiểu khu.

Ngày 08/10/1996, Thực hiện Quyết định số 1553/QĐ-UB của UBND tỉnh Sơn La về việc quy hoạch lại địa giới hành chính, thị trấn Mộc Châu bàn giao 57 hộ với 233 nhân khẩu khu 34 thuộc tiểu khu 1 về xã Mường Sang và tiếp nhận Bản Mòn với 81 hộ, 391 nhân khẩu thuộc xã Mường Sang về thị trấn quản lý.

Thực hiện Quyết định số 564/QĐ-UBND ngày 23/4/1997 của UBND tỉnh Sơn la, thị trấn Mộc Châu tiếp nhận tiểu khu 82 thuộc thị trấn Nông trường Mộc Châu, thành lập tiểu khu 14. Như vậy, thị trấn Mộc Châu có 15 bản, tiểu khu: Từ tiểu khu 1 đến tiểu khu 14 và Bản Mòn.

2. Đặc điểm dân cư và truyền thống văn hóa, lịch sử

Vùng đất thị trấn Mộc Châu có con người sinh sống cách đây hàng nghìn năm. Tại điểm Hang Dơi, các nhà khảo cổ học phát hiện nhiều mảng tước, rìu mài lưỡi, bi đá, mảnh gốm, khẳng định sự cư trú của người tiền sử từ thời hậu kỳ đá mới.

Trải qua thắng trầm lịch sử, tình hình dân cư có nhiều biến động. Trước năm 1930, dân số khu vực này chỉ có khoảng 5 - 7 hộ. Từ năm 1930 - 1945, phộc Mộc có trên 20 hộ, chủ yếu là các gia đình công chức làm việc trong cơ quan của Mộc Châu và những người miền xuôi lên làm ăn, buôn bán. Từ năm 1961, 102 nhân khẩu là đồng bào Việt Kiều từ Thái Lan về nước đã tình nguyện lên phố Mộc, góp sức cùng đồng bào các dân tộc xây dựng và phát triển quê hương.

Đến năm 2017, thị trấn Mộc Châu có 2.917 hộ với 11.026 nhân khẩu. Mật độ dân số trung bình 772 người/km2; có 7 dân tộc anh em cùng chung sống ở 15 tiểu khu, trong đó: Dân tộc thái 1.033 người, chiếm 9,4 %; Kinh 9.651 người, chiếm 87,5 %; Mường 205 người, chiếm 1,9%; Mông 28 người, chiếm 0,25 %; ; Dao 49 người, chiếm 0,44%; Sinh mun 01 người, chiếm 0,009 %; Tày 59 người, chiếm 0,54 %.

Thị trấn Mộc Châu có truyền thống văn hóa phong phú, mỗi dân tộc mang những đặc trưng riên về ngôn ngữ, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán... Trải qua bao đời chung số bên nhau và mối quan hệ hôn nhân khác tộc, sự giao thoa về văn hóa trở nên phổ biến, đồng bào sử dụng tiếng Kinh trong giao tiếp và chịu ảnh hưởng lẫn nhau trong phong cách kiến trúc, nếp sinh hoạt...

Đã từ lâu, vào dịp Quốc khánh 2/9, đồng báo Mông ở các bản gần xa đều nô nức tụ về thị trấn vui tết Độc lập, để tỏ lòng biết ơn Đảng, Chính phủ, Bác Hồ đã đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Có một câu truyền miệng khá xúc động trong cộng đồng người Mông: Trước cách mạng tháng Tám có đôi trai gái người Mông yêu nhau say đắm, nhưng vì chế độ thực dân phong kiến hà khắc họ không được lấy nhau. Nhờ có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo, cuộc sống của nhân dân được đổi thay, được làm chủ vận mệnh của mình, được học hành, vui chơi. Đôi trai gái ngày aais giờ đã thành ông, thành bà được gặp nhau trong ngày hội tết Độc lập 2/9 là ngày gặp lại. Cho đến ngày hội năm ấy, bà vẫn ngồi nơi mà họ thường hò hẹn. Hội đã tan, song bạn của bà chẳng đến. Cuối cùng, một cô giái đến trao cho bà chiếc vòng bạc và nói trước khi nhắm mắt ông có dặn lại con cháu, dịp ngày hội mang kỷ vật này tặng bà, rồi đón bà về thăm gia đình ông.

Từ khóa » Tiểu Khu 6 Mộc Châu