Tổng Hợp 42 địa điểm Du Lịch Tâm Linh ở Hà Nội được Yêu Thích Nhất
Có thể bạn quan tâm
Bài viết tóm tắt sơ lược về văn hóa, con người thủ đô Hà Nội và giới thiệu cho quý bạn đọc danh sách 42 địa điểm du lịch tâm linh ở Hà Nội được người dân cả nước biết tới nhiều nhất.
Nội dung bài viết
- Sơ Lược Văn Hóa – Con Người Hà Nội
- Địa điểm du lịch tâm linh ở Hà Nội
- Lời cuối về các địa điểm du lịch tâm linh tại Hà Nội
Sơ Lược Văn Hóa – Con Người Hà Nội
Thành phố Hà Nội nằm giữa vùng đồng bằng sông Hồng, ngay từ buổi đầu lịch sử nơi đây đã là trung tâm chính trị và tôn giáo. Buổi đầu sơ khai ở đây được gọi với cái tên thành Thăng Long do vị vua đầu tiên của đời nhà Ly, ông Lý Công Uẩn cho xây dựng ở những năm 1010. Và cũng vì thế trong suốt các triều đại sau kinh thành là nơi buôn bán, kinh doanh, trung tâm văn hóa sầm uất nhất cả nước. Rồi sau đó khi nhà Nguyễn lên nắm quyền đã gi dời Kinh đô về Huế, từ năm 1831 nơi đây mang tên là Hà Nội. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh sau đó Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam dân chủ.
Hà Nội là trung tâm, là thủ đô với nền văn hóa- lịch sử lâu đời. Nơi đây đã tụ hội nhiều thành phần dân cư từ muôn nơi đổ về, với nhiều lý do khác nhau. Phần lớn những nhân tài, danh nhân lịch sử hay văn hóa nổi tiếng đều bắt nguồn từ đây. Trong hàng ngàn năm các hình thái văn hóa mà con người tiếp xúc cũng càng trở nên phong phú vì thế nhân tài của Thăng Long – Hà Nội luôn khoác trên mình những tài hoa tinh tế là những con người “ Tài sắc vẹn toàn “
Hà Nội là nơi hội tụ những nhân tài từ các ngành nghề khắp cả nước dồn về. Tạo nên nét văn hóa đa dạng vùng miền. Có bề dày lịch sử lâu đời, tồn tại các trường học từ thuở sơ khai đến nay nên là nơi tập trung của các sỹ tử từ mọi miền tổ quốc tụ họp về đây để học tập phát triển kinh tế cũng như nâng cao các truyền thống văn hóa của dân tộc. Đẩy mạnh nguồn chủ lực trong công cuộc phát triển kinh tế đối nội và xu hướng đối ngoại.
Ở Bắc Ninh có một ngôi đền nổi tiếng xin lộc rơi, lộc vãi và vay vốn làm ăn kinh doanh có thể bạn quan tâm.
Tìm hiểu về: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Ngoài ra với sự giao thoa của những con người tứ phương, nền văn hóa của Hà Nội trở nên đặc sắc hơn bao giờ hết. Với hàng nghin năm Bắc thuộc cũng đã để lại những dấu ấn, những sự thay đổi trong nền văn hóa của Việt nam. Rồi khi người Pháp đặt những dấu chân đầu tiên vào Việt Nam họ đã đem thiên chúa giáo góp mặt vào nền tôn giáo Việt Nam và hệ thống chữ cái La Tinh được sử dụng rộng rãi. Từ đó tạo dựng lên một Việt Nam của hiện tại, hiện đại đa dạng từ âm nhạc, thơ ca, hội họa, văn học.
Tinh hoa văn hóa của đất Kinh Kỳ Hà Nội còn nằm ở hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, phong phú, đa dạng đậm nét truyền thống người Việt cổ. Đó là những lễ hội dân dan cổ truyền. 36 phố phường với nhiều làng nghề truyền thống. Những sự kiện lịch sử còn in dấu đến ngày nay, truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm, lịch sử về thành Thăng Long.
Đến với Hà Nội bạn không thể bỏ qua những đặc sản gắn liền với bề dày lịch sử như: bún chả, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, rượu Mơ, cà Lang… mỗi món ăn lại mang trong mình một nét của Hà Nội mời chào bước chân du khách đến với đất Kinh Kỳ. Nó đã tạo nên một thương hiệu riêng của nơi đây không nơi nào có được.
Không thể thiếu ở Hà Nội những điểm du lịch tâm linh như: thành Cổ Loa, văn miếu Quốc Tử Giám, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Bộc, chùa Láng… mỗi điểm đến đều là một dấu tích lịch sử theo thời gian, là bức tượng vỹ đại của lịch sử Hà Nội. Một lịch sử hào hùng của quân và dân Việt Nam từ hàng nghìn năm trước tới hiện tại.
Địa điểm du lịch tâm linh ở Hà Nội
Danh sách giới thiệu 42 địa điểm du lịch tâm linh ở Thành Phố Hà Nội mời quý bạn đọc tham khảo:
1. Thành Cổ Loa
Là thành trì được khởi dựng từ thời An Dương Vương của nhà nước Âu Lạc nay thuộc Cổ Loa- Đông Anh ngoại thành Hà Nội. Vào khoảng thế kỷ 3 trước công nguyên .
Gắn liền với các câu chuyện được truyền miệng từ thời xa xưa về lịch sử dựng thành của vua An Dương Vương “ Vua An Dương Vương khi xây dựng thành được thần báo mộng”. Với hình xoắn ốc ba vòng bằng đường đất dài khoảng 16 km nên gọi là Thành Loa.
Kiến trúc của Thành Loa rất kiên cố, đảm bảo về mặt quân sự và phòng thủ. Phân bổ vị trí nơi vua ngự trị gọi là Thành trong, bán kính 1650m. Bao quanh thành với bán kính rộng khoảng 6500m với nhiều tuyến phòng thủ kiên cố. Khu đất được gọi là Ngoại Thành đến nay vẫn còn nguyên giá trị về quân sự, hay xã hội thời thượng cổ, để lại nhiều hiện vật có giá trị cao về mặt văn hóa và truyền thống cổ xưa. Góp phần cho ngành nghiên cứu khảo cổ học của Việt Nam ngày càng phát triển và để lại nhiều di sản to lớn cho đất nước.
Để tưởng nhớ công ơn dựng nước và trị vì của vua An Dương Vương, người dân chúng ta đã lập nên nhiều đền tưởng niệm như: chùa Bảo Sơn Tự, đền Ngự Triều Di Quy hay đền Thương. Nhân dân lấy ngày 6 tháng giêng làm ngày tổ chức lễ hội. Khu du lịch tâm linh Thành Cổ Loa Hà Nội được nhà nước công nhận là di tích khảo cổ-kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 2012.
2. Văn miếu – Quốc Tử Giám
Nhắc tới Văn Miếu “ Quốc Tử Giám” hẳn không còn xa lạ già với con dân Việt nam chúng ta. Nhất là các sỹ tử bắt đầu bước vào các kỳ thi quốc gia, đều đến đây để thắp hương và cầu xin sự may mắn thi cử đỗ đạt.
Vì sao lại là địa điểm của các sỹ tử truyền tai nhau từ đời này qua đời khác, thì chúng ta phải tìm hiểu về quá trình hình thành và ra đời của Văn Miếu Quốc Tử Giám như thế này.
- Nằm ở vị trí địa lý đắc đạo, phía Nam của Kinh Thành Thăng Long.
- Lập tượng nhiều bậc hiền nhân như: Chu Công- Khổng Tử- Tứ Phối và vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền để muôn dân cúng tế quanh năm.
- Đến năm 1976 vua Lý Nhân Tông hạ chỉ lập Quốc Tử Giám thành trường học, con cháu hoàng thất các vị hoàng tử được học tập tại đây.
- Nhưng đến Năm 1156 vua Lý anh Tông hạ chỉ tu sửa cải cách lại văn miếu, thay đổi lại bài trí và chỉ còn thờ Khổng Tử.
- Trải qua nhiều vương triều từ thời Lý-Trần đến Hậu Lê và Nguyễn, kiến trúc Văn Miếu thay đổi theo tháng năm và gắn liền với lịch sử hình thành của các triều đại.
- Hiện nay Văn Miếu được đặt theo hướng Bắc-Nam và phân bổ các căn kiến trúc thành khu riêng biệt. Vẫn còn giữ nguyên vẹn giá trị lịch sử cho tới tận ngày nay.
Khu du lịch tâm linh Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội được nhà nước cấp giấy chứng nhận: Di tích lịch sử – kiến trúc và nghệ thuật cấp quốc gia năm 2012.
3. Chùa Châu long
Chùa được xây dựng trên một gò đất có tên là núi Châu Long , tại số 44 phố Châu Long, Trúc Bạch, Ba Đình. Hay còn thường gọi là Phúc Lâm tự.
Theo dân dan kể lại chùa do vua Trần nhân tông cho xây dựng lên để công chúa đi tu. Chùa có hương ngóng ra hồ Trúc Bạch trên một gò đất cao.
- Chùa xây theo kiến trúc hình chữ Đinh, phần trước được gọi là Tiền Đình, phía sau là Hậu cung.
- Ở trong chùa có tới 8 cửa võng được điêu khắc rất tinh xảo theo hình:hoa, lá, long, ly, quy, phượng, vân mây… cùng nhiều câu đối và tương phật.
- Hiện nay thì chùa có 5 gian Tiền đường, 8 bộ của võng điêu khắc thếp vàng, có 3 gian chuôi vồ, có tới hơn 23 pho tượng phật, các vị hoành phi, những bộ khám thờ, câu đối vàng và bộ chuông đồng đều có giá trị nghệ thuật rất cao cho tới thời điểm bây giờ.
Chùa được nhà nước cấp năm 1994 là di tích nghệ thuật kiến trúc quốc gia.
4. Chùa Một Cột
Hay người ta còn biết đến là chùa Diên Hựu, đây là một trong những ngôi chùa cổ kính lâu đời nhất của thủ đô Hà Nội, ngày nay ở phố Chùa Một Cột, Ba Đình.
Theo như sử sách ghi lại, một đêm vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật bà Quan Âm ngự trên đài sen, đưa tay dắt Vua lên. Sau đấy nhà vua mới kể lại sự việc với bề tôi, khi nhà sư Thiền Tuệ nghe được bèn khuyên vua cho xây lên ngôi chùa, người cho dựng một cột đá to ở dữa hồ để xây nên tòa sen của Phật Quan Âm như trong mộng.
Sau khi xây xong vua cho mời các sư thầy về làm lễ tụng kinh, đi xung quanh chùa để cầu phúc cầu bình an cho nhà vua sống lâu trăm tuổi, khỏe mạnh. Vậy nên mới đặt tên chùa là chùa Diên Hựu, ý là muốn kéo dài tuổi thọ cho nhà vua.
Toàn bộ khuôn viên chùa được xây vào một cụm bao gồm ngôi chùa và tòa đài Liên Hoa được dựng lên ở giữa hồ có hình vuông, mỗi cạnh là 3m, mái xây cong, dựng đứng trên trụ cột đá. Cây cột đá ấy có đường kính 1,2m, chiều cao là 4m nó đỡ được toàn bộ hệ thống những thanh gỗ quý tạo thành khung xương kiên cố cho đài dựng phía trên. Phía trên cửa có khắc biển “ Liên Hoa Đài”.
Ngôi chùa cũng là một trong những biểu tượng nghệ thuật và là điểm du lịch tâm linh của thành phố Hà Nội thu hút du khách khi tới Việt Nam với lối kiến trúc độc đáo và phong cảnh hữu tình. Chùa được trao tặng là di tích lịch sử và kiến trúc – nghệ thuật quốc gia vào năm 1926.
5. Chùa Hà
Đây là một quần thể về kiến trúc tôn giáo chùa- đình Hà, nằm ở phố chùa Hà, thôn Trung, Dịch Vọng, Cầu Giấy. Nơi đây chính là một địa điểm văn hóa của thủ đô Hà Nội ngay bởi tại những giá trị lịch sử lâu đời và giá trị tâm linh tiềm ẩn của nó.
Chùa Hà hay còn được biết đến là Thánh Đức tự, chùa chính sẽ bao gồm 5 gian với kết cấu theo hình chữ Đinh trong đó có Tiền đường, Thượng điện và Tam bảo.
- Tòa chính Phật điện của chùa sẽ được bố trí theo nhiều lớp khác nhau
- Ở phía sau Chính điện sẽ là điện Mẫu tử
- Còn bên cạnh khu vực chùa sẽ là đình, có tên gọi là đình Bối Hà đây sẽ là nơi thờ Thành hoàng của làng Triệu Chí Thanh.
- Ở trong đình ấy ngoài để những bát bửu, lư hương bằng đồng, ngai vàng của vua thì điểm nhấn ở đây sẽ là cặp hạc vàng đứng sừng sững ngay trên lưng rùa.
Theo dân gian tương truyền rằng chùa Hà còn được gọi là chùa cầu duyên. Ở đây thu hút rất nhiều những nam thanh nữ tú hàng năm tới chùa để tìm được một nửa nhân duyên của mình. Từ người này truyền miệng người kia rằng chùa rất linh nghiệm, đây cũng là một nét văn hóa tâm linh bí ẩn của chùa thu hút du khách. Điểm du lịch tâm linh Chùa Hà – Hà Nội cũng đã được xếp vào di tích lịch sử – văn hóa của quốc gia.
Xem chi tiết tại: Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội
6. Chùa Hòe Nhai
Nơi đây là Hồng Phúc tự, nằm tại số 19, phố Hàng Than, Ba Đình, được xây dựng từ thời nhà Lý. Chùa chính là nơi người xưa dành để in ấn các loại kinh phật trong nhiều thế kỷ liền. Cho tới ngày nay còn lưu dữ lại được mấy chục bộ ván kinh xưa.
Ngôi chùa xây theo kiến trúc chữ Công, trong đó có tòa Thượng điện được trang trí bằng nhiều mảng chạm khắc hình long, ly ,quy, phụng cùng các cách cửa võng được sơn son xếp vàng tinh xảo.
Trong chùa hiện đang thờ 68 pho tượng cổ, ngoài ra còn lưu dữ lại được bức khánh đồng cao tới 100cm, rộng khoảng 150cm được đúc tạc từ năm 1964, cùng 28 tấm bia cổ.
Theo như các nhà sử học đã nghiên cứu ra chùa Hòe Nhai hiện nay ấy chính là khu vực địa danh Đông Bô Đầu trong lịch sử, chính nơi đây đã diễn ra cuộc chiến tranh và là nơi quân Nguyên dành chiến thắng năm 1258 ở ngay tại cửa ngõ thành Thăng Long đây.
Khu du lịch tâm linh Chùa Hòe Nhai – Hà Nội cũng đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa quốc gia.
7. Chùa Bộc
Chùa còn có tên gọi khác là Sùng Phúc tự hay là Thiên Phúc tự, nằm ở phường Khương Thượng, Đống Đa, được xây dựng bởi vua Lê. Tuy là một ngôi chùa lớn ở thời điểm ấy, nhưng trong trận đánh lịch sử Đống Đa chùa đã bị phá hủy hoàn toàn ở năm 1789.
Cho tới năm 1792, vị trụ trì cùng dân làng đã xin phép dựng lại chùa, vừa là để thờ phật cũng là để thờ vọng những quân sỹ nhà Thanh đã hi sinh trên chiến trạn Đống Đa.
Chùa chính được xây theo kiến trúc chữ Đinh, bao gồm Tiền đường và Hậu cung.
- Khi chúng ta đi từ ngoài vào sẽ là cổng tam quan, với lối kiến trúc 2 tầng chiều cao tầm 8m, được xây lên đồ sộ, đẹp đẽ, phía trên có mái lợp.
- Đi qua tam quan sẽ vào tới sân chùa, trong đó có ba nhà bia và thêm đó là hai ngọn tháp cao.
- Chùa dành phía bên tay phải chính là nơi lưu dữ những chiến tích của cuộc chiến Đống Đa lịch sử.
Ở chùa bộc chúng ta có thể chứng kiến được rất nhiều món đồ quý giá của thời xưa, nhũng bộ đồ thờ cổ, những bức hoành phi, câu đối cổ. Điểm du lịch tâm linh Chùa Bộc – Hà Nội được nhà nước công nhận năm 1964 là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
8. Chùa Cầu Đông
Ở trước thế kỷ 18 chùa được xây dựng và mang tên là Đông Hoa Môn nội tự, hiện nay là ở số 38B phố Hàng Đường, Hoàn Kiếm. Tại Hà Nội chính đây là ngôi chùa duy nhất có thờ Thái sư Trần Thủ Độ.
Chùa gồm có năm gian Tiền đường và thêm ba gian ống muống cùng nối liền với ba gian nhà trong nữa để cùng tạo nên không gian cho nhà tam bảo, phía sau là một cái sân nhỏ để dẫn ra các khu nhà Mẫu, nhà Tổ, ngay bên phải là nhà ngang, bên tay trái sẽ là đình Đức Môn . Tất cả được xếp theo bố cục hình chữ Công.
Trong chùa có tới gần 60 pho tượng phật tròn cổ với giá trị rất lớn. Trong số đó cổ vật quan trọng nhất ở chùa là ba pho tượng Tam Thế, thể hiện được vào ba thời điểm quá khứ, hiện tại và vị lai của ngài.
Địa điểm du lịch tâm linh Chùa Cầu Đông – Hà Nội được nhà nước công nhận năm 1989 là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
9. Chùa Chân Tiên
Chùa còn có tên gọi là Phúc Lâm tự, nằm tại số 151, phố Bà Triệu, Hai Bà Trưng. Theo giân gian truyền lại đây chính là nơi diễn ra ngày Hội thề Đông Quan những năm 1427.
Ngôi chùa được xây dựng từ thời vị vua Lý Thánh Tông ban đầu còn có tên gọi là chùa Báo Tiên. Tới thế kỷ 15 vị vua Lê Lợi đã bắt ép được tướng giặc Vương Thông tới chùa Châu Tiên để dự hội thề vang danh lịch sử nói trên tại thôn Phụ Khánh.
Chùa được xây theo chiều sâu đi vào bao gồm tam quan, nhà Thiên Hương, nhà Tiền Đường, rồi đến nhà Mẫu-Tổ, tăng phòng.
Nhà chùa hiện có 5 cửa võng, 6 y môn, 2 hương án gỗ, 2 chuông đồng và có tới 12 bia đá được dựng từ những năm Thành Thái thứ 10. Ngoài ra còn có bia Phụ Khánh Châu Tiên bi ký được xây dựng vào những năm Thành Thái thứ 13 là năm 1901 có ghi rõ về việc trùng tu sửa chữa lại chùa, được lưu dữ cho tới nay mang tới giá trị văn hóa cao đối với nền sử học nước nhà.
Khu du lịch tâm linh Chùa Châu Tiên – Hà Nội được nhà nước ghi nhận là di tích lịch sử nghệ thuật năm 1990.
10. Chùa Huy Văn
Hay còn được gọi là chùa Hoa Văn, tên theo hán việt là Dục Khánh Tự, hiện nay đang ở số 13 ngõ Văn Chương, Tôn Đức Thắng. Ngôi chùa được vua Lê Thánh Tông dựng lên để nhớ tới nơi đã sinh ra và là nơi ở cho mẹ là bà Quang Thục Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao. Ngoài ra trong chùa còn có thờ Nguyễn Trãi, chính là vị quốc công thàn triều nhà Lê cùng vợ của ông là bà Nguyễn Thị Lộ.
- Chùa được xây quay về hướng tây nam, Phía trước là một khoảng sân là điện Huy Văn.
- Phần nền của chùa khá thấp, xây theo kiến trúc chữ Đinh, bao gồm năm gian Tiền đường và có ba gian Hậu cung. Tất cả gian đều được lợp ngói ta.
- Về phần hậu cung được bố trí 5 lớp tượng, ở cao nhất chính là bộ ba pho tượng Tam thế Phật.
- Còn tiền đường thì cũng có ba bệ thờ.
Điểm du lịch tâm linh Chùa Huy Văn – Hà Nội cũng đã được nhà nước ghi nhận là di sản văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia năm 1996.
11. Chùa Kim Liên
Hay chùa còn có tên là Hoàng Ân tự, đây chính là một trong sỗ những ngôi chùa cổ của thủ đô Hà Nội. chùa được xây lên trên đất của làng Nghi Tàm ngay sát bên bờ Hồ Tây, hướng nhìn ra đất Đồng Bông, nay đây là phường Quảng An, Tây Hồ.
Nhìn chung chùa là một hình tượng kiến trúc độc đáo với hai tầng, tám mái, nó khác biệt với tam quan kiến trúc của các chùa khác trên đất Hà Nội.
Trên điện chùa chính được chia làm ba nếp là: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng tất tất cả sắp xếp theo kiểu chữ Tam. Về chùa Hạ là một ngôi nhà gồm 5 gian, 2 tầng, 6 hàng cột và 8 mái hiên. Chùa Trung là ngôi nhà co 1 gian, 2 chái tuy hơi hẹp nhưng bù lại rất cao. Ở cả ba chùa đều có bệ để trang trí tượng phật lên.
Phía sau chùa thượng nữa là tới nhà Tổ 5 gian được trang trí chạm khắc một cách đơn giản. Trong chùa ngoài thờ các tượng phật còn có cả tượng công chúa Từ Hoa, tượng Thánh Mẫu, tượng chúa Trịnh và các tượng Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Thổ Thần. Điểm du lịch tâm linh Chùa Kim Liên – Hà Nội cũng đã được nhà nước ghi nhận là di sản văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia năm 1962.
12. Chùa Liên Phái
Chùa do Thượng sĩ Lâm Giác của thiền phái Lâm Tế xây lên vào năm 1726, tại ngõ Liên Phái, Hai Bà Trưng. Nói đến hệ thống các chùa cổ trên đất Hà Nội hiện nay thì chùa Liên Phái là một ngôi chùa vừa có vị trí đặc biệt về lịch sử truyền đạo và cả quy mô lẫn kiến trúc. Ngôi chùa hầu như vẫn còn dữ nghuyên trọn vẹn được kiến trúc thời cổ xưa.
Khuôn viên chùa hoành tráng rộng lớn, đi vào ở hai bên cổng chùa có hai hồ nước lớn. Ngay phía trước cổng chùa là tháp Diệu Quang cao tới 10 tầng với lối kiến trúc cổ kính, và được xây dựng vào năm 1890. Bên cạnh tháp cao là nhà bia ở đây có tới 34 tấm, trên đấy có ghi lại sự tích hình thành chùa và lịch sử các lần trùng tu sửa chữa chùa.
Đi qua sân chùa sẽ tới nhà Bái đường và Tam bảo nơi đây là thờ phật. Về phía sau chùa chính là khu vườn với ba hàng tháp gồm 9 ngọn tạo nên.
Chùa Liên Phái năm 1962 đã được nhà nước ban tặng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
13. Chùa Láng
Nhà chùa còn được gọi là chùa Cả, tên hán tự là Chiêu Thiền tự. Chùa nằm ở phường Láng, Đống Đa, ở đây sẽ thờ thiền sư Từ Đào Hạnh. Ở những năm 1138-1175 chùa được xây dựng bảo vua Lý Anh Tông trên một khu đất rộng.
- Ngôi chùa gồm hai cửa: cửa tam quan và cửa tam thiền tạo bởi bốn cột trụ to lớn uy nghi.
- Phía bên trong sân chùa là lầu bát giác với biểu tượng 16 mái đao cong, nơi đây chính là chỗ giâng hương lễ Mộc dục.
- Hai bên mạn là Tả vu và Hữu vu, ở mỗi bên bao gồm 9 gian.
- Nhìn lên chùa chính sẽ có ba tòa: Tiền đường, Trung Đường và Hậu cung là nơi đặt tượng thờ Từ Đạo Hạn và vị vua Lý Thần Tông.
- Về sau Hậu cung nữa lại có thêm hai lầu vuông dùng để treo chuông, khánh xung quanh đó là hành lang được đặt lên những pho tượng la hán.
- Chùa bao gồm tất cả là 100 gian vưới bố cục “ nội Công- ngoại Quốc” đây chính là đệ nhất tùng lâm ở cái chốn Kinh Đô.
- Chùa chính là một công trình kiến trúc cổ xưa còn lưu lại thờ cả Phật, Thánh, Nho đi theo nguyên tắc Tam giáo đồng.
- Cho tới thời nay chùa còn lưu dữ lại được 30 tấm hoành phi, 2 quả chuông đồng, 15 cái bia đá, 31 câu đối được chạm khắc tinh xảo, 1 khánh lớn, 12 thế đạo sắc phong.
Nhà chùa cũng đã được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở năm 1962.
14. Chùa Nành
Ngày xưa chùa nằm ở làng Nành, hay còn có tên gọi là Pháp Vân Cổ tự, Ngày nay thuộc xã Ninh Hiệp, Gia Lâm. Chùa chính là trung tâm của phật giáo Cổ Pháp có nguồn gốc đã từ rất lâu đời, nhưng tuy nhiên dấu tích để lại chỉ ở thời nhà Mạc.
Vào đầu thế kỷ 20 tòa Ngũ môn chùa Nành đã được xây lên, là một khối vuông rộng lớn. Phía su đó là một sân rộng thoáng mát nhằm để tôn lên vẻ đẹp của những dãy nhà khu tam bảo chen chúc phía sau vườn. Phía hai bên Ngũ môn chính là hai dãy nhà năm gian, dãy phía bên tay trái là dành cho các vị quan chức, dãy phía bên tay phải sẽ dành cho tuần đinh.
Tại phía Tiền Đường có hai dãy nhà ba gian ở hai bên, dãy bên trái là dành cho thủ cờ, bên phải sẽ là thủ vật. Còn hai bên sân là hai dãy hành lang dài tới bảy gian, tất cả đều để đựng bia đá.
Phần kiến trúc tôn giáo được thể hiện rõ nét ở phía sau sân dàn trải theo kiểu chữ Công để nằm lọt trong chữ chữ Quốc.
Điểm du lịch tâm linh Chùa Nành – Hà Nội được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia ở năm 1989.
15. Chùa Quán Sứ
Vào thế ky thứ 15 ngôi chùa được xây dựng trê địa phân thôn An Tập, ngày nay thuộc phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm. Vào đầu thời Lê Sơ triều đình cho dựng chùa lên để tiện cho việc sứ bộ các nước đến chùa để lễ Phật, trước khi họ vào Hoàng thành, vậy nên nơi đây có tên là chùa Quán Sứ.
- Kiến trúc xung quanh chùa được xây bằng gạch kiểu trồng diêm, sẽ có ba tầng mái lợp ngói ống, nằm ở giữa là lầu chuông.
- Đi qua hết sân gạch, ta sẽ bước tới chính điện. điện Phật ở đây được bày trí một cách trang nghiêm, tất cả các pho tượng đều có kích thước khá lớn và được thếp vàng lộng lẫy.
- Ba vị Tam Thế Phật được đặt ở bậc cao nhất phía trong cùng.
- Ngôi chùa quán xứ chính là một trong số ít ngôi chùa ở nước ta mà chính tên chùa cũng như rất nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ.
Chùa Quán Sứ nằm ở ví trí trung tâm của thủ đô Hà Nội mang trong mình danh lam cổ tự bậc nhất. Đây chính là nơi tiếp đón những chư Tôn đức lãnh đạo Phật ở trong nước và cả nước ngoài, và đây cũng là nơi chứng kiến nhiều nhất những sự kiện lớn của Phật giáo.
16. Chùa Tây Phương
Ngôi chùa tọa lạc trên núi Câu Lậu, nằm ở thôn Yên, Thạch Xá, Thạch Thất.Chùa có tên hán tự là Sùng Phúc Tự hoặc Hoàng Sơn Thiếu Lâm. Thuở khai xưa chùa Tây Phương chỉ là một ngôi chùa nhỏ, cho tới đời vùa Quang Toản tên gọi là Cảnh Thịnh, chùa được tu sửa lại trên nền cũ.
Chùa được xây từ ba tòa xếp thành chữ Tam. Chính tòa ở giwua tuy hẹp nhưng cao hơn ha tòa thượng, hạ. Với lối kiến trúc chữ Tam nên ba tòa không được nối liền mà cách nhau một khoảng nhất định, từ thềm tòa này cách thềm tòa kia là 1m60, cho nên nội thất mỗi tòa đều được ánh sáng chiếu tới.
Ở cả ba tòa nhà đều được xây diêm tám mái, lợp bởi ngói mũi hài, phía trên có 8 đầu đao cong vút.
Ngôi chùa Tây Phương ấy là nơi hội tụ rất nhiều những tác phẩm xuất sắc của nghệ thuật điêu khắc, trong đó có cả chạm trổ, tạc tượng và phù điêu. Trong chùa hiện nay có 62 pho tượng như là: tượng Phật Di Lạc, Bồ Tát, Tuyết Sơn, Kim Cương…
Khu du lịch tâm linh Chùa Tây Phương – Hà Nội được nhà nước công nhận năm 1962 là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
17. Chùa Mía
Chùa mang tên là Sùng Nghiêm tự nằm ở làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây được thi công khởi dựng vào thời Trần.
Khu trung tâm nội điện gồm: Tiền đường, Thượng điện, Đại Hùng bảo điện… Theo lối kiến trúc kiểu “nội Công, ngoại Quốc” bề thế. Phía sau tiền đường la chính điện nơi đặt ban thờ Tam bảo, ngày nay được đặt thêm cả tượng Mẫu phía tay trái Tiền đường.
Nằm trong Tiền đường ta còn thấy có một tấm bia lớn được đăt trên lưng một con rùa, trên đó còn ghi niên đại Đức long thứ sáu của đời vua Lê. Ngay tòa Đại Hùng bảo điện nằm phía trong khá là đồ sộ. Ở chùa Mía nét nổi bật đặc trưng nằm ở số lượng tượng Phật rất lớn nên tới 287 pho tượng, Vì vậy chùa Mía chính là một trong những ngôi chùa mà có nhiều tượng Phật nhất ở Việt Nam.
Ngoài ra còn chưa tính đế một số hiện vật cổ có giá tr rất lớn như chuông đồng được đúc vào năm 1743, khánh đồng đúc năm 1864 và rất nhiều bia đá cổ khác. Khu du lịch tâm linh Chùa Mía – Hà Nội đã được nhà nước xếp tặng là di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.
18. Chùa Thầy
Được nằm dưới chân núi Thầy, thuộc vào làng Thụy Khuê, Sài Sơn, Quốc Oai. Chuà còn có tên gọi khác là chùa Cả hay chùa Sài, tên theo tiếng Hán tự là Thiên Phúc tự. Theo dân gian tương truyền rằng chùa được xây từ thời vua Lý Nhân Tông, đây chính là nơi tu hành của vị Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Chùa được xây theo bố cục kiểu chữ Tam bao gồm ba tòa nhà xếp song song với tên gọi là: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
Ở chùa Hạ sẽ là nơi lễ bái và để giảng đạo hai ngày trong tháng. Còn chùa Trung là nới tôn trí của nhiều tượng Phật. Chùa Thượng ấy là nơi thờ pháp sư Từ Đạo Hạnh và Phật A Di Đà.
Ở trước cửa chùa có một hồ nước rộng lớn có tên là Long Trì có nghĩa là ao của rồng. Ngược lên phía trên của hang Cắc Cớ sẽ đến chùa Thượng. Nhìn chung như vậy núi thầy và chùa Thầy chính là một cụm kiến trúc phật giáo với nhiều công trình được xây dựng ở những thời điểm khác nhau.
Ngày hội chùa Thầy sẽ được diễn ra từ ngày mồng 5 cho đên ngày mồng 7 của tháng 3 âm lịch hàng năm.
Điểm du lịch tâm linh Chùa Thầy – Hà Nội đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
19. Chùa Trấn Quốc
Đây là một trong những ngôi chùa cổ của Việt Nam, được xây lên vào thời vua Lý Nam Đế tại thôn Y Hoa, nằm gần bờ sông Hồng, cho đến năm 1615 thì chùa được rời vào trong đê Yên Phụ và dựng trên nền cũ của cung Thúy Hoa. Ngôi chùa mang tên là chùa Khai Quốc, nay tọa lạc tại đường Thanh Niên, Ba Đình.
Ngôi chùa có nhiều lớp kiến trúc, có nhà Bái đường, gồm nhiều tượng phật được sơn son thép vàng lộng lẫy. Chùa cũng được xây theo kiểu “nội Công, ngoại Quốc”, hướng nhìn về phía tây. Nhìn gác chuông chùa chính là một căn nhà ba gian, với mái chồng diêm, nằm trên chục chính. Ở phía sau tiền đường ấy chính là nhà Tam bảo.
Điểm đặc biệt là ở tong chùa có môt bức tượng Thích Ca nhập Niết bàn được làm bằng gỗ và thếp vàng rất lộng lẫy, bên cạnh là một cây bồ đề to lớn do chính Tổng thống Ấn Độ ban tặng. Nằm trong khuôn viên chùa còn có một tháp Bảo lục độ đài sen sừng sững gồm 11 tầng, cao 15m.
Vào năm 1989 thì điểm du lịch tâm linh Chùa Trấn Quốc – Hà Nội được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
- Xem chi tiết tại: Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội
20. Chùa Trăm Gian
Chùa có tên hán tự là Quảng Nghiêm tự, chùa được nằm ở thôn Tiên Lữ, Tiên Phương, Chương Mỹ. Ngôi chùa được xây lập từ thời nhà vua Lý Cao Tông với niên hiệu Trịnh Phù thứ 10, cũng đã được trùng tu qua nhiều thời đại.
Chùa là một quần thể kiến trúc đôc đáo, gồm tới 104 gian được chia thành ba cụm chính.
Cụm kiến trúc thứ nhất là gồm bốn cột trụ và hai quán, nơi đây chính là chỗ đánh cờ người trong ngày hội, đi vào sau đó chính là nhà Giá ngự hướng nhìn ra hồ sen, là nới đặt kiệu thánh để thưởng thức trò múa rối nước.
Tiếp qua mấy trăm bậc gạch là sẽ tới cụm thứ hai bao gồm một tòa gác chuông hai tầng mái.
Tới cụm kiến trúc thứ ba đấy là chùa chính bao gồm có nhà Bái đường, tòa Thiêu hương Thiêu điện, đi qua hai dãy hành lang và trong cùng là nhà tổ.
Nằm ở giữa còn có thêm một gác trống, treo lên một chiếc trống lớn và một khánh đồng được đúc năm cảnh hưng thứ 10. Hiện nay trong chùa còn lưu giữ bộ sưu tập bao gồm 153 pho tượng cổ. Ngôi chùa đã được nhà nước công nhận ấy là khu di tích lịch sử quốc gia.
21. Đền Keo
Đền Keo thuộc Kim Sơn – Gia Lâm ngày nay. Đền được dân ta dựng lên thờ tướng quân Đào Phúc hay còn gọi là Thành Hoàng làng cùng phu nhân (công chúa Tiên An).
Kiến trúc của đền bao gồm tam quan- sân- miếu thờ- tiền tế- phương đình và phía trong cùng là hậu cung. Điện thờ Tam quan rất rộng rãi ba của lớn ra vào kết hợp các trụ lớn. Ngoài ra còn có điện thờ Tứ phủ. Gian tiền tế rộng, chạy thẳng năm gian. Cách bày trí vô cùng cổ xưa toát lên nét riêng của đền chùa xưa.
Đền Keo còn lưu giữu được lại một vài công trình văn hóa: còn nguyên tượng và ngọc phả về tổ ca trù được biên soạn vào năm 1476. Một tài liệu mang giá trị to lớn với dân ca cổ truyền trong văn học dâ gian.
Đây cũng là một di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia.
22. Đình Bình Đà
Ngôi đình bao gồm có đình Nội và đình Ngoại, cả hai ngôi đình đều là đình của làng Bình Đà, Thanh Oai.
Ở đình Nội là thờ ngốc tổ Lạc Long Quân, còn đình Ngoại thì thờ Linh Lang Đại vương. Phía đình Nội được xây dựng vào năm 1918 (năm Mậu Ngọ) ở trên một khu đất cao với nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát tạo thành một quy mô rộng lớn khang trang. Hiện nay trong đình còn lưu giữ được nhiều tư liệu quý giá.
Ngay trên cửa gian thờ chính có hiện diện bức hoành phi to lớn đề chữ “Vi Bách Việt Tổ”. Điểm nổi bật trong đền nằm ở bức phù điêu được sơn son thép vàng để miêu tả quang cảnh lúc Lạc Long Quân cung với bá quan văn võ trong triều xem hội đua thuyền, chính là một lễ hội rất được phổ biến ở người Việt cổ xưa.
Còn đình Ngoại thì được xây dựng sát với quốc lộ 21B, cửa chính được xây về hướng nam. Ở đây lễ hội hằng năm sẽ được tổ chức vào ngày mồng 5 và 6 của tháng ba âm lịch. Cả hai di tích trên đều được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
23. Đền Bạch Mã
Ngôi đền chính là một di tích lịch sử nằm ở phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, đây là nơi thờ thần Long Đỗ vị thần trấn phương Đông, chính đây là Quốc Đô Thành hoàng Thăng Long xưa,. Ngôi đền Bạch Mã nằm trong bộ “Thăng Long tứ chấn”, đã được xây dựng lên khi vua Lý Thái Tổ đã rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
Ngôi đền xây theo lối kiến trúc hình chữ Tam, ở phía ngoài chính là Phương đình 8 mái, có 1 tam bảo và tới hơn 13 bức hoành phi, văn bia để nói về hai vị thần Long Đồ và Bạch Mã. Theo quan niệm của người phương đông ngựa trắng, chính là biểu tượng của mặt trời mọc hướng đông, vậy nên đền mới được gọi là trấn phương Đông của kinh thành.
Nhìn chung đình gồm có ba cổng tam quan Phương đình,Thiên hương, Đại bái, cung cấm và nhà hội đồng. Phần kiến trúc được xây lớn nhất trong đền chính là nhà đại bái, chia ra thành năm gian rộng lòng, nền nhà được lát toàn bằng đá xanh có hình khối chữ nhật chắc chắn.
Điểm du lịch tâm linh Đền Bạch Mã – Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1986.
24. Đền Bà Kiệu
Ngôi đền còn có tên là Thiên Tiên điện, tên hán tự là Huyền Chậu tự nằm ở phường Đông Các, ngày nay là phố Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm. Ngôi đền được xây dựng vào năm Vĩnh Bộ, vào đời vua Lê Thần Tông.
Đền được xây theo lối kiến trúc hình chữ Công bao gồm: Phương đình hai tâng bốn mái, nhà Đại bái ba gian, ba gian hậu cung, có hàng trống con được tiện khắc và vy kèo truyền thống tất cả quy tụ tạo thành một bề thế trang nghiêm.
Ngôi đền hiện nay là lối kiến trúc sau lần cải tạo trùng tu vào năm 1883-1884. Nay đền thờ ba vạ nữ thần là đệ nhị ngọc nữ Quỳnh Hoa, công chúa Liễu Hạnh và đệ tam Ngọc nữ Quế Nương.
Cho tới ngày nay bộ di vật văn hóa, lịch sử tại đền Bà Kiệu đang rất phong phú đa dạng: có một hệ thống hai mươi bảy sắc phong thần thuộc của gồm các triều đại Lê, Tây Sơn, Nguyễn, đa dạng gồm các bia đá chuông đồng.
Vào năm 1994 thì điểm du lịch tâm linh Đền Bà Kiệu – Hà Nội đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
25. Đền Hỏa Thần
Đây là ngôi đền duy nhất tại Việt Nam có thờ Hỏa Thần, được xây dựng tại phố Hàng Điếu, Hoàn Kiếm, vào thời kỳ đầu của nhà Nguyễn ( năm 1837).
Cho tới ngày nay tại ngôi đền cổ kính này vẫn còn tồn tại vẹn nguyên giá trị văn hóa nghệ thuật của đường lối kiến trúc xưa.
Được nằm trong khu phố cổ Hà Nội, ngôi đền hỏa thần chính là di tích lịch sử có đường lối kiến trúc quy mô lớn hơn cả, với bố cục hình chữ Công bao gồm các nhà hậu cung, phương đình và tiền tế.
Gian Tiền tế là một nếp nhà ngang có 3 gian, mái trên dược lợp ngói mũi hài, với bộ khung đỡ mái có bốn bộ vì kèo.Tòa Thượng đình được dựng lên phía sau Tiền tế, với mặt bằng hình vuông, 4 góc mái có các dạng đao cong.
Ngôi đền sẽ tổ chức lễ hội vào ngày 28 tháng ba và ngày 28 tháng chín âm lịch hàng năm. Đền cũng được công nhận làm di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia.
26. Đền kim Liên
Đền nằm ở số 148 Đào Duy anh, Đống Đa, ngôi đền với bề dày lịch sử lâu đời. nơi đây vốn được dựng lên là để thờ vua Cao Sơn Đại chính là vị thần trấn phương Nam. Cho tới sau này trong đền còn có thêm ban thờ Tam phủ, thờ Mẫu…
Ngôi đền cũng là một trong số “ Thăng Long tứ trấn”, và cũng được xây dựng từ thời điểm vua Lý Thái Tổ dời đô. Đền thờ chính nơi đây gồm có 5 gian và bốn lớp, lớp mái trên cùng có cấu tạo như là nới chuẩn bị mũ áo, đồ để tế lễ khi vào đền. Tới lớp thứ 2 chính là Tiền đình, là nơi để cử hành các nghi thức lễ cúng bái tế. Tới lớp thứ 3 chính là trung đình, là nơi đặt ban thờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tam phủ.
Cho thới nay trong đền vẫn lư giữ 39 săc phong. Đền đã được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
27. Đền Hai Bà Trưng
Ngôi đền thứ nhất nằm tại phố Đồng Nhân, Hai Bà Trưng . Nơi đây chính là đền chính thờ hai nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc chống giặc ngoại xâm ở nửa đầu thế ky thứ nhất. Trước kia đền ở làng Đồng Nhân nên có tên gọi là đền Đồng Nhân.
- Ngôi đền với kiểu kiến trúc “Nội công Ngoại quốc” bao gồm Tiền tế, Đại bái, Hậu cung.
- Điện Tiền tế có tơi bảy gian, đặt ở giữa cặp voi gỗ được sơn đen trog đó ngà của voi chính là ngà thật.
- Tòa Bái đường chính là nơi đặt ngai thờ, các nhang án, câu đối, hoành phi, đặc biệt trong đó có một tấm thảm lụa thể hiện hình Hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị đang cưỡi trên lưng voi đánh giặc.
- Phía trong hậu cung tượng của hai bà cùng sáu tượng nữ tướng khác được đặt dàn trải về hai bên, đây chính là các vị tướng: Thiên Nga, Nguyễn Đào Lương, Bát Nàn công chúa, Hòa Hoàng, Phùng Thị Chính, Lê Trân.
Mỗi năm ở đây đều tổ chức ngày hội vào mồng 6 tháng 2 âm lịch. Đền đã được nhà nước công nhận năm 1962 là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Ngoài ra còn có một ngôi đền ở thôn Hạ Lôi, Mê Linh, nơi đây được xây trên một khu đất cao thoáng đãng.Phía sau đền là khu vực thành gồm hai lớp trong là thành, ngoài là quách vậy nên dân gian gọi đây là thành Ống. Đền cũng được xây theo lối kiến trúc gồm: Tam quan nhà Tiền tế, nhà Trung tế về tới Hậu cung.
Nằm ngoài hậu cung có một cây lụa già cổ. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà kéo dài trong vòng ba năm cũng chính là cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang đầu tiên của nhân dân ta dành thăng lợi cho tới nay là gần hơn 20 thế kỷ, là cuộc khởi nghĩa chấm dứt ách thống trị của phong kiế phương Bắc kéo dài hơn 219 năm ở trên đất đại Văn Lang- Âu Lạc xưa.
Mỗi năm người dân đều tới đền để tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ tới công đức của hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị và các vị tướng lĩnh đã hy sinh vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Vào năm 2013 thì khu du lịch tâm linh đền Hai Bà Trưng – Hà Nội cũng đã được nhà nước cấp tặng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
28. Đền Hát Môn
Ngôi đền nằm một trong ba ngôi đền thờ hai Hai Bà Trưng lớn nhất và cổ kính nhất ở nước ta, nằm ở xã Hát Môn, Phúc Thọ. Xưa kia ngôi đền được xây trên bờ cửa sông Hát là một đoạn của sông Đáy, nhưng tới ngày nay bởi dòng sông đã bị đổi dòng nên đền được rời sâu vào phía trong. Theo lịch sử ghi lại nơi đây chính là nơi Hai Bà Trưng đã lập đàn mở hội thề vào năm 40.
Đi từ ngoài vào trước tiên du khách sẽ gặp miếu Bà Hàng nước, nơi thờ người phụ nữ mà đã khuyên Hai Bà Trưng tự vẫn để giữ chọn danh tiết, tiếp tới cổng đền được làm bằng hai trụ đồng to cao. Đi vào khoảng chừng 200m là ta sẽ thấy cửa Tam quan.
Với bố cạc xây theo hình chữ Nhất, dựng trên một gò đất cao. Trong đền được bày trí rất nhiều các món đồ thờ cúng cùng hoành phi, câu đối. Ngày lễ hội chính thức được tổ chức ngày mồng 6 tháng 3, mồng 4 tháng 9 và 24 tháng chạp âm lịch. Ngôi đền được công nhận là di tích lich sử qốc gia đặc biệt vào năm 2003.
29. Đền Ngọc Sơn
Ngôi đền được xây lên trên đảo Ngọc nằm trong hồ Hoàn Kiếm. Đi qua khỏi cổng đền nhìn bên tay trái ta sẽ thấy một tháp bút bằng đá được xây trên ngọn núi cũng là từ đá tạo thành, tháp vuông có 5 tầng. Ra khỏi đài Nghiên ta sẽ qua cầu Thê Húc, tiếp tới chính là lầu Đắc Nguyệt. Đi vào qua lầu phía tay trái sẽ vào tới khu đền.
Nằm đối diện với đình Trấn Ba ta sẽ thấy ba nếp đền ẩn hiện dưới những tán cây cổ thụ. Ở nếp thứ nhất gôm ba gian được xây theo kiến trúc tường hồi bít đốc, có dạng 2 tầng 4 mái. Nếp thứ hai cũng như nếp thứ nhất nhưng trong lòng nhà rộng lớn hơn hẳn. Và nếp thứ ba hay còn gọi là cung cấm hoặc là hậu cung, được xây hẹp lòng nhưng rất cao, nơi đây có thờ vua Trần Hưng Đạo. Ngăn cách giữa nếp thứ 2 và 3 là một ngôi nhà dành cho du khách nghỉ chân và cũng là nơi để đứng lễ.
Hiện nay trong đền còn lưu giữu lại khá nhiều văn vật cổ có giá trị. Vì nằm trong khu vực nên đền cùng với Hồ Hoàn Kiếm cũng đều đã được nhà nước cấp tặng di tích lịch sử và kiến trúc, nghệ thật quốc gua đặc biệt vào năm 2013.
30. Đền Nguyễn Trãi
Ngôi đền được xây lên ở xã Thụy Khuê, Thường Tín, là nơi thờ vị anh hùng của dân tộc Nguyễn Trãi. Đền được xây vào thế kỷ thứ 19, với đường lối kiến trúc của thời nhà Nguyễn xây theo hình chữ Nhị. Trong đền nay còn lưu dữ lại được bức trang chân dung của Nguyễn Trãi được vẽ trên tấm lụa cổ và còn nhiều bức hoành phi ghi lại công lao của ông.
Khi tới với đền ta có thể chiêm ngưỡng được tượng đài Nguyễn Trãi dựng vào năm 1980 vào dịp kỷ niệm 600 năm sinh của ông. Tượng được xây lên bằng xi măng cốt thép, dựng trên bệ đá granit. Pho tượng thể hiện được dáng đứng hiên ngang của vị anh hùng Nguyễn Trãi ,ngẩng cao đầu, tay còn mang theo bút để chiếu viết “Bình Ngô đại cáo”. Phía sau bức tượng chính là lỹ tre làng từ thời xua.
Đền vào năm 1964 đã được nhà nước cấp tặng là di tích lịch sửu văn hóa cấp quốc gia.
31. Đền Phù Đổng
Còn được biết đến là khu di tích Phù Đổng hay đền Gióng, nằm ở xã Phù Đổng, Gia Lâm. Theo truyền thuyết để lại rằng có một bà mẹ đã thử ướm chân mình vào một vết chân sâu, rồi từ đó sinh ra vị anh hùng Thánh Gióng, vào đời vua Lý Thái Tổ khi tưới bái yết ở đền, thấy được thần hiển linh nên đã đặt tên cho là điện Hiển Linh.
Nhìn chung với bố cụ gồm đền Thượng đền Trung và đền Hạ, tại điên Thượng là nơi đặt ban thờ ngài Thánh Gióng tương truyền rằng đã được đặt từ thời Hùng Vương thứ sáu. Ngôi đền trước đây là nhà của mẹ Thánh Gióng. Đền hạ nằm về phía đông của đền Thượng, tên theo tiếng hán tự là Dục Linh tự, đền thờ Thánh Mẫu.Sau đền là ao Tám Vú hay là miếu Bát Nhĩ Trì, ở dữa có một gò đất tróng nhô lên, nay chính là nơi Gióng được sinh ra.
Từ đó người dân ta có ngày hội Phù Đổng được tổ chức từ ngày 6 đến 12 vào tháng 4 âm lịch hàng năm. Cũng vào năm 2013 khu du lịch tâm linh đền Phù Đổng – Hà Nội đã được nhà nước cấp tặng là di tích lịch sử quốc gia.
32. Đền Ngô Quyền
Ngôi đền hay cũng có thể gọi đây là Lăng Ngô Quyền, được xây dựng trên đồi đất cao có tên là đồi Cấm, đây là vị trí đẹp nhất ở trong ấp Đường Lâm xưa, mà ngày nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây.
Ngôi đền được xây lên với lối kiến trúc khá khiêm tốn gồm: Tả Lạc, Hữu Mạc, Nghi Môn, Đại Bái và Hạu cung. Sau đó cho tới năm 1874 là năm Tự Đức thứ 27 Lăng Ngô Quyền đã được trùng tu lại. Lăng mộ được xây theo kiến trúc nhà bia có mái che , cao tầm khoảng 1,5m. Chính giữa lăng là ngai của ngài, và có cả bia đá năm 1821 trên đó có tạc 4 chữ hán “ Tiền Ngô Vương Lăng”. Đặc biệt nhất ở đèn còn lưu dữu được 18 cây duối cổ, lịch sử kể lại rằng đây là nơi ngài buộc voi, ngựa.
Rặng duối cổ ấy đã dược công nhận là cây di sản văn hóa, đền Ngô Quyền cũng được cấp tặng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 2011.
33. Đền Tản Viên
Đền được xây ngay trên núi Ba Vì tại xã Ba Vì, ở đây thờ thần Tản Viên hay còn được gọi là Tản Viên Sơn thánh, ngàn đời sau gọi thần núi Tản Viên ấy là vị tổ của bách thần vị nước ta. Ngày nay thì trên núi Tản Viên có tới 3 ngôi đền:
- Ngay trên đỉnh núi là đền Thượng, nơi đặt ban thờ Tản Viên Sơn thánh, được xây dựng lên vào thời Bắc thuộc, sau đó được trùng tu vào năm 860, cho tới năm 1073 được cin dan xây lại khanh trang hơn.
- Nằm tren sườn núi là đền Trung, được xây dựng lên vào thời nhà Lý, ngoài thờ thánh Tản Viên đây còn là nơi thờ hai vị thần khác nữa là Quý Minh và Cao Sơn.
- Đền hạ nằm ngay dưới chân núi cũng là nơi thờ Tản Viên. Cả ba đền thờ đều thuộc vào hàng di tích lịch sửu tín ngưỡng của dân gian.
- Ngôi đền Thượng được xây theo lối kiến trúc độc đáo gồm có ba gian và hai vách đá. Đền Trung thì nằm ở lưng chửng núi Ba VÌ nhìn về hướng Tây, còn lại đền Hạ thì lại nằm ở ven bờ sông Đà xây theo hình chữ Tam bởi ba giãy nhà.
Đền đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sửu văn hóa cấp quốc gia.
34. Đền Quán Thánh
Đền được xây dựng vào năm 1010 lúc nhà vua Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, tên hán tự là Huyền Thiên Trấn Vũ quán. Dân gian còn hay gọi là đền Trấn Vũ, nay thuộc về phường Quán Thánh, Ba Đình. Ngôi đền này cũng là một trong “ Thăng Long tứ trấn”, ngôi đền trấn ở phương Bắc là nơi canh dữ cho kinh thành được bình an, thịnh vượng.
Ngôi đền chúng ta có thể thấy ngày nay chính là kết quả của quá trình tu sửa vào đời Thành Thái thứ 5 năm 1893. Được đặt ở chính dữa hậu cung là tượng Trấn Vũ, tượng được đúc vào năm Vĩnh Trị thứ hai làm bằng đồng đen. Trên bái đường cũng có một pho tượng nữa cũng làm bằng đồng đen nhừn lại nhỏ hơn.
Cho tới ngày nay thì ngôi đền Trấn VŨ này không chỉ một địa điểm tâm linh linh thiêng của Hà Nội mà còn à nơi dành để hoạt động văn hóa tín ngưỡng của người dân. Đền được nhà nước cấp là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
35. Đền Trung Liệt
Đền Trung Liệt và gò Đống Đa là một cụm di tích gắn liền với trận thắng Đống Đa vào năm 1789 của vị vua Quang Trung. Được xây dựng trên gò Đống Đa, Trung Liệt.
Ban đầu ngôi đền được dựng lên nhằm để thờ Lê Lai, là người đã có công xả thân mình để cứu vua Lê Lợi thoát nạn. Về sau đó đền còn thờ thêm Nguyễn Tri Phương, là vị tướng có công lao dữ thành Hà Nội. Cho tới thời Pháp tạm nắm giũ Hà Nội ở những năm 1946-1954 ngôi đền được đặt thêm bài vị để thờ vua Quang Trung.
Về sau này, ở phía sau gò Đống Đa dân chúng đã dựng lên tượng vua Quang Trung, cùng với phù điêu để miêu tả về trận đánh. Cứ hàng năm vào ngày mồng 5 tháng giêng âm lịch nhân dân ta lại tổ chức ngày dỗ để tưởng nhớ về trận Đống Đa. Vào năm 1926 đền cùng với gà Đống Đa đều được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
36. Khu du lịch tâm linh Đền Sóc Sơn – Hà Nội
Đền hay còn gọi là khu di tích Sóc Sơn, được xây dựng ở Phù Lĩnh, Sóc Sơn, là nơi đền thờ Thánh Gióng. Thời đầu đền Sóc Sơn nằm ngay trên núi Sóc, thuộc vào hương Bình Lỗ, Vệ Linh. Tại đền Sọ người xưa kể lại rằng đây là nơi Thánh Gióng đã nghỉ chân trong trận đánh đuổi giặc An ra khỏi đất nước.
Nay ngôi đền Sóc Sơn nằm trên dãy núi Mã, nằm trong vòng cung Tam Bảo chính là nơi hội tụ được mọi linh khí đất trời. Khu di tích lịch sử Sóc Sơn đây chính là bao gồm các kiến trúc có liên quan tạo thành. Đầu tiên chính là đền Thượng, đây là công trình được khởi dựng đầu tiên. Đền được xây theo bố cục hình chữ Công, gồm các gian Tiền Tế, Hậu Cung và ống Muống. Đền muông là một ngôi chùa được xây dựng đã từ rất lâu đời, cho tới giờ vẫn dữ được nét cổ kính xưa.
Vào năm 1962 quần thể khu du lịch tâm linh đền Sóc Sơn – Hà Nội đã được nhà nước cấp là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
37. Khu du lịch tâm linh (Đền Trình – quần thể di tích Chùa Hương – Hà Nội)
Nơi đây là một trong những công trình của khu di tích Hương Sơn, nằm ở xã Hương Sơn, Mỹ Đức. Được xây dựng ngay cạnh bên chân núi Ngũ Nhạc nên thường có những cái tên như đền Ngũ Nhạc,đền Đục Khê, đền Quán Lớn. Đã được xây dựng vào khoảng cuối thế ky thứ 17.
Đền nằm ở cửa ngõ trước khi đi vào khu danh thắng Hương Sơn, đây còn được xem là nơi trình báo của du khách trước khi bước vào đất Phật. Nói về kiến trúc đền được xây theo lối chữ Tam, mang trong mình hình dáng thượng sơn lâu đài còn hạ sơn là lưu thủy.
Ở ngoài sân đền có đôi voi phục có bành được chạm trổ một cách tinh xảo còn có hai cột đá, hai pho tượng đá đều là những tác phẩm điêu khắc tinh tế của người thời cổ còn sót lại cho tới nay. Ngay sau đền có một khu rừng Cấm. Đi từ trên Đình dọc theo bờ suối Yên sẽ vào tới chùa Thiên Trù, còn gặp được hang Sơn Thủy với phong cảnh hữu tình, tất cả đều đã được nhà nước công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia.
Đã đến địa danh này thì bạn nên đi tham quan hết quần thể di tích Chùa Hương như Chùa Thiên Trù và điểm đến cuối cùng là động Hương Tích.
Xem chi tiết bài viết: Khám phá những điều bí ẩn bên trong Di Tích Chùa Hương ở Hà Nội
38. Đền Và
Ngôi đền nằm ở thôn Vân Gia, tên theo tiếng hán tự là đền Vân Già, nằm ở xã Trung Hưng, Sơn Tây hay còn được gọi là đền Đông Cung. Nơi đây thờ Tản Viên Sơn thánh. Ngôi đền Và là dạng kiến trúc biến thể của “ nội Công, ngoại Quốc”. Bao gồm các: gác Chuông, gác Trống, nghi môn, Hữu mạc, Tả mạc, sân rộng, có nhà tiền tế và nhà Hậu cung.
Nhà tiền Tế gồm có 5 gian được nuối liền với nhà Hậu cung bằng ống muống, tại theo kiểu kiến trúc chữ Công. Trên đường đi vào hậu cung được đặt một bộ vị to lớn, được làm theo phong cách thượng ván mê. Ở trung hậu cung được đặt một bộ tượng thờ, những câu đối, bức hoành phi và bộ thư văn được lồng trong tủ kính, đáng chú ý nhất có 5 bản thần tích.
Vào năm 1964 ngôi đền được nhà nước cấp vào di tích lịch sử quốc gia.
39. Đền Voi Phục
Hay còn có tên gọi là đền Thủ Lệ xưa ngày nay là công viên Thủ Lệ, Cầu Giấy, Ba Đình Hà Nội. Nơi đây thờ Linh Lang Đại vương là vị thần chấn về phương Tây nằm trong bộ “Thăng Long tứ chấn”.
Đền xây theo kiến trúc kiểu chữ Công với gia ngoài là đại bái ở giữa là đền Trung, trong cùng chính là Hậu cung.
Khu Tiền tế gồm năm gian, được kết cấu vì kèo chồng rường , mái trên được lợp ngói mũi hài cổ xưa. Ở chung đường chỉ có một gian chạy dọc về phía trong nối liền vào Hậu cung. Còn Hậu cung thì cũng có 5 gian, gian chính nằm ở vị trí sâu và cao nhất đặt tượng Linh Lan Đại vương, với nét mặt tinh tú thanh cao và trông còn rất trẻ. Phiá trước của bức tượng đặt một hòn đá trong hộp kính, theo người xưa kể rằng đây là gối đầu của đại vương.
Và ngoài ra ở trong đền còn xuất hiện một am nhỏ, là nơi thờ người đã quản tượng của Linh Lan. Phía ngoài đền chính là toàn bộ tam quan. Cổng đi vào đền có hai trụ tường, dược đắp nổi lên hình hai con voi phủ nhục, nhìn vào rất cổ kính. Trong đền còn lưu dữ rất nhiều di vật và tự khí cổ kính. Đền cũng đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
40. Miếu Mạch Lũng
Miếu được xây ở thôn Mạch Lũng, Đông Anh, nơi đây thờ ba vị anh hùng của dân tộc vào thời Hùng Vương thứ 18. Ngôi miếu đã qua tu sửa và mở rộng khá nhiều lần.
Sau khi tới thời Lê Trung hưng tu sửa thì để lại di tích có giá trị nghệ thuật rất cao cho tới ngày nay với quy mô bề thế. Kiến trúc xây dựng của chùa được xây theo kiểu chuôi vồ. Bên trong chùa còn được lưu dữ những bức cốt nách, cửa võng dược chạm trổ điêu khắc với giá trị nghệ thuật cao.
Bức cốt nạch được đặt bên trái hậu cung , với nội dung rất phong phú và đa dạng như cảnh đàn ca, múa hát, đấu vật xen kẽ đao mác. Còn của võng trên được chạm khắc hình hai con thạch sùng đang quay đầu vào nhau, còn cái đuôi chụm lại để tạo thành hình ảnh lá đề và các con rồng nhỏ được làm theo phong cách lưỡng long chầu nguyệt.
Ngoài những thứ ấy ra trong miếu còn bảo tồn được một khối lượng lớn hiện vật thời cổ khá phong phú và đa dạng. Ngôi miếu vào năm 1993 đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
41. Phủ Chủ Tịch
Khi nhắc tới Chủ Tịch Hồ Chí Minh chúng ta không thể không nhắc tới nơi sinh sống và làm việc của Bác. Còn gọi là phủ Chủ Tịch. Nơi bác làm việc lâu nhất, và là phần đời còn lại của Bác ở đây ( từ cuối năm 1954 đến ngày bác mất 02/9/1969).
Sau cuộc kháng chiến chông Pháp kết thúc, khu đất phía tây Bắc Hoàng Thành được chọn là nơi làm việc của Bác cũng là nơi làm việc của Đảng và Chính Phủ ta lúc bấy giờ.
Ngoài nơi nghỉ ngơi của Bác, nơi đây cũng là địa điểm của Bác tiếp các đoàn đại biểu của Đảng- tôn giáo- công dân- trí thức- nông dân hay quân đội.
Nơi đây còn cho xây dựng lại giống với quê nhà nơi Bác ở: nhà sàn, ao cá, cây cối…
Hiện nay Đảng và Nhà Nước ta cho phép mở cửa phủ Chủ Tịch để các thế hệ trẻ thanh niên và các cháu được đến đây vui chơi, thăm viêng nơi sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 2009 phủ được Cấp khu di tích lịch sử quốc gia.
42. Điểm du lịch tâm linh – Lăng Chủ Tịch – TP Hà Nội
Lăng Chủ Tịch hay còn gọi là nơi giữ gìn cơ thể của Bác nằm ở Ba Đình Hà Nội.
Nơi đây lưu dữ một minh chứng của lịch sử, được lưu truyền từ quá khứ đến mãi mãi về sau. Cho Việt Nam và bạn bè quốc tế các đời con cháu được đến thăm viếng. Bác là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau.
Lăng mộ Chủ Tịch Hồ Chí Minh chính là một công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật thẩm mỹ rất cao. Với cấu trúc Lăng hình vuông, hướng nhìn về phía đông, hai bên Lăng đều có lễ đài dài 65m. Nhìn chung ta có thể thấy lăng Bác có 3 tầng, tầng dưới cùng tạo thành bặc tam cấp, tầng ở giữa vớ kết cấu trung tâm với nhiều hàng cột vuông bao quanh, trên cùng là mái lăng hình tam cấp.
Thi hài bác được đặt chính dữa phần lăng, hai bên hành lang kéo dào. Kiến trúc lăng Bác được sử dụng bằng nhiều đá khác nhau và màu sắc của đá được phân bố từng khu riêng biệt và sắp xếp hài hòa. Xung quanh lăng Bác gồm một vườn cây đầy đủ các loại thực vật khắp cả nước, tạo nên một khu vườn đa dạng thảm thực vật. Phía trước lăng là cung cảnh quảng trường Ba Đình.
Lời cuối về các địa điểm du lịch tâm linh tại Hà Nội
Dẫu biết rằng vùng đất địa linh nhân kiệt này trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước còn có hàng trăm địa điểm tâm linh khác. Nhưng bài viết này chỉ nói rõ về 42 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất ở hà nội vừa kết hợp được du lịch và tín ngưỡng tâm linh giúp người đọc tóm tắt lại những địa điểm du lịch tâm linh giá trị nhất.
Xem Thêm: Đền Bà Chúa Kho Giảng Võ, Hà Nội mang tên Lý Thị Châu cai quản kho lương thành Thăng Long.
Xem Thêm: Top 7 địa điểm du lịch tâm linh tại Bắc Ninh được nhiều người tới lễ bái nhất.
Xem Thêm: Top 7 Địa Điểm Du Lịch Tâm Linh tỉnh Hà Nam được biết tới và đi nhiều nhất
Xem Thêm: Những điểm du lịch tâm linh của tỉnh Hải Dương nổi tiếng nhất
Xem Thêm: Tỉnh Hưng Yên có những khu du lịch tâm linh nào đặc sắc?
Trang Chủ: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Hotline: 0987.662.123
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Thế Giới Tâm Linh ở Hà Nội
-
Gợi ý 10 địa Chỉ Du Lịch Tâm Linh Hấp Dẫn Nhất ở Thủ đô Hà Nội
-
10 địa điểm Du Lịch Tâm Linh Hấp Dẫn ở Thủ đô Hà Nội - Vntrip
-
Du Lịch Tâm Linh Gần Hà Nội Với 14 điểm đến Linh Thiêng - Vinpearl
-
Top 11 Điểm Du Lịch Tâm Linh Nổi Tiếng ở Hà Nội
-
Top 12 Điểm Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Nổi Tiếng ở Ngoại Thành Hà Nội
-
Địa điểm Du Lịch Tâm Linh ở Hà Nội
-
Du Lịch Tâm Linh Gần Hà Nội Cùng 6 địa điểm được Lựa Chọn Nhiều ...
-
Ghé Thăm 16 Ngôi Chùa Hà Nội Linh Thiêng Nổi Tiếng - Klook Blog
-
Du Lịch Tâm Linh - Top 10 điểm đến ở Khu Vực Hà Nội
-
Đời Sống Tâm Linh Người Hà Nội 100 Năm Trước - VnExpress
-
Tâm Linh - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Top 10 địa điểm Du Lịch Tâm Linh Hấp Dẫn ở Thủ đô Hà Nội
-
Những điểm Du Lịch Tâm Linh ở Hà Nội Mà Bạn Nên Tới Vào Tháng Vu ...
-
Các địa điểm Du Lịch Tâm Linh Gần Hà Nội