TOP 8 Đề Thi Kì 2 Môn Khoa Học Tự Nhiên 6 Năm 2021
Có thể bạn quan tâm
TOP 18 Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi cuối học kì 2 năm 2023 - 2024.
Bộ đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi môn Ngữ văn, Toán. Vậy chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên năm 2023 - 2024
- 1. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo
- 1.1. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
- 1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
- 1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
- 1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
- 2. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức
- 2.1. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
- 2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
- 2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
- 2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn KHTN 6
- 3. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều
- 3.1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
- 3.2. Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối kì 2 môn KHTN 6
- 3.3. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
- 3.4. Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
1. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo
1.1. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Trường THCS:...........PHÒNG GD-ĐT …….. | ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ IINăm học 2023 – 2024MÔN: KHTN- LỚP 6Thời gian làm bài: 60 phút(Không tính thời gian phát đề) |
Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?
A. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.B. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năngD. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng
Câu 2. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?
A. Xăng.B. Điện.C. Dầu.D. Than.
Câu 3. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?
A. Máy quạt.B. Nồi cơm điện.C. Máy khoan. D. Máy bơm nước.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Tây sang hướng Đông.B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Đông sang hướng Tây.C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Đông sang hướng Tây.
Câu 5: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.
A. Hành tinh - vệ tinh. B. Vệ tinh - vệ tinh.C. Thiên thể - thiên thể. D. Vệ tinh - thiên thể.
Câu 6: Mặt Trời là một:
A. Vệ tinh.B. Ngôi sao. C. Hành tinh.D. Sao băng.
Câu 7: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2. B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2
Câu 8: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.B. Cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.
Câu 9: Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là:
A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa quả xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trườngB. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phépC. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếmD. Tất cả các ý trên.
Câu 10: Nhiên liệu hoá thạch là:
A. Là nguồn nhiên liệu tái tạo.B. Là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.C. Chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.D. Là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đối hàng triệu năm trước.
Câu 11: Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là:
A. Đá vôi. B. Cát.C. Gạch. D. Đất sét.
Câu 12: Chất tinh khiết được tạo ra từ:
A. một chất duy nhất. B. một nguyên tố duy nhất.C. một nguyên tử. D. hai chất khác nhau.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 13 (1.0 điểm):
a. Theo em nên sử , khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?
b. Bằng cách nào xử sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đình mình.
Câu 14 (2,25 điểm). Quan sát hình sau và trả lời các câu hỏi sau:
a. Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao?
b. Người ở vị trí nào trong hai vị trí M và N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Vì sao?
c. Người ở vị trí nào trong hai vị trí P và Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Vì sao?
Câu 15: (0,75 điểm): Bạn An và Lan cùng nhau ra quán mua một số đồ ăn, An bảo Lan trước khi mua bạn phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của đồ ăn cần mua. Lan tỏ ra khó hiểu hỏi bạn: Tại sao? Bằng kiến thức đã học về bài Nấm em hãy thay An giải thích cho bạn Lan hiểu.
Câu 16: (1,0 điểm ): Theo em, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín có đặc điểm nào giúp chúng có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường?
Câu 17. (1,5 điểm): Trình bày nguyên tắc tách chất và một số cách tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Câu 18: (0,5 điểm): Không khí là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất? Kế tên thành phần các chất có trong không khí.
1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
I. TNKQ (3,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đ/A | A | B | B | C | A | B | B | C | B | D | A | A |
II: Tự luận: (7,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 13 (1điểm) | a. Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn và tiết kiệm là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu b. Khi nhận thấy mùi khí gas bất thường, nếu đang nấu nhanh chóng tắt bếp, khóa van bình ga và nhanh chóng mở hết cửa cho thông thoáng để lượng khí gas thoát ra ngoài, - Dùng quạt tay, bìa carton quạt theo phương ngang để hỗ trợ đẩy nhanh khí gas thoát ra ngoài, không quạt theo phương đứng có thể khiến khí gas bay lên và bạn sẽ hít phải | 0,5đ 0,5đ |
Câu 14 (2,25đ) | a. - Ở các vị trí P, Q đang là ban ngày - Giải thích: vì các vị trí này đang được Mặt Trời chiếu sáng. - Ở các vị trí M và N đang là ban đêm - Giải thích: vì các vị trí này lúc đó không được Mặt Trời chiếu sáng. b. - Trong hai vị trí M và N, người đứng ở vị trí N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước - Giải thích: Khi Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, ánh sáng Mặt Trời sẽ chiếu tới N trước khi chiếu tới M. c. - Trong hai vị trí P và Q, người đứng ở vị trí Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước. - Giải thích: Vì khi Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, ánh sáng mặt trời chiếu tới Q sẽ khuất trước so với ánh sáng mặt trời chiếu tới P. | 0,75đ 0,75đ 0,75đ |
Câu 15 (0,75đ) | - Khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng vì: Thực phẩm khi để lâu dễ xuất hiện nấm và sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thay đổi màu sắc, mùi vị…), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. | 0,75đ |
Câu 16 (1điểm) | + Thực vật hạt kín có cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái, trong thân có mạch dẫn phát triển. + Thực vật hạt kín sinh sản bằng hạt, hạt được bao bọc trong quả nên tránh được các tác động của môi trường. Quả và hạt đa dạng, nhiều kiểu phát tán khác nhau. - Nên thực vật hạt kín có mặt ở nhiều nơi | 0,5đ 0,5đ |
Câu 17 (1,5điểm) | - Nguyên tắc tách chất: Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất, ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các phương đơn giản như: lọc, cô cạn, chiết. - Một số phương pháp đơn giản tách chất ra khỏi hỗn hợp: 1. Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng. 2. Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (khó bay hơi) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng. 3. Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp chất lỏng không đồng nhất. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
Câu 18 (0,5điểm) | - Không khí là hỗn hợp đồng nhất có thành phần chính là khí nitrogen (chiếm khoảng 78%), oxygen (chiếm khoảng 21%), còn lại 1% là khí carbon dioxide, hơi nước và các khí khác. | 0,5 |
1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
TT | Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức Độ Đánh Giá | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Năng Lượng Và Sự Biến Đổi | Năng lượng | 2 (0,5đ) | 1 (0,25đ) | 1 (1,0đ) | 17,5% | |||||
Trái đất và bầu trời | 2 (0,5đ) | 1 (2.25đ) | 1 (0,25đ) | 30% | |||||||
2 | Vật sống | Đa dạng sinh học | 2 (0,5đ) | 1 (0,25đ) | 1 (1,đ) | 1 (0,75đ) | 25% | ||||
3 | Chất và sự biến đổi của chất | Hỗn hợp, tách chất ra khỏi hỗn hợp | 1 (0,25đ) | 1 (0,75đ) | 10% | ||||||
Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; | 2 (0,5đ) | 1 1,25đ | 17,5% | ||||||||
Tổng: Số câu Điểm | 7 (1,75đ) | 1 (2,25đ) | 5 (1,25đ) | 2 1,75đ | 2 (2,0đ) | 1 (1,0đ) | |||||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
STT | Chương/ Chủ đề | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi | Câu hỏi | ||
TL | TN | TL | TN | |||
1 | Năng Lượng Và Sự Biến Đổi | Năng lượng | Nhận biết - Chỉ ra được một số hiện tượng trong tự nhiên hay một số ứng dụng khoa học kĩ thuật thể hiện năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. | |||
- Kể tên được một số nhiên liệu thường dùng trong thực tế. | ||||||
- Kể tên được một số loại năng lượng. | ||||||
- Chỉ ra được một số ví dụ trong thực tế về sự truyền năng lượng giữa các vật. | 1 | Câu 3 | ||||
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. | ||||||
- Lấy được ví dụ về sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác từ dạng này sang dạng khác thì năng lượng không được bảo toàn mà xuất hiện một năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi. | 1 | C17 | ||||
- Chỉ ra được một số ví dụ về sử dụng năng lượng tái tạo thường dùng trong thực tế. | 1 | C12 | ||||
Thông hiểu | ||||||
- Nêu được nhiên liệu là vật liệugiải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy. Lấy được ví dụ minh họa | ||||||
- Phân biệt được các dạng năng lượng. | ||||||
- Chứng minh được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. | ||||||
- Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ. | ||||||
- Giải thích được các hiện tượng trong thực tế có sự chuyển hóa năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. | 1 | C1 | ||||
- Nêu được sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác từ dạng này sang dạng khác thì năng lượng không được bảo toàn mà xuất hiện một năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi. Lấy được ví dụ thực tế. | ||||||
Vận dụng | ||||||
- Giải thích được một số vật liệu trong thực tế có khả năng giải phóng năng lượng lớn, nhỏ. | ||||||
- So sánh và phân tích được vật có năng lượng lớn sẽ có khả năng sinh ra lực tác dụng mạnh lên vật khác. | ||||||
- Vận dụng được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và ứng dụng của định luật trong khoa học kĩ thuật | ||||||
- Lấy được ví dụ thực tế về ứng dụng trong kĩ thuật về sự truyền nhiệt và giải thích được. | ||||||
Vận dụng cao: - Đề xuất biện pháp và vận dụng thực tế việc sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. | 1 | C13 | ||||
Trái đất và bầu trời | Nhận Biết:- Mô tả được quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày quan sát thấy. | 1 | C4 | |||
Nêu được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. | ||||||
- Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. | 1 | C6 | ||||
- Nêu được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà. | ||||||
Thông hiểu | ||||||
- Giải thích được quy luật chuyển động mọc, lặn của Mặt Trời. | ||||||
- Giải thích được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. | ||||||
- Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau. | 1 | C5 | ||||
- Giải thích được hình ảnh quan sát thấy về sao chổi. | ||||||
- Giải thích được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà. | ||||||
Vận dụng- Giải thích được quy luật chuyển động mọc, lặn của Mặt Trời. | 1 | C18 | ||||
- Thiết kế mô hình thực tế bằng vẽ hình, phần mền thông dụng để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. | 1 | C14 | ||||
2 | Đa dạng sinh học | Nhận Biết- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. | ||||
-Phân biệt được: Nấm, Thực vật,Động vật,Vi khuẩn,Virus,Nguyên sinh vật | 1 | C8 | ||||
- Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. | ||||||
- Nêu được một số tác hại của thực vật trong đời sống. | 1 | C7 | ||||
- Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống. | ||||||
- Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, … | ||||||
Thông hiểu- Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, | ||||||
- Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. | ||||||
- Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra. | ||||||
- Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi, ...). Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm. | ||||||
- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,...). | ||||||
- Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra | ||||||
- Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín). | ||||||
- Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...) | 1 | C9 | ||||
- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ. | ||||||
- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình. | ||||||
- Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình. | ||||||
Vận dụng- Thực hành quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. | ||||||
- Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp). | ||||||
Hệ thống phân loại sinh vật | 1 | C15 | ||||
- Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học. | ||||||
- Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên. | ||||||
- Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học. | 1 | C16 | ||||
Vận dụng cao- Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, ... | ||||||
- Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận. | ||||||
- Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ...). | ||||||
- Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật. | ||||||
- Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên. | ||||||
- Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống). | ||||||
3 | Hỗn hợp, tách chất ra khỏi hỗn hợp | Nhận biết– Nêu được khái niệm hỗn hợp. | ||||
– Nêu được khái niệm chất tinh khiết. | 1 | C12 | ||||
– Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch. | ||||||
– Nhận ra được một số các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước. | ||||||
Thông hiểu- Phân biệt được dung môi và dung dịch. | ||||||
– Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất. | 1 | C17 | ||||
– Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. | ||||||
– Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước. | ||||||
Vận dụng– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi là gì. | ||||||
– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung dịch là gì. | ||||||
– Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. | ||||||
– Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết. | 1 | C17 | ||||
Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; | Thông hiểu– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh,... | |||||
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, ... | 1 | C10 | ||||
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: quặng, đá vôi, ... | 1 | C11 | ||||
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm trong cuộc sống. | ||||||
Vận dụng – Trình bày được sơ lược về an ninh năng lượng. | ||||||
– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng. | ||||||
– Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu... | ||||||
Vận dụng caoĐưa ra được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. |
2. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức
2.1. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………… (Đề kiểm tra gồm có ….. trang) | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ IINĂM HỌC: 2023 - 2023MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Muỗi Anophen là vật chủ trung gian truyền bệnh gì cho người? - (Biết)
A. Bệnh dịch tả. B. Bệnh sốt rét. C. Bệnh ngủ li bì. D. Bệnh viêm đường hô hấp.
Câu 2. Con hà bám dưới mạn tàu thuyền gây – (Biết)
A. ô nhiễm nguồn nước. B. hại cho tôm cá.C. bệnh truyền nhiễm. D. hư hỏng tàu thuyền.
Câu 3. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học chủ yếu là do yếu tố - (Biết)
A. con người. B. tự nhiên.C. thực vật. D. động vật.
Câu 4. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên là - (Biết)
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm.B. Cung cấp gỗ để làm nhà cửa. C. Giúp duy trì và ổn định sự sống trên trái đất. D. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch cho con người.
Câu 5. Lực ma sát xuất hiện giữa đế giày, dép với mặt đường làm mòn đế giày, dép là – (Biết)
A. lực ma sát trượt. B. lực ma sát nghỉ.C. lực ma sát lăn. D. cả ma sát nghỉ và ma sát lăn.
Câu 6. Độ lớn của lực hút Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là - (Biết)
A. khối lượng của vật đó. B. trọng lượng của vật đó.C. thể tích của vật đó.D. độ dài của vật đó.
Câu 7. Biến dạng của vật nào sau đây giống biến dạng của lò xo? – (Biết)
A. Cái bình sứ. B. Hòn đá.C. Quả bóng cao su.D. Miếng kính
Câu 8. Các đồ dùng như quạt điện, đèn điện hoạt động được là nhờ dạng năng lượng nào? (Biết)
A. Cơ năng.B. Điện năngC. Thế năng hấp dẫn. D. Động năng.
Câu 9. Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5 cm. Khi treo một quả cân 100 g thì độ dài của lò xo là 11 cm. Nếu treo quả cân 500 g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu? - H1
A. 2,5 cm. B. 0,5 cm.C. 2,0 cm. D. 1,0 cm
Câu 10. Khi ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào tấm pin Mặt Trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đây là một ví dụ về chuyển hóa – (Hiểu)
A. Năng lượng từ ánh sáng thành năng lượng nhiệt.B. năng lượng hạt nhân sang năng lượng hóa học.C. năng lượng điện sang động năng.D. năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
Câu 11. Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì – (Hiểu)
A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.D. Trái Đất quay xung quanh Mặt trời.
Câu 12. Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì – (Hiểu)
A. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.C. Trái Đất quay quanh trục của nó liên tục.D. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
Câu 13. Khi dòng điện chạy vào quạt điện làm quạt điện quay thì điện năng đã được chuyển hóa thành các dạng năng lượng – H5
A. cơ năng và nhiệt năng trong đó cơ năng là năng lượng hao phí.B. cơ năng và nhiệt năng trong đó nhiệt năng là năng lượng hao phí.C. cơ năng và quang năng trong đó cơ năng là năng lượng hao phí.D. cơ năng và hóa năng trong đó cơ năng là năng lượng hao phí.
Câu 14. Dây cung tác dụng lực F = 150N lên mũi tên đang bắn cung. Lực F này được biểu diễn bằng mũi tên với tỉ xích 0,5cm ứng với 50N. Trong các hình vẽ A, B, C, D hình nào vẽ đúng? - H6.
Câu 15. Một học sinh có khối lượng 35kg. Trọng lượng của học sinh đó là - VD1
A. 35N.B. 3,5N. C. 3500N. D. 350N.
Câu 16. Hai học sinh A và B cùng đi từ tầng 1 lên tầng 3 của tòa nhà lớp học. Học sinh A xách chiếc cặp có khối lượng 2kg, học sinh B xách chiếc cặp có khối lượng 3kg. Câu so sánh nào sau đây là đúng khi nói về lực tay mỗi học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp xách cặp? – VD2
A. Lực tác dụng của học sinh A lớn hơn.B. Lực tác dụng của học sinh B lớn hơn.C. Lực tác dụng của 2 bạn là như nhau.D. Lực tác dụng của học sinh A bằng \(\frac{1}{5}\) lực tác dụng của học sinh B.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 17 (1,5 điểm).
Thế nào là lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc? Lấy ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc? – B-1đ; H-0.5đ
Câu 18 (1,5 điểm).
a) Khi đốt cháy nhiên liệu, năng lượng được giải phóng tạo ra các dạng năng lượng nào? Lấy ví dụ minh họa? – H-1đ
b) Hãy đề xuất 2 biện pháp sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm, hiệu quả? VD-0,5đ
Câu 19 ( 2,0 điểm).
a) Hãy cho biết kích thước của hệ Mặt trời so với Ngân Hà?- B- 0,5đ
b) Hàng ngày đứng trên Trái Đất ta thấy Mặt Trời buổi sáng mọc ở phía Đông, buổi chiều lặn ở phía Tây. Em hãy mô tả quy luật chuyển động của Mặt trời? – B- 0,5đ
c) Giải thích quy luật chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng?- VD- 1 đ
Câu 20 ( 1,0 điểm). - VDC - 1đ
Trong buổi thực hành tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, nhóm của Hồng đã sưu tầm được một số động vật sau: Chuồn chuồn, ong, ruồi nhà, nhện, tôm, cua, châu chấu, muỗi, rết, giun đất.
Bằng kiến thức đã học về khóa lưỡng phân, em hãy giúp Hồng phân chia chúng thành các nhóm cho phù hợp?
2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | B | 5 | A | 9 | A | 13 | B |
2 | D | 6 | B | 10 | D | 14 | C |
3 | A | 7 | C | 11 | A | 15 | D |
4 | C | 8 | B | 12 | B | 16 | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 17 ( 1,5 điểm):
Nội dung | Điểm |
- Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. - Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc - Ví dụ về lực tiếp xúc: Một học sinh dùng tay kéo chiếc bàn, lực kéo làm chiếc bàn di chuyển. - Ví dụ về lực không tiếp xúc: Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt đặt gần nó. | 0,5 0,5 0,25 0,25 |
Câu 18 (1,5 điểm):
Nội dung | Điểm |
a) Nhiên liệu là vật liệugiải phóng năng lượng khi bị đốt cháy, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy. - Ví dụ: Khi đốt củi ( gỗ) khô, củi cháy sẽ tạo ra nhiệt năng và năng lượng ánh sáng. | 0,5 0,5 |
a) Các biện pháp tiết kiệm năng lượng ( có thể ): - Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. - Tăng cường khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo nhằm hạn chế khai thác và tiết kiệm nguồn năng lượng không tái tạo | 0,25 0,25 |
Câu 19 (2 điểm):
Nội dung | Điểm |
a) Hệ Mặt Trời có kích thước vô cùng nhỏ so với Ngân Hà | 0,5 |
b) Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của nó. Hàng ngày, Trái Đất quay từ Tây sang Đông nên ta thấy Mặt Trời mọc ở phí Đông, lặn ở phía Tây. | 0,5 |
c) Trái Đất quay quanh Mặt Trời còn Mặt Trăng quay quanh Trái Đất ( hay Trái Đất là hành tinh của Mặt trời còn Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Ngoài ra Trái Đất còn tự quay quanh trục của nó nên có hiện tượng ngày và đêm - Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời mất thời gian 365 ngày (1 năm). - Mặt Trăng quay 1 vòng quanh Trái Đất mất thời gian khoảng 1 tháng | 0,5 0,25 0,25 |
Câu 20 (1 điểm):
Nội dung | Điểm |
HS phân chia được 2 nhóm động vật bằng sơ đồ khóa lưỡng phân: - Động vật có cánh: Chuồn chuồn, ong, ruồi nhà, châu chấu, muỗi. - Động vật không có cánh: Nhện, tôm, cua, rết, giun đất. (HS sắp xếp đúng đến từng loài thì cho điểm tối đa, nếu sai 1 loài ở mỗi nhóm trừ 0,125 điểm) | 0,5 0,5 |
2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Chủ đề | MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ | Tổng số câu TN, số ý TL | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đa dạng thế giới sống (38 tiết, đã dạy 12 tiết ở kì I) | |||||||||||
Đa dạng thực vật | |||||||||||
Đa dạng động vật | |||||||||||
Vai trò của đa dạng sinh học | |||||||||||
Bảo vệ đa dạng sinh học | |||||||||||
Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên | 1 | 1 | 1,0 | ||||||||
Lực (15 tiết) | |||||||||||
Lực và tác dụng của lực | 1 | 1 | 0,25 | ||||||||
Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | 1 | 1 | 1,0 | ||||||||
Ma sát | 1 | 1 | 0,25 | ||||||||
Khối lượng và trọng lượng | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||||
Biến dạng của lò xo | 2 | 2 | 0,5 | ||||||||
Năng lượng (10 tiết) | |||||||||||
Khái niệm về năng lượng | 1 | 1 | 0,25 | ||||||||
Một số dạng năng lượng | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,25 | ||||||
Sự chuyển hóa năng lượng | 1 | 1 | 0,25 | ||||||||
Năng lượng hao phí, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,25 | ||||||
Trái đất và bầu trời (10 tiết) | |||||||||||
Chuyển động nhìn thấy của mặt trời | 2 | 2 | 0,5 | ||||||||
Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng | 2 | 2 | 0,5 | ||||||||
Hệ mặt trời | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,25 | ||||||
Ngân hà | 2 | 2 | 0,5 | ||||||||
Số câu TN, số ý TL | 0 | 16 | 3 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 6 | 16 | 10,00 |
Điểm số | 0 | 4,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 1 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm | 3,0 điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm | 10 điểm | 10 điểm |
2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn KHTN 6
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu hỏi | Câu hỏi | ||||
TL(Số ý) | TN(Số câu) | TL | TN | |||||
Đa dạng thế giới sống | 1 | |||||||
Đa dạng thực vật (4T) | Thông hiểu | - Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín). | ||||||
- Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...). | ||||||||
Vận dụng | - Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học. | |||||||
Đa dạng động vật (4T) | Nhận biết | - Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống. | ||||||
Thông hiểu | - Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình. | |||||||
- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ. | ||||||||
- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình. | ||||||||
Vận dụng | Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên. | |||||||
Vai trò của đa dạng sinh học(2T) | Nhận biết | Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, … | ||||||
Bảo vệ đa dạng sinh học(1T), | Vận dụng | Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học. | ||||||
Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên (3T) | Vận dụng cao | - Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận. | ||||||
- Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật. | ||||||||
- Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên. | 1 | C17 | ||||||
- Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ...). | ||||||||
- Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống). | ||||||||
Lực (15 tiết) | 2 | 5 | ||||||
Lực và tác dụng của lực (3T) | Nhận biết | - Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo. | ||||||
- Nêu được đơn vị lực đo lực. | ||||||||
- Nhận biết được dụng cụ đo lục là lực kế. | ||||||||
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ. | ||||||||
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi hướng chuyển động. | ||||||||
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm biến dạng vật. | 1 | C1 | ||||||
Thông hiểu | - Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. | |||||||
- Biết cách sử dụng lực kế để đo lực (ước lượng độ lớn lực tác dụng lên vật, chọn lực kế thích hợp, tiến hành đúng thao tác đo, đọc giá trị của lực trên lực kế). | ||||||||
Vận dụng | - Biểu diễn được lực tác dụng lên 1 vật trong thực tế và chỉ ra tác dụng của lực trong trường hợp đó | |||||||
Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc (2T) | Nhận biết | - Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. Lấy được vi dụ về lực không tiếp xúc | ||||||
- Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc. | ||||||||
- Chỉ ra được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. | ||||||||
Thông hiểu | - Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc. | 1 | C18 | |||||
Ma sát (5T) | Nhận biết | - Kể tên được ba loại lực ma sát. | ||||||
- Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ. | ||||||||
- Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát lăn. | ||||||||
- Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát trượt. | 1 | C2 | ||||||
Thông hiểu | - Chỉ ra được nguyên nhân gây ra lực ma sát. | |||||||
- Nêu được khái niệm về lực ma sát trượt (ma sát lăn, ma sát nghỉ). Cho ví dụ. | ||||||||
- Phân biệt được lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn. | ||||||||
Vận dụng | - Chỉ ra được tác dụng cản trở hay tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát nghỉ (trượt, lăn) trong trường hợp thực tế. | |||||||
- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ. | ||||||||
Khối lượng và trọng lượng (3T) | Nhận biết | - Nêu được khái niệm về khối lượng. | ||||||
- Nêu được khái niệm lực hấp dẫn. | ||||||||
- Nêu được khái niệm trọng lượng. | 1 | C3 | ||||||
Thông hiểu | - Đọc và giải thích được số chỉ về trọng lượng, khối lượng ghi trên các nhãn hiệu của sản phẩm trên thị trường. | |||||||
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lực. | ||||||||
Vận dụng | Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật hoặc ngược lại | 1 | C19 | |||||
Biến dạng của lò xo (2T) | Nhận biết | - Nhận biết được khi nào lực đàn hồi xuất hiện. | ||||||
- Lấy được một số ví dụ về vật có khả năng đàn hồi tốt, kém. | ||||||||
- Kể tên được một số ứng dụng của vật đàn hồi. | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | - Chỉ ra được phương, chiều của lực đàn hồi khi vật chịu lực tác dụng. | |||||||
- Chứng tỏ được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo. | 1 | C5 | ||||||
Vận dụng | - Giải thích được một số hiện tượng thực tế về: nguyên nhân biến dạng của vật rắn; lò xo mất khả năng trở lại hình dạng ban đầu; ứng dụng của lực đàn hồi trong kĩ thuật. | |||||||
Năng lượng ( 10 tiết) | 2 | 4 | ||||||
Khái niệm về năng lượng (2T) | Nhận biết | - Chỉ ra được một số hiện tượng trong tự nhiên hay một số ứng dụng khoa học kĩ thuật thể hiện năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. | 1 | C6 | ||||
- Kể tên được một số nhiên liệu thường dùng trong thực tế. | ||||||||
Thông hiểu | - Chứng minh được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. | |||||||
Vận dụng | - So sánh và phân tích được vật có năng lượng lớn sẽ có khả năng sinh ra lực tác dụng mạnh lên vật khác. | |||||||
- Giải thích được một số vật liệu trong thực tế có khả năng giải phóng năng lượng lớn, nhỏ. | ||||||||
Một số dạng năng lượng (2T) | - Kể tên được một số loại năng lượng | 1 | C7 | |||||
Nhận biết | - Nêu được nhiên liệu là vật liệugiải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy. Lấy được ví dụ minh họa. | |||||||
- Phân biệt được các dạng năng lượng | ||||||||
Thông hiểu | - Phân biệt được các dạng năng lượng. | |||||||
- Nêu được nhiên liệu là vật liệugiải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy. Lấy được ví dụ minh họa. | 1 | C20 | ||||||
Sự chuyển hoá năng lượng (3T) | Nhận biết | - Chỉ ra được một số ví dụ trong thực tế về sự truyền năng lượng giữa các vật. | ||||||
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. | 1 | C8 | ||||||
Thông hiểu | - Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ. | |||||||
- Giải thích được các hiện tượng trong thực tế có sự chuyển hóa năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. | ||||||||
Vận dụng | - Vận dụng được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và ứng dụng của định luật trong khoa học kĩ thuật | |||||||
- Lấy được ví dụ thực tế về ứng dụng trong kĩ thuật về sự truyền nhiệt và giải thích được. | ||||||||
– Năng lượng hao phí – Năng lượng tái tạo - Tiết kiệm năng lượng (3T) | Nhận biết | - Lấy được ví dụ về sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác từ dạng này sang dạng khác thì năng lượng không được bảo toàn mà xuất hiện một năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi. | 1 | C9 | ||||
- Chỉ ra được một số ví dụ về sử dụng năng lượng tái tạo thường dùng trong thực tế. | ||||||||
Thông hiểu | - Nêu được sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác từ dạng này sang dạng khác thì năng lượng không được bảo toàn mà xuất hiện một năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi. Lấy được ví dụ thực tế. | |||||||
Vận dụng | - Đề xuất biện pháp và vận dụng thực tế việc sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. | 1 | C21 | |||||
Trái đất và bầu trời ( 10 tiết) | 1 | 7 | ||||||
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời (3T) | Nhận biết | - Mô tả được quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày quan sát thấy. | 2 | C10,11 | ||||
Thông hiểu | - Giải thích được quy luật chuyển động mọc, lặn của Mặt Trời. | |||||||
Vận dụng | Giải thích quy luật chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng | |||||||
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng (3T) | Nhận biết | - Nêu được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. | 2 | C12,13 | ||||
Thông hiểu | - Giải thích được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. | |||||||
Vận dụng | - Thiết kế mô hình thực tế bằng vẽ hình, phần mềm thông dụng để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. | |||||||
Hệ Mặt Trời (2T) | Nhận biết | - Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. | 1 | C14 | ||||
Thông hiểu | - Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau. | 1 | C22 | |||||
- Giải thích được hình ảnh quan sát thấy về sao chổi. | ||||||||
Ngân Hà (2T) | Nhận biết | - Nêu được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà. | 2 | C15,16 |
3. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều
3.1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Cấp độChủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
LỰC | 1 | 1 | 1 | |||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu:1 Số điểm: 0.25 Tỉ lệ: 2.5% | Số câu:2 Số điểm: 1.25 Tỉ lệ: 12.5% | Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | |||||
NĂNG LƯỢNG | 2 | 2 | 3 | 2 | 1 | 1 | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 4 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ:15 % | Số câu: 5 Số điểm: 1.75 Tỉ lệ:17.5 % | Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ:15 % | Số câu: 11 Số điểm: 4.75 Tỉ lệ: 47.5 % | ||||
CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG; HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ | 3 | 1 | 1 | 1 | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 4 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ:25 % | Số câu: 1 Số điểm: 0.25 Tỉ lệ:2.5 % | Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % | Số câu: 6 Số điểm: 3.75 Tỉ lệ: 37.5 % | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu:9 Số điểm: 4.25 Tỉ lệ: 42.5 % | Số câu: 8 Số điểm: 3.25 Tỉ lệ:32.5 % | Số câu: 3 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ: 25 % | Số câu: 18 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % |
3.2. Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối kì 2 môn KHTN 6
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | MÔ TẢ |
LỰC | Nhận biết: | - Xác định được các loại lực và vai trò của lực |
Thông hiểu: | - Thiết kế và giải thích được thí nghiệm của vật dưới tác dụng của lực hấp dẫn | |
Vận dụng | - Vận dụng được các kiến thức để làm một số bài tập về lực | |
NĂNG LƯỢNG | Nhận biết: | - Nhận biết được một số dạng năng lượng thường gặp. - Lấy ví dụ về sự chuyển hoá và truyền năng lượng - Nêu năng lượng hao phí là gì - Nêu được định luật bảo toàn năng lượng |
Thông hiểu: | - Xác định được năng lượng hao phí trong các trường hợp cụ thể - Thiết kế và giải thích được thí nghiệm về sự truyền và chuyển năng lượng | |
Vận dụng: | - Áp dụng các kiến thức về năng lượng giải thích các hiện tượng tự nhiên, giải các bài tập về năng lượng - Vận dụng trong thực tiễn: tiết kiệm năng lượng | |
CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG; HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ | Nhận biết: | - Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời - Các hành tinh trong hệ mặt trời và Ngân Hà |
Thông hiểu: | - Xác định trên mô hình hoặc tranh ảnh vị trí, phương hướng, thời điểm trong ngày - Thiết kế thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm | |
Vận dụng | - Vận dụng các kiến thức đã học xác định vị trí, phương hướng, thời gian trong ngày |
3.3. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
TRƯỜNG THCS.......... | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN KHTN. LỚP 6Năm học 2023 – 2024(Thời gian làm bài 90 phút) |
Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khối lượng được đo bằng gam.B. Kilogam là đơn vị đo khối lượngC. Trái Đất hút các vậtD. Không có lực hấp dẫn trên mặt trăng
Câu 2: Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có:
A. Năng lượng ánh sángB. Năng lượng điệnC. Năng lượng nhiệtD. Động năng
Câu 3: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?
A. Dây cao su đang dãnB. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nướcC. Ngọn lửa đang cháyD. Quả táo trên mặt bàn
Câu 4: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành:
A. Năng lượng hoá họcB. Năng lượng nhiệtC. Năng lượng ánh sángD. Năng lượng âm thanh
Câu 5: Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đó là một ví dụ về chuyển hoá:
A. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệtB. Năng lượng hạt nhân thành năng lượng hoá họcC. Năng lượng điện thành động năngD. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện
Câu 6: Năng lượng nào sau đây KHÔNG PHẢI năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng mặt trờiB. Năng lượng gióC. Năng lượng của than đáD. Năng lượng của sóng biển
Câu 7: Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là:
A. Năng lượng ánh sáng mặt trờiB. Năng lượng gióC. Năng lượng của sóng biểnD. Năng lượng của dòng nước
Câu 8: Nói về hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mặt trời mọc ở hướng tâyB. Mặt trời mọc ở hướng namC. Mặt trời lặn ở hướng tâyD. Mặt trời lặn ở hướng nam
Câu 9: Mặt trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt trời to và sáng hơn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do:
A. Mặt trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân HàB. Mặt trời là ngôi sao gần trái đất nhấtC. Mặt trời là ngôi sao to nhất trong Ngân HàD. Mặt trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà
Câu 10: Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt trời?
A. Trái đấtB. Thuỷ tinhC. Kim tinhD. Hoả tinh
Câu 11: Ghép một số thứ tự ở cột A với một chữ ở cột b để được một câu đúng hoàn chỉnh.
Cột A | Cột B |
1. Một dây chun đang bị kéo dãn | a. Có động năng |
2. Tiếng còi tàu | b. Có năng lượng âm thanh |
3. Dầu mỏ, khí đốt | c. Có thế năng đàn hổi |
4. Ngọn nến đang cháy | d. Có năng lượng hoá học |
5. Xe máy đang chuyển động | e. Cung cấp năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. |
Câu 12: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
STT | Nhận định | Đ | S |
1 | Mặt trời mọc ở phía tây vào lúc sáng sớm, cao dần lên và lặn ở phía đông lúc chiều tối | ||
2 | Trái đất quay từ phía tây sang phía đông quanh trục của nó nên chúng ta thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày. | ||
3 | Trái đất quay từ phía đông sang phía tây quanh trục của nó nên chúng ta thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày. | ||
4 | Trên Trái đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của mặt trăng | ||
5 | Hệ Mặt trời bao gồm trái đất và rất nhiều hành tinh, và là một phần của Ngân Hà |
Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1.0 điểm):
Một viên bi được thả tự do từ vị trí 1. Nó rơi tự do đến các vị trí 2, 3, 4, 5 và xuống mặt đất.
a. Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thế năng của viên bi theo các vị trí?
b. Hãy so sánh động năng của viên bi ở vị trí số 1 và số 4?
Giải thích câu trả lời của em
Câu 2. (1.5 điểm): Thế nào là năng lượng hao phí? Nêu tên năng lượng hao phí khi sử dụng bóng đèn điện? Em hãy đề xuất các biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong lớp học?
Câu 3 (1 điểm): Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.
Câu 4 (1 điểm): Hệ Mặt Trời gồm bao nhiêu hành tinh? Em hãy sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
Câu 5 (1 điểm): Nêu định luật bảo toàn năng lượng? Lấy một ví dụ cụ thể chứng minh năng lượng được bảo toàn?
Câu 6 (0.5 điểm): Hãy giải thích tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không bị thoát vào không gian?
3.4. Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1- 10: Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | D | A | B | D | C | B | C | B | A |
Câu 11 (1 điểm): Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm
1- C
2- B
3- D
4- E
5- A
Câu 12 (1 điểm): Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm
1- S
2- Đ
3- S
4- Đ
5- S
Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm) | a. Sắp xếp theo thế năng giảm dần: 1> 2> 3> 4> 5 Thế năng của vật giảm dần theo độ cao b. Động năng của viên bi ở vị trí 4> 1 Vật chuyển động càng nhanh thì có động năng càng lớn. Khi rơi từ trên cao xuống, vật sẽ chuyển động càng nhanh khi rơi càng gần mặt đất. | 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm |
Câu 2 (1.5 điểm) | - Năng lượng hao phí là năng lượng vô ích bị thất thoát ra môi trường trong quá trình truyền hoặc chuyển năng lượng. - Khi dùng bóng đèn điện một phần năng lượng điện bị chuyển thành năng lượng nhiệt bị hao phí - Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học: Tắt đèn và quạt khi không cần thiết Sử dụng loại bóng đèn và quạt điện tiết kiệm năng lượng Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi lớp và ra về Vệ sinh sạch sẽ quạt điện và bóng điện Mở cửa sổ để tận dụng gió và ánh sáng mặt trời... | 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 3 (1 điểm) | A- Bình minh B- Giữa trưa C- Hoàng hôn D- Ban đêm | 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm |
Câu 4 (1 điểm) | Hệ Mặt Trời gồm Mặt trời, 8 hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi Sắp xếp: Mặt trời – Thuỷ tinh – Kim tinh – Trái đất – Hoả tinh – Mộc tinh – Thổ tinh – Thiên vương tinh – Hải vương tinh. | 0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 5 (1 điểm) | Định luật: Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ vật này sang vật khác. HS lấy ví dụ cụ thể | 0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 6 (0.5 điểm) | Vì Trái đất có lực hấp dẫn, lực này hút và giữ bầu khí quyển ở xung quanh trái đất | 0.5 điểm |
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Từ khóa » đề Vật Lý Lớp 6 Học Kì Ii
-
Bộ 10 đề Thi Học Kì 2 Lớp 6 Môn Vật Lý Năm 2021 Tải Nhiều
-
Bộ đề Thi Học Kì 2 Môn Vật Lý Lớp 6 Năm 2021
-
Top 3 Đề Thi Học Kì 2 Lớp 6 Vật Lý Năm Học 2020 - 2021 Kèm đáp án
-
Đề Kiểm Tra Học Kì II Môn Vật Lý Lớp 6 - Đề Số 2
-
Bộ đề Thi Học Kì 2 Môn Vật Lý Lớp 6 Năm 2020 - 2021 - THPT Sóc Trăng
-
Top 5 Đề Thi Học Kì 2 Vật Lí Lớp 6 Chọn Lọc, Có đáp án
-
Đề Thi Vật Lí Lớp 6 Học Kì 2 Có đáp án (Đề 1)
-
Bộ 3 Đề Thi Học Kì 2 Môn Vật Lý Lớp 6 Năm 2021 (Có đáp án)
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 6 Môn Lý - Mới Nhất
-
Đề Thi Vật Lí Lớp 6 Học Kì 2 Có đáp án (Đề 1). - MarvelVietnam
-
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 6 - MarvelVietnam
-
Đề Thi Học Kì 2 Môn Vật Lý Lớp 6 Có đáp án
-
Đề Thi Vật Lý Lớp 6 Mới Nhất - Tìm Đáp Án
-
Đề Cương ôn Tập Học Kì 2 Môn Vật Lý Lớp 6 - Thư Viện Đề Thi - Đáp Án