Trắc Nghiệm Vật Lý 11 Bài 19 Từ Trường Có đáp án
Có thể bạn quan tâm
Trang chủNgữ văn Soạn văn 6 Soạn văn 7 Soạn văn 8 Soạn văn 9 Soạn Văn 10 Soạn văn 11 Soạn văn 12Văn mẫu Văn mẫu 6 Văn mẫu 7 Văn mẫu 8 Văn mẫu 9 Văn mẫu 10 Văn mẫu 11 Văn mẫu 12Thi vào 10 Tra điểm Tin tuyển sinh Điểm chuẩn Đề thi thử Đề thi đáp ánGiải đápTrắc nghiệmĐăng nhập Tạo tài khoảnĐăng Nhập với Email Đăng nhậpLấy lại mật khẩuĐăng Nhập với Facebook Google Apple
Tạo tài khoản Doctailieu
Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi Tạo tài khoảnTạo tài khoản với Facebook Google AppleKhi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạnLấy lại mật khẩuNhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu Trang chủTrắc nghiệm Lớp 11Trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 11
Bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 bài 19: Từ trường có đáp án
Danh sách câu hỏi Đáp ánCâu 1. Từ trường là: A. Từ trường là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện đứng yên. Từ trường gây ra lực từ tác dụng lên các vật có từ tính đặt trong đó B. Từ trường là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện chuyển động. Từ trường gây ra lực điện tác dụng lên các vật có từ tính đặt trong đó C. Từ trường là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện chuyển động. Từ trường gây ra lực từ tác dụng lên các vật có từ tính đặt trong đó D. Từ trường là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện đứng yên. Từ trường gây ra lực điện tác dụng lên các vật có từ tính đặt trong đó Câu 2. Để phát hiện ra từ trường tồn tại trong khoảng không gian người ta sử dụng A. Dây dẫn mang dòng điện B. Điện tích thử C. Nam châm điện D. Nam châm điện Câu 3. Người ta dùng kim nam châm để phát hiện: A. Điện trường tồn tại trong khoảng không gian B. Trường hấp dẫn tồn tại trong khoảng không gian C. Từ trường tồn tại trong khoảng không gian D. Điện trường và từ trường tồn tại trong khoảng không gian Câu 4. Để đặc trưng cho từ trường tại một điểm, người ta vẽ tại đó một véctơ A. Cường độ điện trường $\overrightarrow{E}$ B. Cảm ứng từ $\overrightarrow{B}$ C. Lực điện $\overrightarrow{F}$ D. Lực từ $\overrightarrow{F}$ Câu 5. Đường sức từ là: A. Đường sức từ là đường được vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với phương của véctơ điện trường tại điểm đó B. Đường sức từ là đường được vẽ trong từ trường sao cho tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với phương của véctơ cảm ứng từ tại điểm đó C. Đường sức từ là đường được vẽ trong từ trường sao cho tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng song song với phương của véctơ cảm ứng từ tại điểm đó D. Đường sức từ là đường được vẽ trong từ trường sao cho tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng vuông góc với phương của véctơ cảm ứng từ tại điểm đó Câu 6. Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ? A. Tương tác giữa nam châm với nam châm B. Tương tác giữa nam châm với dòng điện C. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện D. Tương tác giữa dòng điện với điện tích đứng yên Câu 7. Tương tác nào sau đây là tương tác từ? A. Tương tác giữa các điện tích đứng yên B. Tương tác giữa nam châm với các điện tích đứng yên C. Tương tác giữa dòng điện với các điện tích đứng yên D. Tương tác giữa dòng điện với các điện tích đứng yên Câu 8. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì: A. Có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó B. Có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó C. Có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó D. Có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó Câu 9. Lực nào sau đây không phải là lực từ? A. Lực tương tác giữa nam châm với nam châm B. Lực tương tác giữa nam châm với dòng điện C. Lực tương tác giữa dòng điện với dòng điện D. Lực tương tác giữa dòng điện với điện tích đứng yên Câu 10. Tính chất cơ bản của từ trường là: A. Gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó B. Gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó C. Gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó D. Gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh Câu 11. Chọn phương án đúng? Từ trường gây ra A. Lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó B. Lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó C. Lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó D. Sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nới có cảm ứng từ nhỏ D. Các đường sức từ của nam châm thẳng là những đường cong kín Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được nhiều đường sức từ B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ D. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường cong kín Câu 14. Từ phổ là: A. Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường B. Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau C. Hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm D. Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song Câu 15. Từ trường đều là: A. Một từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm khác nhau B. Một từ trường mà lực điện tại mọi điểm đều bằng nhau C. Một từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau D. Một từ trường mà cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau Câu 16. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ thông về mặt gây ra tác dụng từ C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ Câu 17. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác điện B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng lực C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường có thể vẽ nhiều đường sức từ Câu 18. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có: A. Các đường sức song song và cách đều nhau B. Cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau C. Lực từ tác dụng lên các điện tích đứng yên là như nhau D. Các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B Câu 19. Từ trường không tương tác với A. Điện tích chuyển động. B. Nam châm đứng yên. C. Điện tích đứng yên. D. Nam châm chuyển động.đáp án Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 19: Từ trường
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|
Câu 1 | C | Câu 11 | A |
Câu 2 | D | Câu 12 | B |
Câu 3 | C | Câu 13 | C |
Câu 4 | B | Câu 14 | A |
Câu 5 | B | Câu 15 | C |
Câu 6 | D | Câu 16 | C |
Câu 7 | D | Câu 17 | B |
Câu 8 | D | Câu 18 | C |
Câu 9 | D | Câu 19 | C |
Câu 10 | A |
Trắc nghiệm Lý 11 sách mới có đáp án phần 1
Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 34: Kính thiên văn
Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 33: Kính hiển vi
Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 32 Kính lúp
Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 31 Mắt
Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 30: Các dạng bài tập thấu kính
XTừ khóa » Soạn Lý 11 Bài 19
-
Vật Lý 11 Bài 19: Từ Trường - Hoc247
-
Lý Thuyết Vật Lý 11: Bài 19. Từ Trường - TopLoigiai
-
Giải Vật Lí 11 Bài 19: Từ Trường
-
Bài 19. Từ Trường
-
Giải Bài 19 Vật Lí 11: Từ Trường - Tech12h
-
Vật Lí 11 Bài 19: Từ Trường Soạn Lý 11 Trang 124
-
Soạn Vật Lí 11 Bài 19: Từ Trường SGK Chính Xác Nhất
-
SGK Vật Lí 11 - Bài 19. Từ Trường
-
Giải Vật Lí 11 Bài 19: Từ Trường - Haylamdo
-
Vật Lí 11 Bài 19: Từ Trường
-
Lý 11 Bài 19: Từ Trường
-
Giáo án Vật Lý Lớp 11 - Tiết 38 - Bài 19: Từ Trường
-
Giải Bài Tập Vật Lí 11 - Bài 19: Từ Trường
-
Trả Lời Câu Hỏi C1 Trang 118 - Bài 19 - SGK Môn Vật Lý Lớp 11