Trẻ Sơ Sinh Bị Còi Xương Do Thiếu Vitamin D

  • Đối tác Hot
  • RSS
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
Bcare.vn
  • Bệnh viện
  • Phòng khám
  • Bác sĩ
  • Gói khám
  • Tin sức khoẻ
    • Thông Tin Sức Khỏe
    • Cẩm nang tiêm chủng
  • Tra cứu
    • Tra cứu bệnh
    • Tra cứu thuốc
    • Tra cứu từ điển y khoa
    • Tra cứu phẫu thuật
    • Tra cứu xét nghiệm y khoa
    • Tra cứu thảo dược
  • Đối tác Hot
  • RSS
Đăng nhập
  1. Trang chủ
  2. Thông Tin Sức Khỏe
  3. Trẻ sơ sinh bị còi xương do thiếu vitamin D

Mục lục:

  • Nội dung chính
  • 1. Trẻ sơ sinh Thiếu vitamin D bị còi xương
  • 2. Nguyên nhân gây còi xương ở trẻ sơ sinh thiếu vitamin D
  • 3. Biểu hiện còi xương ở trẻ sơ sinh thiếu vitamin D
  • 4. Chẩn đoán Trẻ sơ sinh bị còi xương do thiếu vitamin D
  • 5. Điều trị còi xương bằng cách cho trẻ sơ sinh uống vitamin D
  • 6. Phòng ngừa còi xương do thiếu vitamin D trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị còi xương do thiếu vitamin D Còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh là tình trạng loạn dưỡng xương khiến xương mềm và dễ gãy. Còi xương do thiếu vitamin D còn được gọi là còi xương dinh dưỡng, khá phổ biến ở trẻ sơ sinh Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Trẻ sơ sinh Thiếu vitamin D bị còi xương

Trẻ sơ sinh bị Còi xương do thiếu vitamin D là tình trạng loạn dưỡng xương khiến xương mềm và dễ gãy. Còi xương do Thiếu vitamin D còn được gọi là Còi xương dinh dưỡng, khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non, nhẹ cân.

Còi xương ở trẻ sơ sinh thiếu vitamin D ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nếu không điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có nhiễm khuẩn đường Hô hấp như viêm phổi.

2. Nguyên nhân gây còi xương ở trẻ sơ sinh thiếu vitamin D

Trẻ sơ sinh bị còi xương do thiếu vitamin D có thể là do một trong những nguyên nhân sau:

  • Mẹ Mang thai bị thiếu vitamin D: Thai Nhi hấp thụ vitamin D từ mẹ truyền qua nhau thai. Sau khi sinh, nguồn vitamin trẻ có được chủ yếu từ sữa mẹ. Nếu người mẹ thiếu vitamin D cũng sẽ dễ khiến trẻ bị thiếu vitamin D và dẫn đến còi xương sớm.
Trẻ sơ sinh bị còi xương do thiếu vitamin D - ảnh 1Trẻ sơ sinh thiếu vitamin D bị còi xương
  • Trẻ sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân: Trẻ sơ sinh thiếu vitamin D thường là trẻ sinh non, nhẹ cân (< 2,5kg), do cơ thể trẻ không dự trữ đủ lượng vitamin D khi còn là thai nhi. Ở trẻ Sinh non và nhẹ cân, hệ thống men tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D cũng yếu hơn so với trẻ bình thường.
  • Chế độ Dinh dưỡng của trẻ: Trẻ sơ sinh thiếu vitamin D do không được bú mẹ, thay vào đó, trẻ được nuôi bằng sữa ngoài có nguy cơ bị còi xương cao hơn. Cả sữa mẹ và sữa ngoài đều có hàm lượng vitamin D thấp như nhau, tuy nhiên trẻ sẽ hấp thu vitamin D có trong sữa mẹ dễ dàng hơn. Ngoài ra, trẻ sơ sinh đến giai đoạn ăn dặm, nếu được ăn sớm các loại gia vị như muối, bột nêm, bột ngọt, nước mắm, ... có thể làm tăng nguy cơ bị còi xương do axit phytic có trong các gia vị này làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D của trẻ.
  • Trẻ hay ốm đau, bệnh tật: Còi xương ở trẻ sơ sinh thiếu vitamin D có thể là do trẻ thường xuyên mắc các bệnh về đường ruột như nhiễm trùng, bị tiêu chảy kéo dài, tắc mật, viêm gan,... làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D của trẻ.
  • Thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Trẻ không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời do các yếu tố như địa lý, khí hậu, môi trường sống ô nhiễm, chật chội, trẻ được giữ trong nhà,... có thể làm giảm sự hấp thụ vitamin D của trẻ.

3. Biểu hiện còi xương ở trẻ sơ sinh thiếu vitamin D

Trẻ sơ sinh thiếu vitamin D có thể sẽ có những biểu hiện sớm và muộn như sau.

3.1 Biểu hiện sớm của bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh thiếu vitamin D

  • Trẻ khó ngủ, hay giật mình, trẻ hay quấy khóc.
  • Trẻ hay đổ nhiều mồ hôi trộm, đặc biệt là về đêm, kể cả khi trời lạnh.
  • Trẻ bị rụng tóc kiểu vành khăn ở phía sau đầu.
  • Trẻ chậm phát triển về mặt thể lực, cơ nhão, trương lực cơ giảm, da xanh xao, lách to.
Trẻ sơ sinh bị còi xương do thiếu vitamin D - ảnh 2Trẻ ngủ hay giật mình là dấu hiệu của bệnh còi xương do thiếu vitamin D

3.2 Biểu hiện muộn của bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh thiếu vitamin D

  • Trẻ chậm trong các kỹ năng vận động như lẫy, bò, đi, ...
  • Trẻ có thóp rộng, sờ thấy bờ thóp mềm, chậm liền thóp.
  • Hộp sọ của trẻ bị biến dạng, đầu bẹt, ấn hoặc sờ có thể thấy lõm, xương sọ mềm.
  • Xương sọ có thể có bướu, thường ở vùng đỉnh hoặc trán.
  • Trẻ chậm mọc răng, răng có thể mọc không cân đối.
  • Xương sườn, lồng ngực biến dạng, vẹo, gù cột sống.
  • Cẳng chân biến dạng, chân vòng kiềng, xương cổ tay phát triển, phì đại, to, khung chậu kém phát triển.
  • Trẻ có thể bị co giật khi Nồng độ canxi trong máu hạ xuống thấp do thiếu vitamin D.

4. Chẩn đoán Trẻ sơ sinh bị còi xương do thiếu vitamin D

Chẩn đoán xác định Trẻ sơ sinh bị còi xương do thiếu vitamin D dựa vào một số xét nghiệm cơ bản sau:

  • Xét nghiệm sinh hoá: Khi trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D, nồng độ phốt-pho trong máu giảm còn khoảng 1,5 - 3,5 mg/dL, trong khi giá trị bình thường là khoảng 4,5 - 6,5 mg/dL.
  • Dựa vào hàm lượng 25(OH) D trong máu để đánh giá tình trạng và mức độ thiếu vitamin D. Hàm lượng 25(OH) D > 75nmol/L là đủ vitamin D.
  • Chụp X-quang xương: Chụp X-quang xương cũng là một phương pháp dùng để chẩn đoán còi xương do thiếu vitamin D trẻ sơ sinh. Chụp X-quang cho phép đánh giá sự cốt hoá của xương, trẻ bị còi xương sẽ có hình ảnh đậm độ thân xương giảm, đầu xương to, cốt hoá xương chậm, bờ cốt hoá không đều.
Trẻ sơ sinh bị còi xương do thiếu vitamin D - ảnh 3Xét nghiệm sinh hóa giúp chẩn đoán Trẻ sơ sinh bị còi xương do thiếu vitamin D

5. Điều trị còi xương bằng cách cho trẻ sơ sinh uống vitamin D

Cho trẻ sơ sinh uống vitamin D theo chỉ định của bác sĩ là phương pháp điều trị còi xương, liều dùng cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 0 - 18 tháng tuổi: Trẻ được bú mẹ hoặc uống sữa công thức nhưng lượng sữa
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân, thiếu tháng, sinh đôi, da sẫm màu: Sau khi sinh 2 tuần, cân nhắc cho trẻ sơ sinh uống vitamin D bổ sung liên tục với liều từ 400 - 800 đơn vị/ngày trong 15 tháng.
  • Trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi: Cho trẻ uống vitamin D liều 200.000 đơn vị/6 tháng/lần.

6. Phòng ngừa còi xương do thiếu vitamin D trẻ sơ sinh

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D trẻ sơ sinh có thể được phòng ngừa bằng những biện pháp sau:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau khi sinh, trong thời gian này, người mẹ cần chú ý bổ sung thuốc bổ, vitamin tổng hợp để tăng hàm lượng vitamin D có trong sữa mẹ cho trẻ.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và bắt đầu ăn dặm cần chú ý cho trẻ ăn bổ sung và tăng cường các loại rau xanh.

Ngoài việc cho trẻ sơ sinh uống vitamin D, cần kết hợp cho trẻ tắm nắng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mỗi ngày. Thời gian tắm nắng là tăng dần từ 5 - 20 phút, thời điểm tắm nắng phù hợp là trước 8 giờ sáng. Cần lưu ý tránh để trẻ bị lạnh hoặc nóng khi tắm nắng.

7. Một số cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh

Có thể nói, vitamin có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của chúng ta, nhất là các em bé sơ sinh. Một trong những vấn đề các bậc phụ huynh nên quan tâm đó là nên bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh bằng cách nào?

7.1. Chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng

Đầu tiên, các mẹ đảm bảo chế độ ăn đa dạng ngay từ khi mang thai, trong quá trình cho con bú và cả chế độ ăn cho trẻ. Mẹ cũng có thể chú ý 1 số loại thực phẩm giàu vitamin D như cá, dầu cá, ngũ cốc, sò, nấm, đậu,... Tuy nhiên, mẹ cần bổ sung hài hòa và đầy đủ các loại dưỡng chất, không nên quá tập trung vào vitamin D để không bị thiếu hụt các chất khác.

Ngoài ra, mẹ có thể cho em bé bú sữa công thức để cung cấp vitamin cho cơ thể. Thông thường, nếu như sữa công thức chứa hàm lượng dưỡng chất đầy đủ thì bé không cần bổ sung vitamin D từ bên ngoài. Lượng sữa công thức một ngày bé sử dụng là 500ml là vừa đủ.

7.2. Tắm nắng

Đối với trường hợp dưỡng chất trong sữa công thức không đủ để cung cấp cho trẻ sơ sinh thì cha mẹ mới cần cung cấp thêm cho con. Cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là cho em bé đi tắm nắng. Bởi vì ánh nắng có tác dụng chuyển hóa các vitamin D rất tốt, ngoài ra còn giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

Em bé nên đi tắm nắng buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để đảm bảo an toàn.

Em bé nên đi tắm nắng buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, để thu được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo sức khỏe cho bé, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề khi cho con tắm nắng. Em bé chỉ nên đi tắm nắng khi đã được ít nhất 10 ngày tuổi, thời gian tắm nắng cũng rất quan trọng.

Thời điểm thích hợp nhất để đi tắm nắng đó là sáng từ 7 - 8 giờ và từ 5 giờ chiều trở đi. Lúc này, ánh nắng không còn gay gắt và chỉ số UV không quá cao, tốt nhất là bạn hãy cho trẻ tắm nắng trong vòng 10 - 15 phút.

7.3. Sử dụng các sản phẩm chứa vitamin D

Bên cạnh việc tắm nắng hoặc sử dụng sữa công thức, các mẹ cũng có thể tham khảo về một số sản phẩm có công dụng chính là bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không thể dùng được những sản phẩm dạng viên cho nên bạn phải lưu ý lựa chọn sản phẩm dạng nước và cho bé uống từng giọt. Lưu ý: bác sĩ sẽ chỉ định liều dự phòng thiếu vitamin D cho các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D và mẹ cần tuân thủ theo chỉ định đó.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều dòng sản phẩm được các bậc phụ huynh ưa chuộng và tin tưởng sử dụng cho trẻ. Trong số đó, chúng ta có thể kể đến như: Aquadetrim vitamin D3, Sterogyl hoặc vitamin D dạng giọt Mommy's Bliss Organic Drop,…

Trong quá trình sử dụng, cha mẹ cần nghiên cứu về liều lượng. Dùng vitamin D liều hàng ngày là cách an toàn nhất. Hạn chế dùng vitamin D liều cao trong dự phòng và điều trị vì dễ gây ngộ độc.

  Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy Đã kiểm duyệt nội dung Chủ đề: nhi còi xương thiếu vitamin d vitamin d suy dinh dưỡng bổ sung vitamin d cho trẻ

Từ khóa » Còi Xương ở Trẻ Sinh Non