Trồng đậu Rồng-loại Rau Sạch, Dinh Dưỡng Cao
Có thể bạn quan tâm
Trồng đậu rồng-loại rau sạch, dinh dưỡng cao
Ngày đăng: 18-01-2022 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN | Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt-Nguyên Phó Chi cục Trưởng chi cục TT và BVTV
Đậu rồng là một loại rau ăn trái, thuộc họ Đậu, cây thân leo. Loại rau này dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp mà lợi nhuận lại cao. Ngoài ra, đậu rồng là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể. giúp tăng cường sức đề kháng. Vì thế, đậu rồng đươc trồng khá phổ biến, có thể trồng chuyên canh, xen trong vườn hoặc tận dụng những khoảng đất trống nhỏ cho leo trên hàng rào mà gia đình nào cũng có thể trồng được. Để có thể chăm sóc, quản lí tốt quá trình trồng đậu rồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần biết đặc tính cây đậu rồng từ đó có những phương pháp canh tác tốt nhất.
Thân cây đậu rồng thuộc dạng thân leo, vì thế trồng đậu rồng phải có giàn leo để chúng lan rộng đều khắp giàn năng suất mới cao. Đậu rồng là loại cây chịu nóng tốt, mẫn cảm với thời tiết lạnh và đặc biệt là phản ứng ánh sáng ngày ngắn (chỉ ra hoa trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn thích hợp). Vì thế, thời vụ trồng cây đậu rồng khoảng tháng 8 đến tháng 9dl và cây sẽ cho ra hoa, kết trái từ tháng 10-12 hàng năm, do trong thời gian này có điều kiện nhiệt độ cao, ánh sáng đã chuyển từ ngày dài sang ngày ngắn, đây là yếu tố quan trọng để đậu rồng ra hoa và phát triển trái.
Cây đậu rồng phù hợp là loại đất tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt. Cây đậu rồng rất cần nước nhưng không tưới quá nhiều làm cây dễ bị ngập úng. Giai đoạn cây ra hoa, mang trái là lúc nhu cầu nước cao nhất. Đậu rồng cũng cần dinh dưỡng để phát triển, nhờ bộ rễ có nhiều nốt sần có thể tổng hợp được đạm từ khí trời nên lượng phân bón cho đậu rồng không cao. Trước khi trồng nên bón lót phân hữu cơ hoai mục sẽ kéo dài thời gian cho trái của cây. Sau khi cây đậu rồng có 2-3 cặp lá, pha 8g-10g urê (khoảng 2 muỗng cà phê) với 4 lít nước tưới đều, nên tưới vào chiều mát, sáng hôm sau tưới nước sạch để xả lại. Giai đoạn cây ra hoa, kết trái, sử dụng phân NPK (20-20-15) liều lượng 8g-10g, pha trong 4 lít nước tưới lúc chiều mát, khoảng 15 ngày tưới một lần. Thường xuyên làm cỏ, vun gốc, khâu này rất quan trọng giúp cây phát triển nhanh.
Từ khi trồng đến khi cây bắt đầu ra hoa, cho trái khoảng 40 – 50 ngày. Cây đậu rồng cho thu hoạch nhiều đợt kéo dài từ 20- 30 ngày (tùy điều kiện canh tác). Thu trái xong tiếp tục bổ sung phân bón, nước tưới và vun xới gốc để cây phục hồi cho những đợt trái tiếp theo.Trong quá trình phát triển, đậu rồng thường bị một số sâu bệnh phá hại như bệnh đốm lá, sâu cuốn lá và rầy mềm nên thường xuyên theo dõi phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời.
Triệu chứng bệnh đốm lá gây hại đậu rồng. |
Bệnh đốm lá rất phổ biến trên đậu rồng. Bệnh do nấm Ascochyta pisi gây ra. Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi trên thân và trái. Triệu chứng nhận biết, trên lá vết bệnh hình tròn, màu nâu, bề mặt vết bệnh có nhiều hạt rất nhỏ màu đen (các ổ phân sinh bào tử). Trên thân và trái, vết bệnh là những đốm tròn màu nâu sẫm, hơi lõm xuống. Bệnh nặng làm giảm quang hợp, cây sinh trưởng kém. Nấm tồn tại trên tàn dư cây bệnh, phát triển trong điều kiện nóng và ẩm. Phòng trừ bệnh đốm lá nên sử dụng nhóm thuốc gốc đồng hoặc nhóm thuốc có hoạt chất Hexaconazole, phun khi bệnh mới chớm.
Rầy mềm gây hại trên trái đậu rồng. | Sâu non sâu cuốn lá đậu rồng. |
Bên cạnh, một số loài côn trùng cũng thường gây hại đậu rồng. Trước hết, sâu cuốn lá phá hại chủ yếu trên lá. Trưởng thành đẻ trứng rãi rác mặt dưới lá non. Sâu non chậm chạp, nhả tơ xếp lá non thành tổ vào ở trong đó, chúng cạp biểu bì lá để lại lớp màng mỏng và gân lá. Sâu ăn hết lá này di chuyển sang lá khác làm tổ mới và tiếp tục gây hại. Nếu mật độ sâu cao làm dây đậu rồng xơ xác, kém phát triển. Sâu gây hại trong giai đoạn ra hoa, mang trái sẽ làm năng suất giảm rõ rệt. Sâu cuốn lá gây hại phổ biến trên các loại đậu rau. Kế đến, côn trùng phát triển mạnh trên đậu rồng phải chú ý rầy mềm. Cả rầy non và rầy trưởng thành sống tập trung ở ngọn bông, trái non và mặt dưới lá, ít di chuyển. Chúng chích hút nhựa làm lá bị xoăn và biến màu, ngọn dây chùn lại, dây kém phát triển, bông bị rụng, trái nhỏ. Nếu mật số cao, rầy mềm gây thiệt hại lớn đến năng suất và phẩm chất đậu rồng. Ngoài ra, chất thải của rầy còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển bám đen cả trái. Đậu rồng là loại rau luôn có nhiều cở trái trên dây, gần như thu hoạch liên tục, vì thế khi sử dụng thuốc phòng trừ côn trùng gây hại phải hết sức thận trọng, nên chọn các nhóm chế phẩm trừ sâu sinh học Bacillus thuringiensis, thuốc thảo mộc (Vineem) hoặc Dầu khoáng.
Hiện nay trong sản xuất nông dân thường trồng đậu rồng giống địa phương, chủ yếu tự để giống vì thế trong quá trình trồng nên chủ động chọn những trái tốt từ những dây mẹ tốt làm trái giống cho vụ sau nhằm hạn chế sự thoái hóa giống.
Từ khóa » đậu Rồng Ra Hoa Nhưng Không đậu Trái
-
Tại Sao đậu Rồng Không Ra Trái???? - Diễn Đàn Rau Sạch - Trang 2
-
Cây đậu Rồng Bị Rụng Hoa, Rụng Quả: Nguyên Nhân "bất Ngờ"
-
Hướng Dẫn Vì Sao Trồng đậu Rồng Không Có Trái
-
Lí Do Đậu Rồng Không Chịu Ra Trái - YouTube
-
Tại Sao Cây đậu Rồng Không Có Trái
-
Vì Sao đậu Rồng Không Ra Trái?
-
# 1【TÌM HIỂU】Cách Trồng Và Chăm Sóc đậu Rồng Quanh Năm
-
Trồng đậu Rồng Như Thế Nào để Thu Hoạch được Thật Nhiều Quả
-
Vì Sao đậu Rồng Không Ra Trái - Thả Rông
-
Cách Trồng đậu Rồng Tại Nhà
-
Trồng đậu Rồng Chậu - Khoa Học Phổ Thông
-
Mách Nhỏ Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Đậu Rồng đơn Giản Dễ Thực Hiện
-
Dưới Giàn đậu Rồng - Báo An Giang Online
-
Hướng Dẫn Trồng Cây đậu Rồng đúng Cách - Wiki Phununet
-
Các Biện Pháp Hạn Chế Rụng Hoa- Rụng Quả
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc đậu Rồng - Nuoitrong123
-
Mẹo Trồng đậu Rồng Tại Nhà Cho Quả Sai, ít Sâu Bệnh