U HẠT NHIỄM KHUẨN - Stamford Skin Centre
Có thể bạn quan tâm
Bệnh u hạt nhiễm khuẩn là một u mạch máu lành tính phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi. Cả da và niêm mạc đều có thể bị ảnh hưởng. Bệnh u hạt nhiễm khuẩn do sự tăng sinh phản ứng của các mao mạch. Tổn thương nhìn như một cái bướu đỏ bóng với bề mặt giống như quả mâm xôi hoặc thịt băm. Mặc dù lành tính, u hạt nhiễm khuẩn có thể gây khó chịu và chảy máu nhiều. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được biết rõ. Các yếu tố sau đã được xác định có thể có vai trò trong sự phát triển của bệnh gồm: • Chấn thương: một số trường hợp phát triển tại vị trí của một sang chấn nhỏ gần đây, chẳng hạn như một vết chích (kim đâm). • Nhiễm trùng: vi khuẩn Staphylococcus aureus thường xuất hiện ở thương tổn. • Nội tiết tố: bệnh chiếm tối đa 5% thai kỳ và đôi khi có liên quan đến biện pháp tránh thai đường uống. • Thuốc : nhiều tổn thương đôi khi xảy ra ở bệnh nhân dùng retinoid đường uống (acitretin hoặc isotretinoin) hoặc thuốc ức chế protease. • Nhiễm virus có thể liên quan nhưng hiện chưa được chứng minh.
Dấu hiệu và triệu chứng
U hạt nhiễm khuẩn thường xuất hiện ban đầu dưới dạng đốm đỏ, nâu đỏ hoặc xanh đen và không đau.
Thương tổn phát triển nhanh chóng trong vài ngày đến vài tuần, đạt đến kích thước 1-2 cm (hiếm khi lên đến 5 cm), dễ chảy máu và có thể loét hình thành vảy tiết.
Thường chỉ có một tổn thương duy nhất nhưng trong một số ít trường hợp có thể xuất hiện nhiều tổn thương.
Các vị trí hay gặp là đầu, cổ, thân trên, bàn tay (đặc biệt là ngón tay) và bàn chân. Ở phụ nữ mang thai thường xảy ra trên niêm mạc môi hoặc bên trong miệng.
Điều trị
Bệnh u hạt nhiễm khuẩn có thể tự biến mất, đặc biệt là nếu liên quan đến việc mang thai hoặc do thuốc, sẽ hết khi ngưng thuốc. Một số phương pháp được sử dụng để loại bỏ u hạt: • Phẫu thuật cắt bỏ • Nạo bằng curret và đốt điện • Laser • Cryotherapy (loại bỏ tổn thương bằng áp nitơ lạnh) • Kem Imiquimod đã được báo cáo là có hiệu quả, nhất là ở trẻ em. • Thí nghiệm cho thấy thuốc mỡ propranolol 1% tại chỗ tỏ ra hiệu quả khi được sử dụng sớm ở trẻ em bị u hạt nhiễm khuẩn.
Tái phát sau khi điều trị thường hay gặp.
Từ khóa » Chữa U Hạt Nhiễm Khuẩn
-
Bệnh U Hạt Nhiễm Khuẩn: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
U Hạt Nhiễm Khuẩn - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
U Hạt Nhiễm Khuẩn - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Phiền Toái Khi Mắc Bệnh U Hạt Nhiễm Khuẩn
-
U Hạt Nhiễm Khuẩn Có Chữa Khỏi được Không ? - Trị Nám Da
-
Bệnh U Hạt Nhiễm Khuẩn: Những điều Cần Biết - Dược Phẩm 365
-
Kĩ Thuật Loại Bỏ U Hạt Sinh Mủ Không Gây Chảy Máu
-
Bệnh Sarcoidosis (u Hạt): Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
U Hạt Nhiễm Khuẩn (Botryomycosis) - Dr Tai Linh
-
Bệnh U Hạt Wegener Và Những Nguy Cơ đối Với Sức Khỏe | Medlatec
-
U Hạt: Bạn đã Biết Sarcoidosis Là Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
U Hạt Phổi: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
U Hạt Mạn Tính Và Giải Pháp điều Trị
-
Bài 53: U Hạt Nhiễm Khuẩn - Anh Em Bác Sĩ