Viêm Phế Quản Cấp ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng ...
Có thể bạn quan tâm
Cách đây không lâu, một trường hợp bé gái 2 tuổi phải nhập viện trong tình trạng khó thở do viêm phế quản ở trẻ em nhưng mẹ lại lầm tưởng con chỉ bị ho do cảm lạnh thông thường và tự ý đi mua kháng sinh điều trị cho con. Rất may vì được điều trị kịp thời nên sức khỏe của bé đã dần được hồi phục.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy, Nguyên Phó Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy, Nguyên Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, “Những trường hợp như bệnh nhi nói trên không phải cá biệt. Rất nhiều bố mẹ vì chủ quan, tự ý điều trị cho trẻ bằng kháng sinh ở nhà dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Các bệnh về hô hấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh viêm phế quản thường gia tăng vào thời điểm giao mùa bởi thời tiết thay đổi thất thường chính là yếu tố thuận lợi cho các loại virus phát triển và gây bệnh.
Ngoài ra, môi trường ô nhiễm cũng là một yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ mắc viêm phế quản ở trẻ em. Nếu cơn sốt không thuyên giảm, trẻ có biểu hiện nằm li bì mệt mỏi, khó thở, không ăn uống thì cần phải đưa trẻ đến khám càng sớm càng tốt”.
Vào thời điểm giao mùa, số lượng bệnh nhi đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tăng nhanh, gấp 1,5 lần so với con số thường ngày. Cụ thể, mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hàng chục bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó nhiều bé mắc viêm phế quản cấp. Những thông tin cơ bản dưới đây sẽ giúp phụ huynh trang bị thêm kiến thức về căn bệnh này để có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con yêu một cách tốt nhất.
Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản cấp là hội chứng lâm sàng gây ra do tình trạng viêm cấp của khí quản và các phế quản lớn. Tác nhân gây viêm phế quản thường gặp nhất là virus. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đối tượng thường mắc phải là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. (1)
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh. Bệnh có thể xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi trẻ mắc một căn bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, ho gà, sởi… Do đó, các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo phụ huynh cần tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine cần thiết để bảo vệ trẻ trước các căn bệnh nhiễm khuẩn đe dọa.
Nguyên nhân khiến trẻ em dễ mắc viêm phế quản
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm phế quản, trong đó thường gặp nhất là:
- Virus: Là nguyên nhân thường gặp gây ra căn bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Hệ miễn dịch ở trẻ em còn yếu và chưa hoàn thiện, khi bị các loại virus như Adenovirus type 1-7, Enterovirus, Parainfluenzae, Influenzae A và B; các loại virus hợp bào hô hấp (RSV), Rhinovirus, Human Bocavirus, Herpes Simplex Virus; vi trùng như S Pneumoniae, M catarrhalis, H Influenzae, Chlamydia Pneumoniae, Mycoplasma Species… tấn công sẽ khiến trẻ dễ bị viêm phế quản. Đặc biệt, sau khi trẻ mắc các bệnh lý tai – mũi – họng thì những virus, vi khuẩn này lại càng hoạt động và tấn công tích cực.
- Các yếu tố khiến trẻ bị viêm phế quản tái phát nhiều lần gồm cơ địa dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh xơ nang, suy giảm miễn dịch, môi trường sống có nhiều khói bụi…
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là một trong những bệnh về đường hô hấp dễ gặp nhất ở trẻ trong thời điểm giao mùa. Trẻ bị viêm phế quản sẽ có các triệu chứng gồm: (2)
- Trẻ bị sổ mũi hay nghẹt mũi, có thể kèm theo khò khè, khó thở;
- Ho khan hay ho có đờm, cơn ho có thể xuất hiện nhiều hơn lúc về đêm hoặc sáng sớm;
- Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C;
- Trẻ có thể gặp nhiều triệu chứng đi kèm khác như mệt mỏi, đau cơ, nôn ói, bú kém, đau ngực (ở trẻ lớn).
Bác sĩ Phạm Ngọc Tường Vy khuyến cáo, nếu thấy trẻ mắc phải những triệu chứng dưới đây, mẹ nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
- Trẻ tím tái, khó thở;
- Trẻ thở nhanh, có hiện tượng thở co lõm ngực;
- Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng với cách dùng thuốc hạ sốt;
- Trẻ bỏ bú, li bì, khó đánh thức.
Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng tăng nặng kể trên bố mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị viêm phế quản ở trẻ em kịp thời.
Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ em
Nếu được điều trị đúng cách, bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể trị dứt điểm. Vì thế, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây để có thể chăm sóc và bảo vệ con mình một cách tốt nhất: (3)
- Trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ. Phương pháp tốt nhất để trị bệnh là làm long đờm và cho trẻ ăn uống đầy đủ. Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản đúng cách, bệnh có thể tự khỏi sau vài ba ngày.
- Đối với viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, bé còn bú nên mẹ nên tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn. Trường hợp trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, mẹ cần cung cấp nhiều nước cho trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ và vệ sinh tai mũi họng của trẻ thường xuyên bằng những dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
- Với những trường hợp trẻ bị sốt, bạn không nên ủ ấm trẻ quá kỹ. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát. Mẹ có thể chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao, mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ và nếu trẻ có biểu hiện bất thường hoặc cơn sốt không giảm, tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt.
>>>Có thể bạn chưa biết: Viêm phế quản ở trẻ có nguy hiểm không?
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc viêm phế quản
1. Viêm phế quản ở trẻ em nên ăn gì?
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cũng là một trong những cách giúp trẻ mau hồi phục. Bởi khi bị mắc viêm phế quản cơ thể của trẻ dễ bị mất nước và mệt mỏi. Bố mẹ có thể tham khảo ngay chế độ dinh dưỡng dưới đây:
- Bổ sung rau xanh và trái cây tươi, các loại củ quả giàu chất chống oxy hóa như: dâu tây, cà rốt, rau chân vịt… Bởi những loại rau, hoa quả tươi này giúp bổ sung vitamin A, C, E tốt cho trẻ bị viêm phế quản hoặc khó thở.
- Trong các bữa ăn của trẻ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như: đậu phụ, trứng gà, bột mì, ngũ cốc hoặc gạo.
- Nên cho trẻ uống thêm sữa bò, sữa đậu nành hoặc các chế phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp. Đặt biệt, sữa chua cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Trẻ mắc viêm phế quản thường bị đau họng, mệt mỏi nên rất dễ chán ăn. Do đó, mẹ nên chế biến thức ăn thành dạng lỏng như cháo hoặc súp để trẻ dễ nuốt.
- Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ khác nhau, không nên ép trẻ ăn quá nhiều một lúc. Bởi cơ thể mệt mỏi, chán ăn sẽ khiến trẻ không ăn được nhiều và dễ bị nôn ói.
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây bởi khi bị viêm phế quản cơ thể rất dễ bị mất nước. Không những thế, đây còn là cách giúp đào thải độc tố và làm giảm tình trạng khô họng hoặc sốt cao ở trẻ.
2. Trẻ viêm phế quản kiêng gì?
Khi trẻ bị viêm phế quản, bố mẹ cần cho trẻ kiêng các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ;
- Thức ăn ngọt, nhiều đường (bánh, kẹo);
- Nước có gas;
- Đồ ăn, thức uống lạnh.
>>>Tham khảo: Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
Viêm phế quản ở trẻ em có lây không?
Viêm phế quản ở trẻ em có lây không? là điều mà nhiều cha mẹ luôn lo lắng, thực tế viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý có khả năng lây lan mạnh thông qua 2 con đường: trực tiếp và gián tiếp.
1. Lây lan trực tiếp
Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm phế quản qua con đường giao tiếp gần, người bệnh ho, hắt hơi,… rất dễ phát tán vi rút sang người đối diện.
2. Lây lan gián tiếp
Lây lan gián tiếp là hiện tượng người lây lan thông qua việc sử dụng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân như khăn mặt, bát, thìa, đũa, cốc chén,… với người bệnh. Virus có thể tồn tại, sống vài giờ trên các vật dụng đó và làm tăng nguy cơ lây bệnh giữa những đối tượng trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Vì thế, tốt nhất mẹ nên rèn cho bé thói quen rửa tay thường xuyên. Ăn uống hợp vệ sinh, tránh nơi nhiễm khuẩn và khói bụi. Không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với những người đang nhiễm bệnh hoặc những người hay hút thuốc.
Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ em
Để phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em, bố mẹ cần chú ý:
- Tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Bên cạnh đó, nên thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nơi ở, luôn giữ tay, chân bé và cả người trực tiếp chăm sóc bé luôn được sạch sẽ.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế cho bé ra ngoài nơi công cộng vào thời điểm giao mùa hay tiếp xúc với người có triệu chứng ho, sổ mũi; trẻ ra đường phải được đeo khẩu trang kỹ lưỡng, khi về nhà cần vệ sinh tay chân sạch sẽ.
- Ăn uống hợp lý: Cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tương và các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ..
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ để phòng tránh nguy cơ mắc một số bệnh lý.
>>>Xem thêm về các bệnh thường gặp ở trẻ em có thể bạn chưa biết!
Khoa Nhi BVĐK Tâm Anh: Địa chỉ tin cậy để cha mẹ gửi gắm con yêu
Hiện nay số trẻ mắc các bệnh về hô hấp đang tăng cao. Phần lớn các bệnh viện đều xảy ra tình trạng quá tải. Đây cũng là lý do khiến nhiều gia đình ngại đưa con đi khám, tự điều trị tại nhà và dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ. Bên cạnh đó, khi bệnh viện quá tải cũng dễ dẫn tới thực trạng lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhi. Đây cũng là vấn đề nhức nhối và khiến bố mẹ không được an tâm dù đã đưa con đến bệnh viện thăm khám.
Thấu hiểu được tâm lý của phụ huynh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã đầu tư cơ sở vật chất quy mô lớn với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, tự tin mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, hiệu quả dành cho các bé.
Đến với khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bố mẹ không còn phải bận tâm về vấn đề lây nhiễm chéo. Hệ thống BVĐK Tâm Anh được trang bị các thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn và áp dụng quy trình diệt khuẩn, chống nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn, lây truyền chéo cho bệnh nhi và nhân viên y tế.
Hơn nữa, hệ thống phòng khám nhi của bệnh viện còn được bày trí ấn tượng với khu vui chơi cao cấp nên khi tới thăm khám các bé sẽ không có cảm giác lo sợ mà hoàn toàn vui vẻ, thoải mái. Khu vực chức năng, phòng nội trú được xây dựng theo tiêu chuẩn khách sạn cao cấp: Phòng VIP trang bị đầy đủ đồ dùng cá nhân, phòng nghỉ có minibar, tivi màn hình LED, Internet, thiết bị kết nối nhân viên y tế 24/24; 100% hệ thống khí y tế và các thiết bị cấp cứu bố trí tại giường; nhà vệ sinh gắn thiết bị kết nối nhân viên y tế, đèn sưởi…
Khoa Nhi là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp dịch vụ khám và điều trị chuyên sâu, toàn diện các bệnh lý cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu niên. Vì thế cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi gửi gắm con yêu tại Tâm Anh.
Mọi thắc mắc về bệnh viêm phế quản ở trẻ em và những vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Căn bệnh viêm phế quản ở trẻ em là bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu bé được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, nếu các bậc phụ huynh thấy bé có các dấu hiệu bất thường ở trên, thì hãy đưa bé đến phòng khám gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn kịp thời.
Từ khóa » Viêm Hô Hấp Tái Phát
-
5 Loại Nhiễm Trùng đường Hô Hấp Trên Và ảnh Hưởng Của Chúng
-
Các Bệnh Do Viêm đường Hô Hấp Trên: Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng ...
-
Cách điều Trị Và Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm đường Hô Hấp Trên | Vinmec
-
3 Bệnh Viêm đường Hô Hấp Trên Thường Gặp, Phổ Biến Nhất | Medlatec
-
Viêm đường Hô Hấp - Một Căn Bệnh Không Thể Coi Thường | Medlatec
-
Các Bệnh Thường Gặp ở đường Hô Hấp Trên
-
Viêm đường Hô Hấp Trên Và Những điều Cần Biết
-
6 Bệnh đường Hô Hấp Thường Gặp Khi Thời Tiết Chuyển Lạnh - Bộ Y Tế
-
Bệnh Viêm Phế Quản Mãn Tính: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phòng Ngừa
-
Các Bệnh Viêm đường Hô Hấp | BvNTP
-
Trẻ Bị Viêm Hô Hấp Trên: Mẹ đã Biết điều Trị Và Chăm Sóc? | TCI Hospital
-
Viêm đường Hô Hấp Trên Là Gì Và Cách điều Trị Dứt điểm Từ Chuyên Gia
-
Thở Rít - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Làm Gì để Trẻ Không Tái Phát Viêm Phổi? - VnExpress