Ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những cách kiểm tra sức khỏe tổng quát vô cùng quan trọng.
Xét nghiệm nước tiểu thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện trong thăm khám sức khỏe tổng quát và tầm soát các bệnh lý khác.
Mỗi một thông số trong bảng kết quả xét nghiệm nước tiểu đều có ý nghĩa nhất định nhằm phản ảnh tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Bài viết sau đây, Phòng khám đa khoa Biển Việt sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của từng thông số đó.
Đặc điểm nhận biết nước tiểu bình thường
1.Thể tích nước tiểu bình thường là bao nhiêu?
Thể tích nước tiểu bình thường ở người trưởng thành là 1.000-1400ml/24 giờ, tương đường với khoảng 18 – 20ml/kg trọng lượng cơ thể. Thể tích nước tiểu có thể thay đổi theo từng giai đoạn thậm chí là từng ngày, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, các bệnh lý, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, lượng mồ hôi, lượng nước uống...
2. Nước tiểu bình thường có màu gì?
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hoặc đậm nhất là màu hổ phách. Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào lượng nước tiểu và thời gian đi tiểu. Nếu uống ít nước, lâu đi tiểu thì nước tiểu sẽ có màu sẫm hơn. Ví dụ nước tiểu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ đậm màu hơn nước tiểu bài tiết trong ngày.
Một số bệnh lý có khả năng làm thay đổi màu sắc của nước tiểu. Ví dụ người bị đái tháo đường, bệnh về gan mật sẽ khiến nước tiểu có màu trắng đục...
Nước tiểu bình thường sẽ trong suốt. Để lắng đọng một thời gian sẽ xuất hiện một lớp vẩn đục lơ lửng ở giữa hoặc đọng lại ở đáy bình đựng nước tiểu. Việc nước tiểu có lắng cặn xuống bề mặt bình đựng là hoàn toàn bình thường. Đó là các cặn phosphat, urat natri hay axit uric có trong nước tiểu.
3. Nước tiểu bình thường có mùi gi?
Nếu nước tiểu của bạn có mùi khai nhẹ, để lâu trong không khí mùi khai đậm đặc dần lên do ure trong nước tiểu chuyển hóa thành ammoniac thì chứng tỏ nước tiểu bình thường.
Với một số bệnh lý nhất định, nước tiểu của người bệnh có chứa những chất tạo mùi khác biệt như mùi hôi, mùi aceton...
Bạn nên quan sát và theo dõi nước tiểu hàng ngày. Nếu thấy nước tiểu có màu và mùi khác lạ, vẩn đục, xuất hiện bọt khí, đặc sánh hơn bình thường nghĩa là cơ thể đã có những dấu hiệu bất thường, cần đi xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Ý nghĩa các thông số trong bảng kết quả xét nghiệm nước tiểu
Nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng nhất, chưa phần lớn các chất cặn bã của cơ thể. Những thay đổi về các chỉ số hóa lý và nhất là thay đổi thành phần hóa học sẽ phản ánh những rối loạn chuyển hóa của cơ thể.
Thông qua các chỉ số xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ có thể phát hiện rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, gan mật, đường huyết. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải xét nghiệm phân tích mẫu nước tiểu.
1. Chỉ số độ PH của nước tiểu
Nước tiểu bình thường ở người khỏe mạnh có tính axit nhẹ với độ pH nằm trong khoảng từ 4,8 - 8,5. Độ pH trung bình thường gặp là 5,8. Nếu độ pH = 4 nghĩa là nước tiểu đang có tính axit mạnh, pH = 9 nghĩa là nước tiểu có tính bazơ.
Độ axit của nước tiểu cao hay thấp là do mật độ các axit tự do có trong nước tiểu. Trong đó, thận có vai trò cân bằng lượng axit và bazơ. Vì thế thông qua độ pH ta có thể kiểm tra chức năng thận, chẩn đoán các bệnh về thận. Ví dụ:
- Độ pH=9 hoặc pH>9 có thể mắc bệnh viêm bàng quang, viêm bể thận
- Độ pH thấp, nước tiểu có tính axit cao có thể mắc bệnh đái tháo đường...
Ngoài ra, các bệnh dạ dày cũng có thể phát hiện thông qua độ pH của nước tiểu.
2. Bạch cầu
Chỉ số của tế bào bạch cầu có trong nước tiểu bình thường ở người trưởng thành khỏe mạnh là từ 10 - 25 Leu/UL. Nếu chỉ số bạch cầu tăng, kèm theo triệu chứng tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần thì có thể bạn đã mắc bệnh viêm đường tiết niệu do nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng bàng quang...
3. Nitrit
Thông thường trong nước tiểu không có nitrit, hoặc nếu có cũng ở mức rất thấp. Chỉ số nitrit cho phép trong nước tiểu là 0.05-0.1 mg/dL. Nitrit hình thành do vi khuẩn chuyển hóa từ nitrat. Sự xuất hiện của nitrit đồng nghĩa với việc vi khuẩn có thể đang tấn công cơ thể, đặc biệt là các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong đó loại thường gặp nhất là nhiễm trùng E. Coli.
Có thể kiểm tra nitrit trong nước tiểu bằng cách sử dụng que thử. Nếu que thử lên màu hồng hoặc hồng nhạt nghĩa là nước tiểu đã chứa nitrit và vi khuẩn.
4. Protein
Chỉ số protein cho phép trong nước tiểu là trace (không sao); 7,5-20mg/dL hoặc 0,075-0,2 g/L. Để xét nghiệm chỉ số protein chính xác cần sử dụng nước tiểu vào buổi sáng, lần đi tiểu đầu tiên sau khi ngủ dậy. Thông qua chỉ số protein có thể phát hiện các bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay nước tiểu có bị nhiễm trùng không.
5. Glucose
Nước tiểu bình thường không chứa glucose hoặc nếu có thì hàm lượng rất ít. Chỉ số cho phép của glucose là 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L. Nếu xét nghiệm phát hiện nước tiểu có hoặc có nhiều glucose thì khả năng bạn đã mắc các bệnh tiểu đường, viêm tụy cấp, các bệnh lý về thận.
6. Cetonic (KET_Ketones)
Cetonic hình thành do sự chuyển hóa của axit béo hoặc tiểu đường không kiểm soát. Nước tiểu bình thường của người khỏe mạnh không có cetonic hoặc có rất ít. Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L.
Nếu chỉ số cetonic tăng đồng nghĩa với việc quá trình chuyển hóa glucose đang gặp vấn đề. Hoặc cũng có thể là do nhịn đói lâu ngày hoặc phản ứng phụ của một vài loại thuốc.
7. Urobilinogen
Chỉ số cho phép của urobilinogen trong nước tiểu là 0,2-1,0 mg/dL hoặc 3,5-17 mmol/L. Nếu xét nghiệm nước tiểu cho thấy lượng urobilinogen tăng lên thì có thể mắc các bệnh lý về gan, túi mật như xơ gan, viêm gan, tắc nghẽn mật...
8. Bilirubin
Chỉ số cho phép của bilirubin trong nước tiểu: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L. Thông thường Bilirubin sẽ thải qua đường phân, trong nước tiểu không có Bilirubin hoặc nếu có thì rất ít. Lượng Bilirubin trong nước tiểu tăng là lời cảnh báo về các bệnh lý ở gan và túi mật.
9. Hồng cầu
Chỉ số cho phép của hồng cầu trong nước tiểu là 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Nếu xét nghiệm nước tiểu phát hiện trong nước tiểu có lượng hồng cầu cao thì bạn có thể đã mắc các bệnh về thận hoặc hệ tiết niệu, như nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, bướu thận, xuất huyết bàng quang...
10. Acid ascorbic
Acid ascorbic là một loại vitamin cần thiết của cơ thể, hỗ trợ hoạt động xương khớp, mạch máu và tăng sức đề kháng. Nếu trong nước tiểu lượng Acid ascorbic quá chỉ số cho phép 5-10 mg/dL hoặc 0,28-0,56 mmol/L thì có thể xác định các bệnh lý về chức năng thận.
Lưu ý để có kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác nhất bạn nên
Để kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác hơn, bạn nên nhịn ăn từ 6 -8 giờ trước khi xét nghiệm nước tiểu. Bạn nên lấy nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng để thức ăn có thể tiêu hóa hết trong thời gian ngủ ban đêm. Lý do là vì các chấy dinh dưỡng có trong thức ăn có thể làm thay đổi một vài các chỉ số nước tiểu.
Từ khóa » Xét Nghiệm Nitrite Dương Tính
-
Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Nước Tiểu | Vinmec
-
Nitrit Là Gì? Khi Nào Nên Xét Nghiệm Nitrit Trong Nước Tiểu | Vinmec
-
Xét Nghiệm Nitrit Niệu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu | Medlatec
-
Tìm Hiểu ý Nghĩa Của 10 Chỉ Số Xét Nghiệm Nước Tiểu | Medlatec
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu Và Những điều Cần Biết
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu đánh Giá Bệnh Niệu Học
-
Nitrite Giới Hạn âm Tính Kết Quả Dương Tính Là Sao AloBacsi?
-
Ý NGHĨA CỦA CÁC THÔNG SỐ NƯỚC TIỂU
-
Hiểu Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu Như Thế Nào? - Diag
-
Nitrit Là Gì? Khi Nào Nên Xét Nghiệm Nitrit Trong Nước Tiểu - Bệnh Viện ...
-
Khi Nào Thì Cần Thực Hiện Tổng Phân Tích Nước Tiểu
-
Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu Cho Thấy Những Bệnh Gì? - VnExpress
-
Các Chỉ Số Và ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Nước Tiểu - Docosan