2 - Bài Thuyết Trình Về Bộ Môn Triết Hoc Nói Về Nguồn Gốc Của ý Thức

BÀI ĐÁNH GIÁ SỐ 2

ĐỀ BÀI: Trình bày trực tiếp 1 chủ đề trước lớp về phạm trù của ý thức Phân công nhiệm vụ

STT Thành viên nhóm Vai trò nhóm Nhiệm vụ của các thành viên 1 Trần Khánh Hiền Tạo power point Định nghĩa về ý thức 2 Phạm Duy Hưng Tìm hiểu về nguồn gốc tự nhiên của ý thức 3 Phạm Ngọc Duy Tìm hiểu về nguồn gốc xã hội của ý thức 4 Đỗ Hà Duyên Trưởng nhóm Nêu kết cấu của ý thức 5 Nguyễn Công Hoàng

Nêu vai trò của ý thức 6 Nguyễn Minh Hiếu

Nêu bản chất của ý thức

Nội dung trình bày:

1. Ý thức là gì? ( Khánh Hiền trình bày) +Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.

+Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất”.

_( Các quan niệm về nguồn gốc của ý thức_* CNDT: Ý thức là bản thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất CNDVSH: Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức; coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra.

CNDVBC: Ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử của con người ) => Mở rộng thêm 2. Nguồn gốc của ý thức a- Nguồn gốc tự nhiên. ( Duy Hưng trình bày)

  • Ý thức là thuộc tính của vật chất nhưng là dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người, vì vậy có bộ óc người mới có sự ra đời của ý thức.

  • Phải có thế giới khách quan tồn tại bên ngoài con người và là đối tượng, nội dung của ý thức. Như vậy, nguồn gốc tự nhiên của ý thức chính là sự “tương tác ” giữa bộ óc người và thế giới khách quan. Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo. Vì vậy, đặc tính quan trọng nhất của óc người là sự “phản ánh”. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Quá trình phản ánh của vật chất được thể hiện dưới nhiều hình thức: Phản ánh vật lý, hoá học, là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh. Phản ánh sinh học , là hình thức phản ánh đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh. Hình thức phản ánh này thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Phản ánh tâm lý, là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ có điều kiện. Phản ánh năng động, sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất, thể hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Quá trình phản ánh này được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ nào người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con người, sự phản ánh này gọi là ý thức. b- Nguồn gốc xã hội. ( Ngọc Duy trình bày)

  • Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm làm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Thông qua lao động mà các giác quan của con người phát triển, là quá trình làm

  • Ý chí: là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người. Tất cả những yếu tố tạo nên ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó ý trí là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác. 5. Vai trò của ý thức (Hoàng trình bày)

  • Khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận thức và hành động của con người thì phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan.

  • Khẳng định ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động Ý thức con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khánh quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động.

  • Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tổ thế giới khánh quan, đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại.

Từ khóa » Slide Nguồn Gốc Và Bản Chất Của ý Thức