BÀI GIẢNG MÔN HỌC LÝ THUYẾT DƯỢC LÝ 2 - 123doc
Có thể bạn quan tâm
BÀI 1THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN HỆ HÔ HẤPMỤC TIÊU HỌC TẬP1. Trình bày được các nhóm thuốc tác động trên hệ hô hấp 2. So sánh được cơ chế tác dụng của thuốc long đờm, thuốc điều trị ho, thuốc điều trị hen, thuốc tác động trên hệ hô hấp. 3. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định và chống chỉ định của một số thuốc thông dụngA. THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN 1. Đại cương Hen phế quản là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có gia tăng tính phản ứng của phế quản với các tác nhân gây kích thích, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết ở phế quản, làm tắc nghẽn đường thở. Hen phế quản có thể do dị ứng (bụi, phấn hoa, lông vũ, thực phẩm) hoặc không do dịứng (nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, gắng sức, dùng thuốc chống viê m không steroid) ở người hen do dị ứng, khi tiếp xúc với dị nguyên, rất nhiều chất trung gian hóa học được giải phóng từ dưỡng bào (tế bào mastocyt), gây nhiều tác dụng ở phế quản và các nơi khác trong cơ thể. Nếu phát hiện được dị nguyên gây bệnh, có thể điều trị bằng phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu. Điều trị không đặc hiệu bệnh hen, theo cơ chế bệnh sinh, có hai nhóm thuốc được dùng: Các thuốc làm giãn phế quản: thuốc cường β2 adrenergic, thuốc huỷ phó giao cảm, theophylin. Các thuốc chống viêm: corticoid, cromolyn natri. Thuốc kháng leucotrien (montelukast, zafirlukast) làm giảm tác dụng co thắt phế quản và gây viêm của LTD4.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA DƯỢC
BÀI GIẢNG MƠN HỌC
LÝ THUYẾT DƯỢC LÝ 2
Giảng viên biên soạn:
LÊ VINH BẢO CHÂU
Đơn vị:
BM HĨA DƯỢC–DƯỢC LÝ–DƯỢC LÂM SÀNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯƠNG TOẢN
BÀI GIẢNG MƠN HỌC
Tên mơn học: Lý thuyết Dược Lý 2Trình độ: Đại học Y và Dược
Số tín chỉ: 2Giờ lý thuyết: 30 tiết
Hậu Giang – Năm
2014
Trang 2Giờ thực hành:
Thông tin Giảng viên:
Tên Giảng viên: Lê Vinh Bảo Châu
Đơn vị: Bộ môn Hóa Dược- Dược lý- Dược lâm sàng- Hóa sinh
Điện thoại: 0939809525,
E-mail: lvbchau@vttu.edu.vn
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1 Điều kiện tiên quyết:
2 Mục tiêu môn học:
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể thực hiện các thao tác thực hànhđúng qui trình kỹ thuật; quan sát hiện tượng xảy ra của thuốc trên mô hình thú thínghiệm, giải thích và biện luận được kết quả các thử nghiệm về thuốc, ứng dụngvào trong lâm sàng và các lĩnh vực có liên quan
3 Phương pháp giảng dạy: GV giảng bài, SV ghi chép và thảo luận nhóm
4 Đánh giá môn học:
4.1 Thang điểm:
- Điểm giữa kỳ chiếm trọng số 20% Hình thức: trắc nghiệm
- Điểm cuối kỳ chiếm trọng số 80% Hình thức thi: trắc nghiệm khách quan
4.2 Số lần dự đánh giá kết quả cuối kỳ hoặc thi cuối kỳ: 01 lần.
4.3 Điểm công nhận đạt: tổng điểm từ 4.0 trở lên (theo thang điểm 10).
4.4 Điều kiện dự đánh giá cuối kỳ hoặc thi cuối kỳ:
Sinh viên được dự thi hoặc đánh giá cuối kỳ nếu không rơi vào một trong cáctrường hợp sau:
Trang 3- Sinh viên vắng quá 20% số tiết quy định cho mỗi học phần lý thuyết hoặc có cả
lý thuyết và thực hành thì không được dự thi hoặc dự đánh giá kết thúc học phần đó
- Sinh viên nằm trong danh sách bị cấm thi tất cả các học phần của học kỳ dokhông đóng học phí hoặc đóng học phí không đúng hạn
- Sinh viên nằm trong danh sách đề nghị cấm dự thi kết thúc học phần hoặc cấm
dự đánh giá kết thúc học phần do giảng viên giảng dạy học phần đề xuất về trung tâmKhảo thí và Kiểm định chất lượng
- Sinh viên vi phạm nội quy, quy chế học vụ và các quy định khác sẽ bị cấm thitheo quy định
Lưu ý: Sinh viên bị cấm thi học phần hoặc cấm dự đánh giá kết thúc học phần thì điểm đánh giá học phần sẽ là 0 điểm.
5 Tài liệu tham khảo:
1 Giáo trình thực tập dược lý, 2008, bộ môn Dược lý- Dược Lâm sàng, trườngđại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Giáo trình thực tập dược lý, 2011, bộ môn Dược lý- Dược Lâm sàng, trườngĐại học Y Dược Cần Thơ
3 Bikash Medhi và Ajay Prakash, 20lo, Practical Manual of Experimental andClinical Pharmacology
4 D.A Kharkevitch, 2006, Pharmacology Textbook
6 Đề cương môn học:
Trang 4Phần lý thuyết LT TH
1 Thuốc tác động trên hệ hô hấp
- Thuốc trị hen suyễn
- Thuốc giảm ho
- Thuốc điều hòa sự tiết đàm
- Thuốc kháng histamine H1, thuốc chống sung huyết
4 Thuốc tác động lên máu và hệ tạo máu
- Thuốc trị thiếu máu
- Thuốc tác động lên quá trình đông máu
- Thuốc trị tăng lipid huyết
6
6 Hormon và thuốc điều chỉnh rối loạn hormone
- Hormon tuyến yên và vùng dưới đồi
- Hormon tuyến giáp và thuốc kháng giáp
- Hormon tuyến tụy và thuốc trị tăng glucose huyết
- Hormon tuyến thượng thận và các corticoid
- Hormon sinh dục và thuốc tránh thai
8
7 Mục lục
Trang
Bài 1Thuốc tác động trên hệ hô hấp 1
Bài 2 Thuốc kháng ký sinh trùng 21Bài 3 Thuốc kháng ung thư 50Bài 4 Thuốc tác động lên máu và hệ tạo máu 59Bài 5 Vitamin và khoáng chất 93
8 Nội dung bài giảng chi tiết
Trang 5trùng Ghi chép, lắng nghe và thảoluận 3
4 Thuốc kháng ung thư Ghi chép, lắng nghe và thảo
máu và hệ tạo máu
Ghi chép, lắng nghe và thảo
luận
3
7 Vitamin và khoáng
chất Ghi chép, lắng nghe và thảoluận 3
8 Hormon và thuốc điều
Trang 6BÀI 1 THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN HỆ HÔ HẤPMỤC TIÊU HỌC TẬP
1 Trình bày được các nhóm thuốc tác động trên hệ hô hấp
2 So sánh được cơ chế tác dụng của thuốc long đờm, thuốc điều trị ho, thuốc điều trịhen, thuốc tác động trên hệ hô hấp
3 Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định và chống chỉ địnhcủa một số thuốc thông dụng
A THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN
1 Đại cương
Hen phế quản là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có gia tăng tính phản ứngcủa phế quản với các tác nhân gây kích thích, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăngxuất tiết ở phế quản, làm tắc nghẽn đường thở
Hen phế quản có thể do dị ứng (bụi, phấn hoa, lông vũ, thực phẩm) hoặc không dodịứng (nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, gắng sức, dùng thuốc chống viê m khôngsteroid) ở người hen do dị ứng, khi tiếp xúc với dị nguyên, rất nhiều chất trung gianhóa học được giải phóng từ dưỡng bào (tế bào mastocyt), gây nhiều tác dụng ở phếquản và các nơi khác trong cơ thể Nếu phát hiện được dị nguyên gây bệnh, có thểđiều trị bằng phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu
Điều trị không đặc hiệu bệnh hen, theo cơ chế bệnh sinh, có hai nhóm thuốc đượcdùng:
- Các thuốc làm giãn phế quản: thuốc cường β2 adrenergic, thuốc huỷ phó giaocảm, theophylin
- Các thuốc chống viêm: corticoid, cromolyn natri
- Thuốc kháng leucotrien (montelukast, zafirlukast) làm giảm tác dụng co thắt phếquản và gây viêm của LTD4
2 Thuốc làm giãn phế quản
2.1 Thuốc cường β2 adrenergic
2.1.1 Cơ chế tác dụng
Cơ trơn đường hô hấp có nhiều receptor β2, khi bị kích thích sẽ gây giãn cơ trơnkhí phế quản do làm tăng AMPc trong tế bào
Trang 7Khi dùng dưới dạng khí dung, các thuốc cường β2 ức chế giải phóng histamin vàleucotrien khỏi dưỡng bào ở phổi, làm tăng chức phận của hệ thống lông mao, giảmtính thấm của mao mạch phổi và ức chế phospholipase A2, tăng khả năng chốngviêm của corticoid khí dung.
2.1.2 Phân loại
Các thuốc cường β2 adrenergic được chia làm 2 loại:
Loại có tác dụng ngắn (short acting 2 agonist: SABA): salbutamol, terbutalin,fenoterol chủ yếu dùng để cắt cơn hen; Dùng dưới dạng hít, tác dụng sau 2 - 3 phút,kéo dài 3- 5 giờ
Loại có tác dụng dài (long acting β2 agonist: LABA): salmeterol, formoterol gắnvào recepxor β2 mạnh hơn salbutamol, tác dụng kéo dài khoảng 12 giờ, dùng phốihợp với corticoid để dự phòng dài hạn và kiểm soát hen
2.1.3 Tác dụng không mong muốn và thận trọng
Tác dụng không mong muốn thường gặp: đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run nhẹ(đặc biệt ở đầu ngón tay) Hiếm gặp: nhức đầu, mất ngủ, giãn mạch ngoại biên, loạnnhịp tim, hạ kali máu, tăng glucose và acid béo tự do trong máu, phản ứng quá mẫn.Dùng đường khí dung có thể gây co thắt phế quản
Dùng nhiều lần sẽ có hiện tượng quen thuốc nhanh do số lượng recepxor õ2 của phếquản giảm dần (cơ chế điều hòa giảm), bệnh nhân có xu hướng phải tăng liều
Thận trọng: cường tuyến giáp, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đái tháođường, đang điều trị bằng MAOI
+ Đề phòng cơn hen do gắng sức: hít 100 - 200 µg (1- 2 xịt) truớc khi vận động
15-30 phút, hoặc uống 2- 4 mg trước khi vận động 2 giờ
Trang 8+ Dùng đường khí dung, nồng độ thuốc trong máu chỉ bằng 1/10 - 1/50 so với liềuuống.
2.1.4.2 Terbutalin
Chỉ định: giống như salbutamol
Liều dùng: cơn hen cấp: hít 250- 500 µg (1- 2 lần xịt), tối đa 3- 4 lần/ ngày, hoặctiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm 250 - 500 µg, tối đa 4 lần/ ngày
Bambuterol là tiền thuốc của terbutalin, mỗi ngày uống một lần 10 - 20 mg trước khi
đi ngủ
2.1.4.3 Salmeterol
- Chỉ định: điều trị dự phòng dài hạn bệnh hen, tắc nghẽn đường hô hấp phục hồiđược (kể cả hen ban đêm và phòng co thắt phế quản do gắng sức) ở người phải điềutrị bằng thuốc giãn phế quản thường xuyên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Liều dùng:
+ Bệnh hen: mỗi lần hít 50 - 100 µg (2- 4 xịt), 2 lần/ ngày
+ Trẻ em trên 4 tuổi: mỗi lần hít 50 µg (2 xịt), 2 lần/ ngày
+ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: mỗi lần hít 50 µg (2 xịt), 2 lần/ ngày
2.2 Thuốc huỷ phó giao cảm
Ipratropium bromid (Atrovent) là dẫn xuất amin bậc 4, dùng đường hít Khi khídung, chỉ khoảng 1% thuốc được hấp thu, 90% bị nuốt vào đường tiêu hóa, khôngđược hấp thu, thải theo phân nên ít gây tác dụng không mong muốn toàn thân
Tác dụng giãn phế quản của ipratropium trên người bệnh hen thường chậm và khôngmạnh bằng thuốc cường õ2 tác dụng ngắn (SABA), nên thường chỉ được phối hợp sửdụng khi các thuốc SABA không đủ mạnh hoặc c ó tác dụng phụ nặng Phối hợpipratropium với SABA làm giãn phế quản mạnh hơn, cho phép giảm liều SABA nênhạn chế được tác dụng phụ của SABA Khí dung ipratropium có tác dụng tối đa sau
30 - 60 phút, thời gian tác dụng kéo dài 3- 6 giờ
Ipratropium cũng có tác dụng tốt trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Thận trọng: tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt và tắc nghẽn dòng chảy ra từ bàngquang, có thai và cho con bú
- Tác dụng không mong muốn: khô miệng, buồn nôn, táo bón, đau đầu
- Liều dùng: hít định liều: mỗi lần 20 - 40 µg (1- 2 xịt), 3-4 lần/ ngày
Trang 9Berodual (ipratropium bromid + fenoterol): mỗi lần xịt có 20 µg ipratropium và
50 µg
Fenoterol Liều thông thường 1- 2 xịt/ lần, ngày 3 lần
Oxitropium có tác dụng tương tự như ipratropium
- Làm giãn cơ trơn đường mật và niệu quản
- Tác dụng lợi niệu kém theobromin
Theophylin được chuyển hóa qua gan Nồng độ trong huyết tương, thời gian bán thảicủa theophylin thay đổi đáng kể trong một số tình trạng sinh lý và bệnh lý (tăngtrong suy tim, xơ gan, nhiễm virus, người cao tuổi) hoặc do tương tá c thuốc, trongkhi giới hạn an toàn giữa liều điều trị và liều độc của theophylin khá hẹp Tác dụnggiãn phế quản của theophylin không mạnh bằng các thuốc kích thích β2, trong khinguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn khá cao, vì vậy theophylin khôngđược lựa chọn đầu tiên trong cắt cơn hen
Hiện nay, theophylin uống giải phóng nhanh ít được dùng trong điều trị hen, chủ yếudùng theophylin giải phóng chậm, duy trì đủ nồng độ thuốc trong máu trong 12 giờ
để điều trị dự phòng và kiểm soát hen về đêm Trong cơn hen nặng, theophylin đượcdùng phối hợp với các thuốc cường β2 hoặc corticoid để làm tăng tác dụng giãn phếquản, nhưng lại có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc cường β2 (hạkali máu)
Trang 10Theophylin có thể dùng đường tiêm là aminophylin, hỗn hợp của theophylin vàethylendiamin, tan trong nước gấp 20 lần so với theophylin đơn độc Trong điều trịcơn hen nặng, tiêm tĩnh mạch aminophylin rất chậm (ít nhất trong 20 phút).
2.3.3 Tác dụng không mong muốn
Thường gặp nhịp tim nhanh, tình trạng kích thích, bồn chồn, buồn nôn, nôn Ít gặp:kích ứng đường tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, run, co giật, loạn nhịp tim, hạhuyết áp, phản ứng dị ứng
- Dùng dưới dạng hít có tác dụng tốt, để điều trị dự phòng hen khi người bệnh phảidùng thuốc cường β2 nhiều hơn 3 lần/ tuần, ít gây tác dụng không mong muốn toànthân Bắt buộc phải dùng thuốc đều đặn để đạt lợi ích tối đa và làm giảm nguy cơtăng nặng của hen
Trang 11Tác dụng không mong muốn tại chỗ thường gặp khi dùng GC hít là nhiễm nấmCandida miệng họng, khản tiếng và ho Dùng liều cao kéo dài có thể gây ức chếthượng thận, giảm mật độ khoáng ở xương, tăng nhãn áp.
Các GC dùng đường hít: beclometason dipropionat, budesonid và fluticasonpropionat (ba thuốc này có tác dụng tương đương nhau), ciclesonid, mometasonfuroat
* Beclometason dipropionat (Becotide): khí dung định liều mỗi lần 100 - 400 µg, 2lần/ ngày, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng của người bệnh
* Budesonid (Pulmicort): hít mỗi lần 200 µg, 2 lần/ ngày
Chế phẩm phối hợp: Symbicort chứa formoterol và budesonid với các hàm lượngformoterol/ budesonid mỗi lần xịt là 4,5 µg/ 80 µg; 4,5µg/ 160 µg; 9µg/ 320µg.Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi lần 1 - 2 xịt, ngày 2 lần Điều trị duy trì: 1 lầnxịt/ ngày
* Fluticason propionat: hít định liều mỗi lần 100 - 250 µg, 2 lần/ ngày
Trẻ em 4 - 16 tuổi: mỗi lần 50 - 100 µg, 2 lần/ ngày
Chế phẩm phối hợp: Seretide chứa salmeterol và fluticason propionat với các hàmlượng salmeterol / fluticason propionat mỗi lần xịt là 25 µg/ 50 µg; 25 µg/ 125 µg;25µg/ 250 µg
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi lần 2 xịt, ngày 2 lần
Dùng chế phẩm có hàm lượng thuốc phù hợp với mức độ nặng của bệnh hen
* Ciclesonid: người lớn xịt mỗi ngày một lần 160 µg
* Mometason furoat: người lớn hít 200 - 400 µg vào buổi tối hoặc chia làm 2 lầntrong ngày
- Dùng toàn thân: điều trị cơn hen cấp nặng hoặc để kiểm soát hen mạn tính nặng Hen nặng cấp tính: người lớn uống prednisolon 40 - 50 mg/ ngày, ít nhất trong 5ngày (trẻ em 1- 2 mg/ kg/ ngày, trong 3 ngày), sau đó điều chỉnh liều theo đáp ứngcủa người bệnh, hoặc tiêm tĩnh mạch hydrocortison 400 mg/ ngày, chia làm 4 lần
- Hen mạn tính nặng không đáp ứng đầy đủ với các thuốc chống hen khác, hít GCliều cao phối hợp với uống GC mỗi ngày một lần vào buổi sáng Tìm liều thấp nhất
đủ kiểm soát được triệu chứng
2.4.2 Cromolyn natri
Trang 12- Tác dụng: ức chế dưỡng bào của phổi giải phóng các chất trung gian hóa học dođáp ứng với các kích thích hoặc do tương tác kháng nguyên - kháng thể IgE.
Ức chế tác dụng hoạt hóa của các pepxid hóa hướng động trên bạch cầu trung tính,
ưa acid hoặc đơn nhân
Cromolyn natri chỉ có tác dụng phòng cơn, ngăn ngừa đáp ứng hen với các kíchthích do dị ứng hoặc không do dị ứng, được dùng điều trị dài hạn sớm trong hen,không có tác dụng điều trị cơn hen cấp Trẻ em đáp ứng với thuốc tốt hơn người lớn.Nhìn chung tác dụng dự phòng hen của cromolyn natri kém hiệu quả hơn so với GCđường hít
- Cromolyn natri dùng theo đường hít, ít được hấp thu nên ít gây độc tính toàn thân
- Tác dụng không mong muốn: ho, co thắt nhẹ phế quản, nhức đầu, buồn ngủ, rốiloạn tiêu hóa, phản ứng quá mẫn
- Liều dùng: hít mỗi lần 10 mg (2 xịt, ngày 4 lần cách đều nhau)
Phòng cơn hen do gắng sức, khí lạnh, tác nhân môi trường: hít 10 mg (2 xịt) ngaytrước khi tiếp xúc với các yếu tố gây cơn
2.4.3 Thuốc kháng leucotrien
Thuốc kháng leucotrien ngăn cản tác dụng của các cysteinyl leucotrien ở đường hôhấp Chúng có tác dụng khi dùng riêng hoặc khi phối hợp với GC hít (tác dụng hiệpđồng cộng)
- Chỉ định: điều trị dự phòng hen
Phối hợp với thuốc cường β2 và GC đường hít để điều trị hen mạn tính nặng
- Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa, khô miệng, khát, đau đầu, chóngmặt, rối loạn giấc ngủ, đau khớp, đau cơ, phù, phản ứng nhạy cảm Có thể gặp hộichứng Churg- Strauss (có tiền sử hen, thường viêm mũi, viêm xoang, viêm mạch vàtăng bạch cầu ưa eosin)
- Các thuốc:
Montelukast
Người lớn: nhai hoặc uống 10 mg trước khi đi ngủ
Trẻ em 6 tháng - 5 tuổi: 4 mg/ ngày, 6- 14 tuổi: 5 mg/ ngày
Thận trọng khi dùng ở người mang thai và cho con bú
Zafirlukast
Uống mỗi lần 20 mg, ngày 2 lần
Trang 13Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, suy gan, cho con bú.
Thận trọng khi dùng ở người cao tuổi, người mang thai, suy then
B THUỐC ĐIỀU TRỊ HO, LONG ĐÀM
Phân loại ho:
Ho do kích thích hay sưng viêm đường hô hấp Loại này không có tính bảo vệ, gây khó chịu mệt mỏi cho bệnh nhân, cần phải ức chế bằng thuốc trị ho
Ho để tống đàm làm sạch đường hô hấp Loại này là phản xạ có tính bảo vệ không nên sử dụng thuốc ho để ức chế
TÁC NHÂN KÍCH THÍCH
HÍT SÂU
THANH MÔN SỤN KHÉP LẠI CO THẮT CƠ
TĂNG ÁP SUẤT TRONG LÒNG NGỰC
THANH MÔN MỞ
TỐNG KHÔNG KHÍ RATHẢI TRỪ NIÊM DỊCH VÀ CÁC CHẤT
Trang 14Vì vậy, không nên dùng thuốc ho một cách bừa bãi, cần phải biết nguyên nhân gây
Hồi lưu dạ dày- thực quản
Ưng thư biểu mô phế quản
Chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm (ho khi cảm cúm, ho dokích ứng, dị ứng), ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ Không dùng thuốc làmgiảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phếquản… ) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở Các thuốc giảm
ho được chia làm 2 loại:
2.1 Thuốc giảm ho ngoại biên
Làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp
- Thuốc làm dịu ho do có tác dụng bảo vệ, bao phủ các receptor cảm giác ở họng, hầu:glycerol, mật ong, các siro đường mía
Trang 15- Thuốc gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho: benzonatat, bạc hà (menthol),lidocain, bupivacain
2.2 Thuốc giảm ho trung ương
Các thuốc này ức chế trực tiếp, làm nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ởhành tuỷ, đồng thời có tác dụng an thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp
2.2.1 Alcaloid của thuốc phiện và các dẫn xuất
2.2.1.1 Codein
Codein (methylmorphin) là alcaloid của thuốc phiện Trong cơ thể, khoảng 10%codein bị khử methyl thành morphin So với morphin, codein được hấp thu tốt hơn khiuống, ít gây táo bón hoặc co thắt đường mật, ít gây ức chế hô hấp và ít gây nghiện hơnnhưng tác dụng giảm đau cũng kém hơn
Codein có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, nhưng làm khô và tăng
độ quánh của dịch tiết phế quản Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu,mất ngủ và trong các chứng đau nhẹ và vừa
Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc, trẻ em dưới 1 tuổi, bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ
có thai Liều dùng điều trị ho khan: uống mỗi lần 10 - 20 mg, ngày 3 – 4 lần
Do ức chế trung tâm ho, dextromethorphan có tác dụng chống ho tương tự codein,nhưng ít gây tác dụng phụ hơn Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp hokhan, mạn tính
Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc, trẻ em dưới 2 tuổi, đang điều trị bằng thuốc ứcchế monoaminoxydase (MAO)
Thận trọng: người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng.Liều dùng: uống mỗi lần 10 - 20 mg, 4 giờ/ lần tối đa 120mg/ngày
* Noscapin:
Trang 16Tác dụng, cách dùng, tác dụng không mong muốn và thận trọng tương tự nhưdextromethorphan
Không dùng cho phụ nữ có khả năng mang thai (vì nguy cơ gây đột biến) Liềudùng: mỗi lần 15 - 30 mg, ngày 3 lần
2.2.2 Thuốc giảm ho kháng histamin
Một số thuốc có tác dụng kháng histamin H 1 trung ương và ngoại biên (kháng H 1thế hệ 1) đồng thời có tác dụng chống ho, kháng cholinergic, kháng serotonin và anthần
Chỉ định: các chứng ho khan do dị ứng, do kích thích, nhất là về ban đêm Tác dụng
an thần của thuốc là điều bất lợi khi dùng thuốc ban ngày, nhưng có thể thuận lợi khi
ho ban đêm
Các thuốc:
- Alimemazin: người lớn uống 5 - 40mg/ ngày, chia nhiều lần
Trẻ em: 0,5- 1 mg/ kg/ ngày, chia nhiều lần
- Diphenhydramin: mỗi lần uống 25 mg, 4 - 6 giờ/ lần
2.2 THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN CHẤT NHẦY
2.2.1 Thuốc làm tăng dịch tiết
Là thuốc làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp, bảo vệ niêm mạc chống lại các tácnhân kích thích và khi làm tan được những tác nhân đó sẽ cho phép loại trừ chúng dễdàng Có 2 cơ chế tác dụng:
2.2.1.1 Kích thích các receptor từ niêm mạc để gây phản xạ phó giao cảm làm
tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp, nhưng liều có tác dụng thường làm đau dạ dày và cóthể gây nôn Một số thuốc thường dùng là:
- Natri iodid và kali iodid: uống 1 - 2g/ ngày Dùng kéo dài làm tích luỹ iod Khôngdùng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người bị bướu giáp
- Natri benzoat: uống 1 - 4 g/ ngày Dùng kéo dài làm tích luỹ Na +
- Amoni acetat: 0,5 - 1g/ ngày Không dùng ở người suy gan hoặc suy thận
- Ipeca hoặc ipecacuanha, hoạt chất là emetin Dùng liều thấp (tối đa 1,4 mg alcaloid)trong trường hợp ho có đờm Liều c ao gây nôn
2.2.1.2 Kích thích trực tiếp các tế bào xuất tiết
Thường dùng các tinh dầu bay hơi như terpin, gaicol, eucallyptol Những tinh dầunày còn có tác dụng sát khuẩn Không dùng gaicol cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi
Trang 172.2.2 Thuốc làm tiêu chất nhầy
Các thuốc này làm thay đổi cấu trúc, dẫn đến giảm độ nhớt của chất nhầy, vì vậy các
“nút” nhầy có thể dễ dàng di chuyển ra khỏi đường hô hấp nhờ hệ thống lông chuyểnhoặc sự khạc đờm Những thuốc có nhóm thiol tự do (như acetylcystein) có tác dụngcắt đứt các cầu nối disulfit –S –S – của các sợi mucopolysaccharid nên làm lỏng dịchtiết của niêm mạc phế quản Các thuốc làm tiêu chất nhầy có thể làm phá vỡ hàng ràochất nhầy bảo vệ ở dạ dày, phải thận trọng ở những người có tiền sử loét dạ dày - tátràng
2.2.2.1 N- acetylcystein
Dùng làm thuốc tiêu chất nhầy trong bệnh nhầy nhớt, các bệnh lý hô hấp có đờmnhầy quánh như trong viêm phế quản cấp hoặc mạn Còn dùng làm thuốc giải độc khidùng quá liều paracetamol Không dùng ở người có tiền sử hen (nguy cơ phản ứng cothắt phế quản)
- Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhức đầu, phản ứng dịứng Không dùng đồng thời với các thuốc chống ho hoặc các thuốc làm giảm bài tiếtdịch phế quản
- Liều dùng: Uống mỗi lần 200 mg, ngày 3 lần
+ Khí dung 3- 5 mL dùng dịch 20%, 3 - 4 lần/ ngày
+ Nhỏ trực tiếp vào khí quản 1 - 2 mL dung dịch 10 - 20%, mỗi giờ 1 lần Do tácdụng nhanh, đôi khi có thể làm tràn dịch trong khí quản nếu người bệnh không có khảnăng ho để tống ra ngoài kịp thời Có thể hút đờm loãng bằng máy hút
2.2.2.2 Bromhexin (Bisolvon)
Dùng điều trị những rối loạn hô hấp đi kèm với ho có đờm Khi điều trị nhiễm khuẩnđường hô hấp, bromhexin làm tăng sự xâm nhập của một số kháng sinh vào dịch bàitiết phế quản, tăng đáp ứng với kháng sinh
Thận trọng ở người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng, bệnh hen, suy gan hoặc suy thậnnặng
Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa, tăng nhẹ enzym gan, chóng mặt,nhức đầu, phát ban ở da Khí dung bromhexin đôi khi gây ho hoặc co thắt phế quản ởnhững người nhạy cảm
Liều dùng: uống mỗi lần 8 - 16 mg, ngày 3 lần Có thể dùng đường khí dung, tiêmbắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm
Trang 18C THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1
1 Histamin
1.1 Sinh tổng hợp và phân bố histamin
Histamin là chất trung gian hóa học quan trọng có vai trò trong phản ứng viêm và
dị ứng, trong sự bài tiết dịch vị và cũng có chức năng như chất dẫn truyền thần kinh
và điều biến thần kinh, được tạo ra do sự khử carboxyl của histidin dưới sự xúc táccủa decarboxylase
L Histidin Histamin
Do histamin tích điện dương nên dễ dàng liên kết với chất tích điện âm nhưprotease, chondroitin sulfat, proteoglycan hoặc heparin tạo thành phức hợp không cótác dụng sinh học Phức hợp này được dự trữ trong các hạt trong dưỡng bào, bạchcầu ưa base, tế bào niêm mạc dạ dày, ruột, tế bào thần kinh v.v Da, niêm mạc, câykhí phế quản là những mô có nhiều dưỡng bào nên dự trữ nhiều histamin
1.2 Sự giải phóng histamin
Nhiều yếu tố kích thích sự giải phóng histamin, nhưng chủ yếu là do phản ứngkháng nguyên mẫn cảm - kháng thể xảy ra trên bề mặt dưỡng bào Khi có phản ứngkháng nguyên - kháng thể làm thay đổi tính thấm của màng tế bào với ion calci làmtăng calci đi vào trong nội bào, đồng thời tăng giải phóng calci từ kho dự trữ nội bào
Ca +2 nội bào tăng làm vỡ các hạt dự trữ giải phóng histamin
Những yếu tố gây phóng thích histamin:
Vật lý: Nóng, lạnh, tổn thương tế bào
Hóa học: Những chất tẩy sạch (detergen), muối mật, lysolectin, thuốc có gốcamin, amidin, diamidin, amonium, dẫn xuất piperidin, piridium, alkaloid,kháng sinh kiềm
Sinh học: Nọc côn trùng, nọc rắn rít, phấn hoa, lông thú, bụi nhà…
1.3 Receptor của histamin
Hiện nay đã tìm thấy 4 receptor khác nhau của histamin là H1, H2, H3 và H4 Sựphân bố số lượng receptor và chức năng của từng loại receptor rất khác nhau
Khi histamin gắn vào receptor H1 sẽ làm tăng IP3 (inositol 1,4,5 -triphosphat) vàdiacylglycerol từ phospholipid IP3 làm tăng giải phóng calci từ lưới nội bào.Diacylglycerol (DAG) và calci làm hoạt hóa protein lipase C, protein kinase phụthuộc Ca+2/calmodulin và phospholipasse A2 ở các tế bào đích khác nhau gây các
decarboxylase
Trang 19phản ứng sinh học khác nhau.
Histamin gắn vào receptor H2 kích thích adenylcyclase làm hoạt hóa proteinkinase phụ thuộc AMPc ở các tế bào đích gây nên phản ứng sinh học Receptor H2
có nhiều ở niêm mạc dạ dày, khi kích thích gây tăng tiết dịch vị acid
Receptor H3 là receptor trước synap, có mặt ở nút tận cùng neuron hệhistaminergic ở thần kinh trung ương, có vai trò điều hòa sinh tổng hợp và giảiphóng histamin Cũng giống receptor H1, H2, receptor H3 là receptor cặp với protein
G và được phân bố trong nhiều mô Hiện nay đã tìm được một số chất chủ vận và đốikháng trên receptor H3:thioperamid, iodophenpropit, clobenpropit, Imipromidin,Burimamid
Receptor H4 có mặt ở tế bào ưa acid, dưỡng bào, tế bào T và tế bào hình cây(dendritic cell) Thông qua receptor này histamin làm thay đổi hoá hướng động một
số tế bào và sự sản xuất cytokin
1.4 Tác dụng sinh học của histamin
Trên hệ tim - mạch: Histamin làm giãn các mạch máu nhỏ, tiểu động mạch, maomạch và tiểu tĩnh mạch làm giảm sức cản ngoại vi, giảm huyết áp và tăng cườngdòng máu đến mô: thông qua receptor H1 sự xuất hiện tác dụng nhanh, cường độmạnh nhưng không kéo dài, còn đối với receptor H2 sự xuất hiện tác dụng giãn mạchchậm, nhưng kéo dài.Thông qua receptor H1 histamin làm co tế bào nội mô maomạch, tách sự kết gắn các tế bào nội mô làm bộc lộ màng cơ bản tạo thuận lợi cho sựthoát dịch và protein ra ngoại bào gây phù nề, nóng, đỏ, đau Histamin có tác dụngtrực tiếp trên cơ tim và thần kinh nội tại làm tăng co bóp cả tâm nhĩ, tâm thất, chậmkhử cực nút xoang và chậm dẫn truyền nhĩ thất
Trên khí - phế quản - phổi: receptor H 1 histamin làm co cơ trơn khí phế quản, gâycơn hen Ngoài ra, histamin còn gây xuất tiết niêm mạc khí phế quản, gây viêm phù
nề niêm mạc và tăng tính thấm mao mạch phổi
Trên hệ tiêu hóa: Histamin làm tăng tiết dịch acid thông qua receptor H 2, làmtăng nhu động và bài tiết dịch ruột
Cơ trơn: Ở một số loài vật, histamin làm tăng co bóp cơ trơn tử cung, nhưng tửcung người, cơ trơn bàng quang, niệu đạo, túi mật rất ít bị ảnh hưởng
Hệ bài tiết: làm tăng bài tiết nước mắt, nước mũi, nước bọt, dịch tụy
Hệ thần kinh: Kích thích đầu mút sợi thần kinh ngoại vi g ây ngứa, đau Trên thần
Trang 20kinh trung ương histamin gây giảm thân nhiệt, gây mất ngủ, có thể chán ăn, tăng tiếtADH Tác dụng này thông qua cả 2 loại receptor H 1 và H2.
2 CÁC THUỐC KHÁNG HISTAMIN
2.1 Phân loại histamin
- Phân loại theo cấu trúc
- Phân loại theo thế hệ: thế hệ 1, thế hệ 2, thế hệ 3
Ít hoặc không an thầnThuốc mới
An thần nhẹ, td dài
Ít hoặc không an thần
Bảng 2.1 Phân loại theo cấu trúc
Trang 21FenistilBenadrylDramaminNisavalClor – TrimetonDimetan
AtaraxMarexinAntivertPhenerganTheralen
4 – 8 mg1,3 – 2,7 mg
Hieän nay khoâng sd
XyzalSoltara
60 mg
5 mg
Thế hệ 1
Ưu điểm: rẻ tiền, có kinh nghiệm sử dụng, chống say tàu xe, chống nôn
Nhược điểm: buồn ngủ, tác dụng ngắn, kháng cholinergic nhiều
Thế hệ 2
Ưu điểm: Ít hoặc không buồn ngủ, tác dụng dài, kháng cholinergic ít hơn
Nhược điểm: gây rối loạn nhịp tim, tương tác với nhiều thuốc
Thế hệ 3
Là đồng phân (isomer) hoặc chất chuyển hóa có tác dụng của thế hệ 2
Bảng 2.2 Phân loại theo thế hệ
Trang 22Ưu điểm: khắc phục được tác dụng phụ của thế hệ 1, 2 Ngoài ra còn có tác dụng kháng viêm.
2.2 Tác dụng dược lý
Cơ chế tác dụng
Thuốc kháng histamin H1 (Anti histamin H1) có cấu trúc gần giống histamin nên
cạnh tranh thuận nghịch với Histamin tại receptor H1
Tác dụng của thuốc kháng histamin
Cơ trơn
Cơ trơn không là mạch máu: dãn,nhưng đối với bệnh nhân hen ít đáp ứng
Cơ trơn mạch máu: co, phải kết hợp thêm chất kháng H2 mới có hiệu quả
Đối kháng rõ với tác dụng tăng tính thấm thành mạch, đối kháng tốt với tác dụng gây ngứa của histamin
Những tác dụng khác
Thần kinh trung ương: vừa kích thích vừa ức chế Kháng cholinergic,
Chống nôn ở người có thai, kháng adrenergic gây hạ huyết áp thế đứng
Để có tác dụng dược lý kéo dài, cần tìm chất vừa đối kháng cạnh tranh và không cạnh tranh, khi đó thuốc chậm bị đẩy khỏi receptor bởi histamin Terfenadin,
astemizol có hai kiểu ức chế (có cạnh tranh và không cạnh tranh) với histamin tại receptor, nên tác dụng dài hơn nhưng do có nhiều tác dụng không mong muốn trên tim nên hai thuốc này hiện nay không được sử dụng
Thuốc kháng H1 có tác dụng dự phòng tốt hơn là chữa, vì khi histamin được giải phóng tạo hàng loạt phản ứng và sẽ giải phóng đồng thời các chất trung gian khác màthuốc kháng H1 không đối kháng được Tác dụng của thuốc mạnh nhất ở cơ trơn phếquản, cơ trơn ruột Thuốc cho kết quả không rõ rệt trong chữa hen hoặc chữa những bệnh tắc nghẽn phế quản Cần phối hợp hai loại kháng H1 và kháng H2 để ức chế toàn vẹn sự hạ huyết áp do histamin gây nên
2.2.2 Tác dụng không mong muốn
Do tác dụng trung ương
Trang 23Thay đổi tuỳ theo từng cá thể, thường biểu hiện ức chế thần kinh (ngủ gà, khó chịu, giảm phản xạ, mệt), mất kết hợp vận động, chóng mặt Ở một số người, tác dụng biểu hiện ở dạng kích thích (nhất là ở trẻ còn bú): Mất ngủ, dễ kích động, nhức đầu, có khi co giật nếu liều cao Để hạn chế tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương có thể giảm liều hàng ngày hoặc dùng lúc chiều tối, hoặc dùng loại kháng H1 thế hệ II
Do tác dụng kháng cholinergic
Khô miệng, hầu họng; khạc đờm khó; khó tiểu tiện, bí đái, liệt dương; rối loạn điều tiết thị giác, tăng áp lực trong mắt đặc biệt ở người có glôcôm góc đóng, đánh trống ngực; giảm tiết sữa
Phản ứng quá mẫn và đặc ứng
Có thể gặp quá mẫn nghiêm trọng sau khi dùng thuốc kháng H 1 bôi ngoài, nhất làkhi có xước da Có quá mẫn chéo giữa các loại kháng H 1 Biểu hiện ngoài da (ban
đỏ, chàm) ngay cả khi uống hoặc tiêm
Trên tim mạch: terfenadin, astemizol kéo dài khoảng QT có thể đưa đến hiện tượng xoắn đỉnh, hiện nay không dùng Không dung nạp, thay đổi huyết áp, rối loạn máu (thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu, thoái hóa bạch cầu hạt) tăng nhậy cảm với ánh sáng
2.3 Chỉ định và chống chỉ định
2.3.1 Chỉ định
Dị ứng: sổ mũi mùa, bệnh da dị ứng (mày đay cấp tính, phù nề ban đỏ; ngứa do dị ứng (như trong chàm); phù Quincke; ngứa do côn trùng đốt; dị ứng thuốc Bệnh huyết thanh
Chỉ định khác: Chữa say tầu xe (promethazin, diphenhydramin, diphenhydrinat ); gây ngủ (promethazin); phối hợp với thuốc ho để làm tăng tác dụng chống ho; kích
Trang 24thích ăn ngon (doxylamin, cyproheptadin) hiện nay không dùng; dùng cùng thuốc kháng cholinergic để phòng tai biến do phản xạ khi thăm dò bằng nội soi hoặc khi phẫu thuật (như khi chọc màng phổi)
Ở người có thai, không dùng cyclizin và dẫn xuất (có thể gây quái thai)
Tăng tác dụng an thần khi dùng chung benzodiazepin và alcol Không dùng chungvới các thuốc ức chế enzym chuyển hóa anti H1 như macrolid, ciprofloxacin,
cimetidin, disulfiram, terfenadin, astemizol erythromycin, ketoconazol, itraconazol…
D THUỐC CHỐNG SUNG HUYẾT MŨI
1 ĐẠI CƯƠNG:
Sung huyết mũi là triệu chứng hay gặp ở trạng thái bệnh lý như viêm mũi Việc điềutrị có thể dùng các thuốc kháng histamin, các thuốc giống giao cảm, cáccorticosteroid, các kháng muscarin, cromoglycat hoặc nedocromil
Các thuốc giống giao cảm được dùng rộng rãi khi sung huyết mũi do cảm lạnh Dotác dụng anpha adrenergic ngăn chặn sự co thắt mạch đẩy mạnh lưu lượng máu, giảmphù nề niêm mạc mũi, làm dễ thở Các thuốc giống giao cảm ephedrin, phenylephrin,oxymetazolin, xylometazolin có thể dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi hay thuốc phun
mù Các thuốc phenylpropanolamin, pseudoephedrin dùng đường miệng
2 THUỐC THÔNG DỤNG:
Oxymetazoline, phenylephrine, phenylpropanolamine, pseudoephedrine,xylometazolone
Tác dụng:
Trang 25Thận trọng:
Khi triệu chứng xảy ra sau vài ngày điều trị, phải ngưng thuốc ngay, chỉ sử dụng
liều thuốc trong thời gian ngắn Thuốc được dùng để giảm xung huyết ở mũi Lượngthuốc nhỏ này có trong nhiều loại thuốc chữa cảm lạnh, lưu hành ở dạng viên nénhoặc nhỏ mũi Thuốc thường được dùng trị bệnh đường hô hấp trên, đặc biệt do bệnhnhân nhạy cảm đối với bệnh viêm tai giữa hoặc viêm xoang hàm
Tác dụng phụ:
Khi uống thuốc, thuốc gây run và đánh trống ngực, nên tránh dùng cho bệnh nhân bịbệnh tiêm Ơû dạng nhỏ mũi, chỉ có một số lượng nhỏ được hấp thu vào máu do đótác dụng phụ không đáng kể
Nếu nhỏ mũi trong vài ngày và sau đó ngừng, thì sự sung huyết thường bị tái phát và
có thể năng hơn lúc chưa dùng thuốc Do đó thuốc này được dùng trong thời giancàng ngắn càng tốt
BÀI 2 THUỐC KHÁNG KÝ SINH TRÙNGMỤC TIÊU BÀI GIẢNG
Trang 261 Trình bày được các nhóm thuốc tác động trên ký sinh trùng sốt rét, giun sán,trichomonas
2 Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định và chống chỉ địnhcủa một số thuốc thông dụng
A THUỐC KHÁNG SỐT RÉT
1 ĐẠI CƯƠNG
Bệnh sốt rét đã được Hypocrate mô tả cách đây hơn 2000 năm, là bệnh truyềnnhiễm, do plasmodium gây ra, plasmodium là một loại kí sinh trùng không những gâybệnh cho người mà cho cả súc vật Bốn loài ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho ngườilà: P falciparum, P.vivax, P.malariae và P.ovale
Ở Việt nam, sốt rét do P.falciparum chiếm khoảng 70 - 80%, do P.vivax 20 -30%,P.malariae 1- 2% còn P.ovale hầu như không có Dịch sốt rét do P.falci-parum thườngxảy ra đột ngột, diễn biến nặng, tử vong cao nhưng thời gian tồn tại của dịch ngắn Người có thể nhiễm bệnh sốt rét theo 3 phương thức:
- Do muỗi truyền: Đây là phương thức nhiễm chủ yếu và quan trọng nhất
- Do truyền máu
- Truyền qua rau thai
Việc điều trị sốt rét hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì kí sinh trùng sốt rét (đặc biệt
là P.falciparum) đã kháng lại nhiều thuốc chống sốt rét Hơn nữa, Việt nam có khoảng
35 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành (trong đó có 15 triệu người sống trongvùng sốt rét lưu hành nặng), nên muốn điều trị sốt rét có hiệu quả phải triệt để tuân thủphác đồ điều trị của chương trình phòng chống sốt rét quốc gia
2 CHU KỲ SINH HỌC CỦA KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
2.1 Chu kì phát triển trong cơ thể người (chu kì sinh sản vô tính)
2.1.1 Giai đoạn ở gan
Khi muỗi đốt người, thoa trùng (ở trong tuyến nước bọt muỗi) chui qua mạch máu đểlưu thông trong máu Sau 30 phút, thoa trùng vào gan để phát triển trong tế bào ganthành thể phân liệt (10 - 14 ngày), sau đó phá vỡ tế bào gan và giải phóng ra các mảnhtrùng Giai đoạn này gọi là giai đoạn tiền hồng cầu Với P.falciparum, tất cả mảnhtrùng đều vào máu và phát triển ở đó Còn P.vivax và P.ovale, ngoài sự phát triển tứcthì của các thoa trùng để thành thể phân liệt, còn có sự phát triển muộn hơn của một sốthoa trùng khác Những thoa trùng này không phát triển ngay thành thể phân liệt mà
Trang 27tạo thành các thể ngủ Các thể ngủ phát triển từng đợt thành phân liệt, vỡ ra và giảiphóng những mảnh trùng vào máu gây nên những cơn tái phát xa (thể ngoại hồngcầu).
2.1.2 Giai đoạn ở máu
Các mảnh trùng từ gan xâm nhập vào hồng cầu, lúc đầu là thể tư dưỡng rồi phát triểnthành phân liệt non, phân liệt già Thể phân liệt già sẽ phá vỡ hồng cầu giải phóng ranhững mảnh trùng Lúc này tương ứng với cơn sốt xảy ra trên lâm sàng Hầu hết cácmảnh trùng này quay trở lại ký sinh trong các hồng cầu mới, còn một số biệt hóa thànhnhững thể hữu giới, đó là những giao bào đực và giao bào cái
2.2 Chu kì phát triển trong cơ thể muỗi (chu kì sinh sản hữu tính)
Giao bào đực và cái được muỗi hút vào dạ dày sẽ phát triển thành những giao tử đực
và cái, qua sinh sản hữu tính sinh ra thoa trùng.Các thoa trùng đến tập trung trongtuyến nước bọt của muỗi là tiếp tục truyền bệnh cho người khác
Chu kì của ký sinh trùng sốt rét và vị trí tác dụng của các thuốc điều trị sốt rét
1a: Thoa trùng vào tế bào gan
2a,3a: Thể phân liệt phát triển trong tế bào gan
4: Giải phóng các mảnh trùng
5: Mảnh trùng vào hồng cầu
Trang 286: Thể tư dưỡng trong hồng cầu
7,8: Thể phân liệt phát triển trong hồng cầu
9: Phá vỡ hồng cầu và giải phóng các mảnh trùng
10,11,12: Phát triển thành giao bào đực và giao bào cái
1b, 2b, 3b: Phát triển của thể ngủ
3 CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT THƯỜNG DÙNG
3.1 Thuốc diệt thể vô tính trong hồng cầu
3.1.1 Cloroquin (Aralen, Avloclor, Malarivon, Nivaquin)
Là thuốc tổng hợp, dẫn xuất của 4 amino quinolein
3.1.1.1.Tác dụng
Cloroquin có hiệu lực cao đối với thể vô tính trong hồng cầu của cả 4 loài ký sinhtrùng sốt rét, tác dụng vừa phải với giao bào của P.vivax, P.malariae và P.ovale.Không ảnh hưởng tới giao bào của P.falciparum
Cơ chế tác dụng: để tồn tại, ký sinh trùng sốt rét “nuốt” hemoglobin của hồng cầu vậtchủ vào không bào thức ăn Ở đó, hemoglobin được chuyển thành heme(ferriprotoporphyrin IX) là sản phẩm trung gian có độc tính gây ly giải màng Hemeđược chuyển thành sắc tố hemozoin ít độc hơn nhờ enzym polymerase Cloroquin ứcchế polymerase, làm tích lũy heme, gây độc với ký sinh trùng sốt rét, làm ly giải kýsinh trùng
Thuốc tập trung trong không bào thức ăn của ký sinh trùng sốt rét, làm tăng pH ở đó
và ảnh hưởng đến quá trình giáng hóa hemoglobin, làm giảm các amino acid cần thiếtcho sự tồn tại của ký sinh trùng.Cloroquin còn có thể gắn vào chuỗi xoắn kép DNA ứcchế DNA và RNA poly-merase, cản trở sự tổng hợp nucleoprotein của ký sinh trùngsốt rét
3.1.1.2.Dược động học
Cloroquin hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn ở đường tiêu hóa, sinh khả dụngkhoảng 90% Sau khi uống 3 giờ, thuốc đạt được nồng độ tối đa trong máu,65% thuốcgắn với protein huyết tương Khuếch tán nhanh vào các tổ chức Thuốc tập trung nhiều
ở hồng cầu, gan, thận, lách và phổi Ở hồng cầu nhiễm ký sinh trùng sốt rét, nồng độthuốc cao gấp 25 lần hồng cầu bình thường
Trang 29Chuyển hóa chậm ở gan, cho desethylcloroquin vẫn diệt được plasmodium Thải trừchậm, khoảng 50 - 60% qua nước tiểu Thời gian bán thải 3 - 5 ngày, có khi tới 12 - 14ngày.
3.1.1.3.Tác dụng không mong muốn
Với liều điều trị, thuốc thường dung nạp tốt, ít gặp các tác dụng không mong muốn:đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn thị giác, phát ban,ngứa (đặc biệt ở lưng) Uống thuốc khi no có thể làm giảm các tác dụng này
Khi dùng liều cao và kéo dài thuốc có thể gây tan máu (ở người thiếu G 6PD), giảmthính lực, nhầm lẫn, co giật, nhìn mờ, bệnh giác mạc, rụng tóc, biến đổi sắc tố của tóc,
da xạm nâu đen, hạ huyết áp
3.1.1.4.Áp dụng điều trị
Chỉ định:
- Cloroquin được dùng trong điều trị và phòng bệnh sốt rét
- Thường dùng trong sốt rét thể nhẹ và trung bình (ở những vùng và ký sinh trùng cònnhạy cảm với thuốc) không dùng khi sốt rét nặng hoặc có biến chứng Điều trị dựphòng cho những người đi vào vùng có sốt rét lưu hành
- Thuốc còn được dùng để diệt amíp ở gan, trong viêm đa khớp dạng thấp, lupus banđỏ
- Điều trị sốt rét: uống cloroquin phosphat 3 ngày
Ngày đầu: 10 mg cloroquin base/ kg, chia 2 lần
Ngày thứ 2, 3: 5 mg cloroquin base/ kg
- Điều trị dự phòng; 5 mg cloroquin base/ kg/ tuần cho cả người lớn và trẻ em
Trang 303.1.1.5 Tương tác thuốc
- Các thuốc kháng acid hoặc kaolin có thể làm giảm hấp thu cloroquin, vì vậy chỉ uốngcloroquin sau khi dùng thuốc này 4 giờ
- Cimetidin làm giảm chuyển hóa và thải trừ, tăng thể tích phân bố của Cloroquin
- Dùng cloroquin kết hợp với proguanil làm tăng tai biến loét miệng
- Cloroquin làm giảm khả năng hấp thu ampicilin
ít hiệu lựcđối với giao bào của P.falciparum
Cơ chế tác dụng của quinin tương tự như cloroquin Ngoài tác dụng diệt ký sinh trùngsốt rét, quinin còn có một số tác dụng khác
- Kích ứng tại chỗ: khi uống thuốc kích ứng dạ dày, gây buồn nôn, nôn Tiêm dưới darấtđau, có thể gây áp xe vô khuẩn, vì vậy nên tiêm bắp sâu
- Tim mạch: liều cao quinin gây giãn mạch, ức chế cơ tim, hạ huyết áp (khi tiêm tĩnhmạch nhanh)
- Cơ trơn: làm tăng co bóp tử cung đều đặn trong những tháng cuối của thời kìcó thai,
ít tác dụng trên tử cung bình thường hoặc mới có thai
3.1.2.2.Dược động học
Thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua ruột, sau khi uống 1 - 3 giờ thuốc đạtđược nồng độ tối đa trong máu, nồng độ trong huyết tương thường gấp 5 lần tronghồng cầu Gắn với protein huyết tương khoảng 80%, qua được rau thai và sữa, 7% vàodịch não tủy 80% thuốc được chuyển hóa qua gan và thải trừ phần lớn qua thận Thờigian bán thải 7-12 giờ trên người bình thường và 8 - 21 giờ ở người bị sốt rét
3.1.2.3.Tác dụng không mong muốn
- Hội chứng quinin; thường gặp khi nồng độ thuốc trong máu trên 7 - 10 µg/ mL vớicác biểu hiện: đau đầu, nôn, chóng mặt, ù tai, rối loạn thị giác Phải ngừng thuốc khicác triệu chứng tiến triển nặng hơn
Trang 31- Độc với máu: thuốc có thể gây tan máu (hay gặp ở người thiếu enzym G 6PD) Giảmbạch cầu, giảm prothrombin, mất bạch cầu hạt…là những dấu hiệu ít gặp hơn.
- Hạ đường huyết có thể gặp khi dùng quinin với liều điều trị
- Độc tính nghiêm trọng (do quá liều hoặc dùng lâu dài): sốt, phản ứng da (ngứa, phátban…), rối loạn tiêu hóa , điếc, giảm thị lực (nhìn mờ, rối loạn màu sắc, nhìn đôi…),tác dụng giống quinidin
- Khi dùng liều cao quinin có thể gây xảy thai, dị tật bẩm sinh ở thai nhi
- Trong một vài trường hợp, khi tiêm tĩnh mạch quinin có thể gây viêm tĩnh mạchhuyết khối
3.1.2.4.Áp dụng điều trị
Chỉ định:
- Điều trị sốt rét nặng do P.falciparum và sốt rét ác tính, hay dùng ở những vùng màP.falciparum kháng cloroquin Uống quinin sulfat kết hợp với các thuốc chống sốt rétkhác như tetracyclin (hoặc doxycyclin), fancidar, mefloqui n hoặc artemisinin
- Quinin còn được chỉ định cho phụ nữ có thai (thay thế cloroquin khi bị kháng thuốc)
Vì hiệu lực kém hơn cloroquin nên quinin không dùng để điều trị đợt cấp do P.vivax,P.malariae và P.ovale; không dùng khi P.falciparum còn nhạy cảm với cloroquin
- Phòng bệnh: vì có nhiều độc tính nên quinin ít được dùng để phòng bệnh Tuy nhiên
ở những vùng P.falciparum kháng cloroquin, khi không có mefloquin và doxycyclin,
Trang 32Truyền tĩnh mạch: quinin hydroclorid 10 mg/ kg mỗi 8 giờ (với 10 mL/ kg dịchtruyền) Theo dõi đến khi bệnh nhân tỉnh, chuyển sang tiêm bắp hoặc uống cho đủ liềuđiều trị.
3.1.2.5.Tương tác thuốc
- Các thuốc kháng acid chứa nhôm làm chậm hấp thu quinin
- Quinin làm tăng nồng độ digoxin trong máu do giảm độ thanh thải của thuốc
- Làm tăng tác dụng của warfarin và các thuốc chống đông máu khác khi dùng phốihợp
- Cimetidin làm chậm thải trừ quinin, acid hóa nước tiểu làm tăng thải quinin
Pyrimethamin là dẫn xuất của diaminopyrimidin, có tác dụng chậm đối với thể vô tínhtrong hồng cầu của bốn loài ký sinh trùng sốt rét Thuốc còn ức chế các thể hữu tínhphát triển trong cơ thể muỗi nên có tác dụng ngăn chặn sự lan truyền sốt rét trong cộngđồng Sulfadoxin và pyrimethamin ức chế 2 enzym của 2 giai đoạn khác nhau trongquá trình tổng hợp acid folic của ký sinh trùng Vì vậy, khi phối hợp hai thuốc này sẽ
có tác dụng hiệp đồng tăng mức, làm ức chế sự tổng hợp acid folic, nên ký sinh trùngkhông tổng hợp được DNA và RNA
3.1.3.2.Dược động học
Fansidar hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sau khi uống 2 - 8 giờ thuốc đạt được nồng
độ tối đa trong máu, khoảng 90% gắn với protein huyết tương Thải trừ chủ yếu quanước tiểu Thời gian bán thải là 170 giờ đối với sulfadoxin và 80 - 110 giờ đối vớipyrimethamin
3.1.3.3.Tác dụng không mong muốn
Khi dùng Fansidar có thể bị dị ứng với sulfamid (ngứa, mề đay…), rối loạn về máu(tan máu, giảm bạch cầu hạt), rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thận
Dùng Fansidar để phòng bệnh (dài ngày) có thể gây phản ứng da nghiêm trọng: hồngban, hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì…
Trang 33- Thận trọng: phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 2 tháng tuổi, người thiếu enzym G6PD,
cơ địa dị ứng, hen phế quản
3.1.4 Mefloquin (Eloquin, Lariam, Mephaquin)
Là thuốc tổng hợp, dẫn xuất của 4 - quinolin methanol Cấu trúc hóa học có liên quannhiều với quinin
3.1.4.1 Tác dụng
Mefloquin có tác dụng mạnh đối với thể vô tính trong hồng cầu của P.falciparum vàP.vivax nhưng không diệt được giao bào của P.falciparum hoặc thể trong gan của P.vivax
Mefloquin có hiệu quả trên các kí sinh trùng đa kháng với các thuốc sốt rét khác nhưcloroquin, proguanil, pyrimethamin… Tuy nhiên, ở vùng Đông Nam Á cũng đã cóchủng P.falciparum kháng mefloquin Hiện nay còn có nhiều giả thuyết khác nhau về
cơ chế tác dụng của mefloquin Tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét liên quan nhiềutới khả năng ức chế en-zym polymerase của thuốc
3.1.4.2 Dược động học
Mefloquin được hấp thu tốt qua đường uống Nồng độ tối đa trong huyết tương (0,2
- 1,4 µg/ mL) đạt được khoảng 2 - 12 giờ sau khi uống mefloquin với liều duy nhất
Trang 34250 mg Gắn mạnh với protein huyết tươn g (98%) Thuốc tập trung nhiều trong hồngcầu, phổi, gan, lympho bào và thần kinh trung ương.
Thuốc được chuyển hóa ở gan, chất chuyển hóa chính là acid quinolin carboxylickhông còn hoạt tính Thải trừ chủ yếu qua phân, có thể có chu kì gan -ruột Thời gianbán thảikhoảng 21 ngày (từ 13 đến 33 ngày)
3.1.4.3 Tác dụng không mong muốn
Mức độ và tần suất của các phản ứng có hại liên quan nhiều với liều dùng Tác dụngkhông mong muốn phổ biến nhất là chóng mặt (20%) và buồn nôn (15%)
- Ở liều phòng bệnh tác dụng có hại thường nhẹ và thoáng qua, bao gồm rối loạn tiêuhóa (buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy), đau đầu, chóng mặt, ngoại tâm thu Ít gặpcác triệu chứng thần kinh tâm thần (co giật, ngủ gà, loạn tâm thần), tăng bạch cầu,tăng amino - trans ferase)
- Khi dùng liều cao (> 1000 mg) khoảng 1% bệnh nhân thấy buồn nôn, nôn, đau đầu,chóng mặt, ù tai, rối loạn thị giác, loạn tâm thần cấp… Ít gặp: ngứa, phát ban, rụngtóc, đau cơ
- Thận trọng: cẩn thận khi dùng cho người lái xe, vận hành máy móc
Trong dự phòng sốt rét bằng mefloquin, nếu xuất hiện các rối loạn như lo âu, trầmcảm, kích động hoặc lú lẫn phải ngừng thuốc vì đây là tiền triệu của những tác dụngphụ nghiêm trọng hơn
Không nên dùng cho trẻ em dưới 15 kg hoặc dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai trong 3 thángđầu
Không dùng mefloquin lâu quá 1 năm Nếu dùng lâu, phải định kì kiểm tra chức nănggan và mắt (thuốc có thể làm giảm chức năng gan và gây tổn thương mắt)
Liều lượng:
Trang 35- Điều trị sốt rét: người lớn và trẻ em; 15 mg/ kg, chia làm 2 lần, cách nhau 6 - 8 giờ.Liều dùng tối đa ở người lớn là 1000 mg
Phòng bệnh: người lớn uống 1 viên mefloquin 250 mg/ tuần, vào một ngày cố định,bắt đầu dùng từ trước khi đi vào vùng có sốt rét và kéo dài 4 tuần sau khi ra khỏi vùngsốt rét lưu hành
Đối với người đi vào vùng sốt rét nặng trong thời gian ngắn: tuần đầu uống 1 viên 250
mg mỗi ngày, uống liền 3 ngày Sau đó mỗi tuần uống 1 viên
3.1.4.5 Tương tác thuốc
- Phải hết sức thận trọng khi dùng mefloquin cho người bệnh đang dùng các thuốcchẹn beta, chẹn kênh calci, digitalis hoặc các thuốc chống trầm cảm (có thể xảy ratương tác bất lợi)
- Dùng mefloquin cùng với valproic acid làm giảm nồng độ valproat trong huyếtthanh
- Phối hợp mefloquin với quinin sẽ làm tăng độc tính trên thần kinh (gây co giật) vàtim mạch.Mefloquin có thể dùng cho người sau khi tiêm quinin nhưng phải cách 12giờ sau liều cuối cùng của quinin để tránh độc tính
3.1.5 Artemisinin và các dẫn xuất
Artemisinin được phân lập từ cây Thanh hao hoa vàng Artemisia annua L họAsteraceae Artemisinin ít tan trong nước, chỉ dùng đường uống hoặc đặt trực tràng.Các dẫn xuất như artesunat tan được trong nước, có thể uống hoặc tiêm (bắp, tĩnhmạch), artemether và arteether tan trong dầu, chỉ dùng tiêm bắp
3.1.5.1.Tác dụng
Artemisinin và các dẫn xuất có hiệu quả cao trong điều trị sốt rét Thuốc có tác dụngdiệt thể vô tính trong hồng cầu của cả 4 loài ký sinh trùng sốt rét, kể cả P.falciparumkháng cloroquin.Thuốc không có tác dụng trên giai đoạn ở gan, trên thoa trùng và giaobào của plasmodium
Artemisinin là một sesquiterpen lacton có cầu nối endoperoxid, cầu nối này rất quantrọng đối với tác dụng chống sốt rét của thuốc
Hiện nay, người ta chưa hoàn toàn hiểu rõ về cơ chế tác dụng của thuốc Thuốc tậptrung chọn lọc vào các tế bào nhiễm ký sinh trùng và phản ứng với hemozoin trong kýsinh trùng Phản ứng này tạo ra nhiều gốc tự do hữu cơ độc có thể phá huỷ màng của
ký sinh trùng
Trang 363.1.5.2.Dược động học
Artemisinin hấp thu nhanh sau khi uống, đạt nồng độ cao sau 1 giờ, phân bố vào nhiều
tổ chức: gan, não, phổi, máu, thận, cơ, tim, lách Artemisinin gắn 64% vào proteinhuyết tương, dihydroartemisinin 43%, artemether 76%và artesunat 59% Chuyển hóachủ yếu qua gan, cho 4 chất chuyển hóa: deoxyartemisinin và crystal- 7 không cònhoạt tính 80% liều dùng được thải qua phân và nước tiểu trong vòng 24 Thời gianbán thải khoảng 4 giờ
3.1.5.3.Tác dụng không mong muốn
Artemisinin và các dẫn xuất là những thuốc có độc tính thấp, sử dụng tương đối antoàn Các tác dụng không mong muốn thường nhẹ và thoáng qua như rối loạn tiêu hóa(buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy), nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, đặc biệt là saukhi uống.Một vài người dùng artesunat, artemether có thể bị ức chế nhẹ ở tim, chậmnhịp tim Sauđặt trực tràng, artemisinin có thể kích thích gây đau rát, đau bụng và tiêuchảy
- Artemisinin hiệp đồng tác dụng với mefloquin hoặc tetracyclin trong điều trị sốt rét
- Sự phối hợp giữa artemisinin với cloroquin và pyrimethamin có tác dụng đối kháng
3.1.6 Halofantrin (Halfan)
Trang 37Thuốc tổng hợp, dẫn xuất phenanthrenmethanol.
3.1.6.1 Tác dụng
Halofantrin có hiệu lực đối với thể vô tính trong hồng cầu của P.falciparum Thuốckhông có tác dụng trên giai đoạn ở gan, thể thoa trùng và giao bào của ký sinh trùngsốt rét Cơ chế tác dụng của halofantrin còn chưa rõ, có thể thuốc tác động nhưcloroquin, quinin trên ferriprotoporphyrin IX và gây tổn hại màng ký sinh trùng
3.1.6.3 Tác dụng không mong muốn
Halofantrin ít độc, thỉnh thoảng bệnh nhân có thể bị buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêuchảy, ngứa, ban đỏ Tiêu chảy thường xảy ra ở ngày thứ 2, thứ 3 sau dùng thuốc vàliên quan tới liều dùng
Ảnh hưởng của thuốc trên tim phụ thuộc vào liều: ở liều điều trị, có thể kéo dàikhoảng QT và PR, khi dùng liều cao halofantrin có thể gây loạn nhịp thất
3.1.6.4 Áp dụng điều trị
Chỉ định: Điều trị sốt rét do P.falciparum kháng cloroquin và đa kháng thuốc
Chống chỉ định, thận trọng : halofantrin không được dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ
cho con bú, người có tiền sử bệnh tim mạch, người đã dùng mefloquin trước đó 2 - 5tuần Không phối hợp halofantrin với những thuốc có độc tính trên tim mạch Không
sử dụng halofantrin để phòng bệnh sốt rét
Liều lượng: viên nén 250 mg Người lớn và trẻ em > 40 kg: uống 24 mg/ kg/ ngày,
chia làm 3 lần, cách nhau 6 giờ
3.1.6.5 Tương tác thuốc
Phối hợp halofantrin với mefloquin , cloroquin, quinin, thuốc chống trầm cảm loại 3vòng, dẫn xuất phenothiazin, thuốc chống loạn nhịp tim (aminodaron, quinidin,procainamid), Cisaprid, kháng histamin (astemizole, terfenadin), thuốc lợi tiểu, sẽ làmtăng độc tính trên tim
3.2 Thuốc diệt giao bào: primaquin
Là thuốc tổng hợp, dẫn xuất 8 aminoquinolein
Trang 383.2.1 Tác dụng
Thuốc có tác dụng tốt đối với thể ngoại hồng cầu ban đầu ở gan của P.falciparum vàcác thể ngoại hồng cầu muộn (thể ngủ, thể phân liệt) của P.vivax và P.ovale, do đótránh được tái phát Primaquin diệt được giao bào của cả 4 loài plasmodium trong máungười bệnh nên có tác dụng chống lây lan
Cơ chế tác dụng của primaquin chưa rõ ràng Có thể các chất trung gian của primaquin(quinolin- quinin) tác động như những chất oxy hóa, gây tan máu và methemoglobin
3.2.2 Dược động học
Primaquin hấp thu nhanh, sau khi uống 1-2 giờ thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu,phân phối dễ vào các tổ chức Chuyển hóa hoàn toàn ở gan Thải trừ nhanh qua nướctiểu sau 24 giờ Thời gian bán thải 3 - 8 giờ Carboxyprimaquin (chất chuyển hóachính của primaquin) có nồng độ trong huyết tương cao hơn nhiều so với chất mẹ vìđược tích lũy và thải trừ chậm (thời gian bán thải 22 - 30 giờ)
3.2.3 Tác dụng không mong muốn
Với liều điều trị thuốc dung nạp tốt, tuy vậy bệnh nhân có thể bị đau bụng, khó chịuvùng thượng vị, đau đầu nếu uống primaquin lúc đói Với liều cao hơn có thể gâybuồn nôn và nôn Hiếm gặp các triệu chứng nặng như tăng huyết áp, loạn nhịp tim,mất bạch cầu hạt Độc tính thường gặp đối với primaquin là ức chế tuỷ xương, gâythiếu máu tan máu (hay gặp ở người thiếu G6PD) và methemoglobin (hay xảy ra ởngười thiếu NADH bẩm sinh)
3.2.4 Áp dụng điều trị
Chỉ định: điều trị sốt rét do P.vivax và P.ovale, thường dùng phối hợp với các thuốc
diệt thể vô tính trong hồng cầu
Điều trị cho cộng đồng để cắt đường lan truyền của ký sinh trùng sốt rét, đặc biệtP.falciparum kháng cloroquin
Chống chỉ định:
Không dùng primaquin cho người có bệnh ở tuỷ xương, bệnh gan, tiền sử có giảmbạch cầu hạt, methemoglobin, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 3 tuổi Trong quá trình điềutrị, phải ngừng thuốc ngay khi có các dấu hiệu tan máu hoặc methemoglobin
Liều lượng:
Uống 0,5 mg primaquin base/ kg/ ngày
Trang 39Điều trị sốt rét do P.vivax và P.ovale: uống 5 ngày liền để tránh tái phát Diệt giao bàocủa P.falciparum: uống 1 ngày
và dễ sử dụng
2 THUỐC CHỐNG GIUN
2.1 Mebendazol (Fugacar, Vermox, Mebutar, Nemasole)
Là dẫn xuất benzimidazol, ít tan trong nước và dung môi hữu cơ Không hút ẩm, ổnđịnh ở không khí
2.1.1 Tác dụng
Thuốc có hiệu quả cao trên các giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của giun đũa, giunkim, giun tóc, giun móc, giun mỏ Mebendazol còn diệt được trứng của giun đũa vàgiun tóc Với liều cao, thuốc có tác dụng đối với nang sán
Cơ chế tác dụng của mebendazol giống như các dẫn xuất benzimidazol khác: thuốcliên kết với các tiểu quản của ký sinh trùng, ức chế sự trùng hợp tiểu quản thành các vitiểu quản (là thành phần thiết yếu cho sự hoạt động bình thường của tế bào ký sinhtrùng), do đó làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, giảm ATP (nguồn cungcấp năng lượng cho ký sinh trùng) Cuối cùng ký sinh trùng bị bất động và chết
2.1.2 Dược động học
Thuốc ít hấp thu qua ống tiêu hóa, sinh khả dụng qua đường uống dưới 20% Sự hấpthu sẽ tăng lên khi uống mebendazol cùng với thức ăn có chất béo Sau khi uống 4 giờ,thuốc đạt được nồng độ tối đa trong máu Khoảng 95% thuốc gắn với protein huyết
Trang 40tương Chuyển hóa chủ yếu ở gan thành các chất hydroxy và amino hóa mất hoạt tính.Thải trừ qua phân, chỉ một lượng nhỏ (5 - 10%) thải qua nước tiểu
2.1.3 Tác dụng không mong muốn
Thuốc dung nạp tốt, ít tác dụng phụ Đôi khi gặp rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêuchảy), đau đầu nhẹ Dùng liều cao để điều trị nang sán, thuốc có thể gây ức chế tuỷxương, rụng tóc, viêm gan, viêm thận, sốt và viêm da tróc vẩy Vì vậy, khi dùng liềucao,phải theo dõi đều đặn nồng độ transaminase trong huyết thanh, bạch cầu và tiểucầu
Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi dùng liều như nhau
- Nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, giun mỏ: uống mỗi lần 100 mg, ngày 2 lầntrong 3 ngày liền, hoặc có thể dùng liều duy nhất 500 mg
- Nhiễm giun kim: liều duy nhất 100 mg, uống nhắc lại sau 2 tuần vì giun kim rất dễ bịtái nhiễm
- Bệnh nang sán: uống 40 mg/ kg/ ngày, trong 1 - 6 tháng
2.2 Albendazol (Albenza, Eskazole, Zeben, Zentel)
Albendazol là một dẫn xuất benzimidazol carbamat, cấu trúc hóa học có nhiều liênquan với mebendazol
2.2.1 Tác dụng
Từ khóa » Slide Dược Lý 2
-
DƯỢC LÝ 2 - NGHIỆN HÓA HỌC
-
Tổng Hợp Một Số Bài Giảng Dược Lý Hay
-
Dược Lý - SlideShare
-
SLIDE BÀI GIẢNG DƯỢC LÝ - ĐH Y HÀ NỘI
-
Dược Lý 2 [Tài Liệu Dược Khoa UPHCM] - BiophaVN | Y Dược
-
Slide Dược Lý: Thuốc Kháng Sinh - YouTube
-
Các Slide Dược Lý Học - YouTube
-
Bộ Bài Giảng Dược Lý Chuyên đề Dành Cho Sinh Viên ... - TaiLieu.VN
-
Bai Giang Duoc Ly Hoc Dai Cuong-Y Hoc Thuong Thuc
-
BÀI GIẢNG HÓA DƯỢC - DƯỢC LÝ I ĐÀO TẠO DSTC - VNRAS
-
THỰC HÀNH DƯỢC LÝ 2 - Facebook
-
Download Tài Liệu Hóa Dược Dược Lý
-
GIÁO TRÌNH DƯỢC LÝ - ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI (TỪNG CHƯƠNG)