️ Các Thành Phần Của Máu Và Phân Biệt Huyết Thanh Huyết Tương
Có thể bạn quan tâm
Máu gồm hai phần chính: các tế bào máu và huyết tương.
Tế bào máu bao gồm:
- Hồng cầu: chiếm khoảng 96% chứa huyết sắc tố không có nhân và các bào quan. Nhiệm vụ của hồng cầu là vận chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các mô và nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để thải bỏ. Vòng đời trung bình của hồng cầu là 120 ngày. Hồng cầu già sẽ bị tiêu hủy ở lách và gan. Tủy xương sẽ có nhiệm vụ sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu đã mất trong cơ thể.
- Bạch cầu: chiếm khoảng 3% là một phần quan trọng của hệ miễn dịch có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Bạch cầu cũng được sinh ra tại tủy xương như hồng cầu. Không chỉ lưu hành chủ yếu trong máu, có một lượng khá lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.
- Tiểu cầu: chiếm khoảng 1%, chịu trách nhiệm trong quá trình đông máu. Tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu, bước khởi đầu của quá trình hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu nhỏ. Ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm trẻ hóa tế bào nội mạc. Vòng đời của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Cũng giống như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.
Huyết tương:
Huyết tương ở người khỏe mạnh là một chất lỏng có màu vàng nhạt và trong suốt. Huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu đục và trở nên trong, màu vàng chanh sau khi ăn vài giờ. Nếu đơn vị máu có huyết tương "đục” sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.
Máu người có thành phần huyết tương chiếm khoảng 55% huyết tương, và 90% thành phần của huyết tương là nước. 10% còn lại bao gồm các chất khoáng, hormone, điện giải, chất thải và các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nó cũng chứa các chất khí hòa tan như Oxy, Cacbonic và Nitơ.
Huyết tương chứa 90% nước về thể tích, 10% còn lại là các chất tan như: protein huyết tương, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ v.v.
Protein huyết tương: huyết tương chứa rất nhiều protein hòa tan chiếm 7% về thể tích, trong đó các protein quan trọng nhất là:
- Albumin: là loại protein huyết tương phổ biến nhất (3,5-5g/dL máu) và là yếu tố chính gây ra áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) của máu. Các chất chỉ hòa tan một phần hoặc không hòa tan trong nước được vận chuyển trong huyết tương bằng cách liên kết với Albumin.
- Globulin: alpha, beta, gamma là những protein hình cầu hòa tan trong huyết tương. Gama protein gồm có các kháng thể hay immonuglobulin được tổng hợp bởi tương bào.
- Fibrinogen: Protein này được biến đổi thành fibrin bởi các enzyme liên kết với máu trong quá trình cầm máu. Fibrinogen được tổng hợp và chế tiết ở gan.
Các hợp chất hữu cơ khác: các hợp chất hữu cơ khác trong huyết tương gồm có các chất dinh dưỡng như: amino axit, glucose, vitamin và một số loại peptid điều hòa, steroid hormone và lipid.
Các muối khoáng: muối khoáng chiếm 0.9 g/o về thể tích bao gồm các muối điện ly như Na, K, Ca v.v.
Huyết thanh
Trong máu, huyết thanh là thành phần không phải dạng tế bào máu (không chứa tế bào bạch cầu hoặc hồng cầu), cũng không phải chất đông máu. Huyết thanh là huyết tương không bao gồm tơ huyết. Huyết thanh bao gồm tất cả protein không được sử dụng trong quá trình đông máu và tất cả các chất điện giải, kháng thể, kháng nguyên, nội tiết tố, và bất kỳ chất ngoại sinh nào
Huyết thanh bình thường có thành phần và biểu hiện tương đồng với huyết tương, bao gồm cùng mức các nguyên tố vi lượng và nước. Sự khác biệt ở đây là yếu tố đông máu Fibrinogen không có trong huyết thanh. Một mẫu huyết thanh bất thường có thể có màu sữa, đục hay vàng đậm và nó chỉ ra các tình trạng bất thường như là Cholesterol máu cao hay là tăng Billirubin máu.
Một vài xét nghiệm máu chỉ được tiến hành đối với huyết tương hoặc huyết thanh, trong khi một số khác có thể được tiến hành trên cả 2 loại. Về cơ bản, các thử nghiệm liên quan đến quá trình đông máu và các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu thì chỉ có thể tiến hành trên huyết tương mà thôi.
STT | Đặc điểm | Huyết thanh (Serum) | Huyết tương (Plasma ) |
1 | Định nghĩa | Là phần lỏng của máu sau khi đông máu. | Là một chất lỏng trong suốt và có màu vàng vàng. |
2 | Thành phần | Là chất lỏng nước từ máu mà không có các yếu tố đông máu. | Là chất lỏng có chứa các chất đông máu đông máu. |
3 | Lượng chất | Lượng huyết thanh ít hơn so với huyết tương. | Là chất lỏng màu vàng trong suốt, chiếm 55% tổng lượng máu. |
4 | Tách chiết | Được lấy từ quá trình quay sau khi đông máu. | Thu được từ quá trình quay trước khi đông máu. |
5 | Thời gian cách ly | Huyết thanh khó khăn hơn và mất nhiều thời gian để tách riêng. | Huyết tương dễ dàng và tốn ít thời gian để tách ra so với huyết thanh. |
6 | Sử dụng thuốc chống đông | Không cần thuốc chống đông máu để tách | Thuốc chống đông máu là cần thiết để tách huyết tương. |
7 | Thành phần | Chứa các protein, chất điện phân, kháng thể, kháng nguyên và hoocmon. | Plasma được xem như là môi trường của máu, trong đó RBCs (Red Blood Cells), WBC(White Blood Cells) và các thành phần khác của máu bị treo lơ lửng. |
8 | Thành phần (kháng thể) | Chứa kháng thể và phản ứng chéo với kháng nguyên người nhận. | Chứa kháng thể, một loại protein có thể chống lại một chất bị coi là ngoại kiều đối với cơ thể chủ. |
9 | Thành phần | Chứa các protein như albumin và globulin. | Chứa các yếu tố đông máu và nước. |
10 | Fibrinogen | Không có | Có |
11 | Thành phần (nước) | Chứa 90% nước. | Chứa 92-95% nước |
12 | Lưu trữ | Có thể được lưu trữ ở nhiệt độ 2-6 độ C trong vài ngày. | Có thể lưu trữ huyết tương đông lạnh trong một năm. |
13 | Tỉ trọng | Có mật độ khoảng 1.024 g/ml. | Có mật độ khoảng 1025 kg/m3, hoặc 1,025 g/ml. |
14 | Sắp xếp | Các tế bào thường được gắn với nhau bởi sự hình thành cục máu đông. | Các tế bào không được gắn với nhau và bị treo trong huyết tương. |
15 | Sử dụng | Là phần ưa thích nhất của máu dùng để kiểm tra nhóm máu. | Được cung cấp cho những bệnh nhân thiếu tế bào máu. |
16 | Sử dụng | Là một nguồn quan trọng của chất điện giải và huyết thanh động vật được sử dụng như thuốc chống nọc độc, chống độc, và tiêm chủng. | Chứa các protein giúp vận chuyển vật chất như glucose và các chất dinh dưỡng hòa tan khác qua máu. |
17 | Sử dụng | Được sử dụng cho các xét nghiệm chẩn đoán khác nhau được sử dụng để xác định nồng độ hCG, cholesterol, protein, đường… trong máu. | Hỗ trợ trong việc duy trì huyết áp và trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể |
Xem thêm: Xét nghiệm định nhóm máu
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Chức Năng Chính Của Huyết Tương Và Hồng Cầu
-
Chức Năng Của Các Tế Bào Máu Và Huyết Tương | Vinmec
-
Huyết Tương Là Gì? Chức Năng Của Huyết Tương | Vinmec
-
Chức Năng Của Hồng Cầu Là Gì? Liên Quan đến Vấn đề Sức Khỏe Nào?
-
Hiểu Về Chức Năng Và Các Thành Phần Của Máu - YouMed
-
Nêu Chức Năng Của Huyết Tương Và Hồng Cầu - Tran Chau - Hoc247
-
Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Chỉ Số đánh Giá Tế Bào Hồng Cầu
-
Huyết Tương Là Gì? Thành Phần, Chức Năng, Vai Trò Chính
-
Nêu Chức Năng Của Huyết Tương Và Hồng Cầu? - Hoc24
-
Máu Là Gì? Chức Năng Của Máu - Pacific Cross Vietnam
-
Vai Trò Của Hồng Cầu, Bạch Cầu, Tiểu Cầu Trong Cơ Thể
-
Hồng Cầu Là Gì Và Vai Trò Của Hồng Cầu Với Sức Khỏe
-
Góc Tìm Hiểu: Vai Trò Của Huyết Tương Trong Cơ Thể Là Gì? | Medlatec
-
Sản Phẩm Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học - Cẩm Nang MSD
-
Một Số Thông Tin Về Máu Và Hiến Máu