Cách Chạy Xe ô Tô Số Sàn đúng Cách êm ái, Không Bị Giật
Có thể bạn quan tâm
Cách chạy xe số sàn không khó, chỉ cần nắm được cách dùng chân côn – phanh – ga, cách vào số phù hợp cùng một số kinh nghiệm hữu ích sau.
Hộp số sàn có cấu tạo đơn giản hơn các loại hộp số tự động như hộp số tự động AT, hộp số vô cấp CVT, hộp số ly hợp kép DCT… nhưng trái lại, cách lái xe số sàn lại có phần phức tạp hơn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi với xe số sàn, việc chuyển số hoàn toàn do người lái điều khiển. Dù hơi rườm rà, nhưng nếu nắm được cách phối hợp nhịp nhàng giữa chân côn – phanh – ga, cách vào số đúng lúc, luyện tập nhuần nhuyễn thì lái xe số sàn hoàn toàn không khó.
Cách dùng chân côn – phanh – ga xe số sàn
So với cách lái xe số tự động, lái xe số sàn có phần phức tạp hơn do người lái phải tự chuyển số và sử dụng chân côn. Tuy nhiên chỉ cần hiểu nguyên lý làm việc của hộp số sàn ô tô cũng như của bộ ly hợp thì việc lái xe số sàn không hề khó.
Ở sàn xe khu vực ghế lái của xe ô tô số sàn có 3 bàn đạp theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt là: chân côn – chân phanh – chân ga.
- Chân côn (còn gọi là bàn đạp ly hợp): Đây là bàn đạp điều khiển sự kết nối giữa động cơ và hộp số
- Chânh phanh: Đây là bàn đạp điều khiển hệ thống phanh của xe
- Chân ga: Đây là bàn đạp điều khiển tốc độ của xe
Ý nghĩa ký hiệu trên cần số ô tô số sàn
Cần số sàn ô tô có các ký hiệu cơ bản:
- Số trung gian: thường có ký hiệu số N (Neutral), số 0 hay số “mo” …
- Số tiến: số 1, 2, 3, 4, 5…
- Số lùi: ký hiệu R (Reverse)
Khác với ký hiệu số tự động thường được in trên bệ cần số, các ký hiệu số sàn được in hẳn trên tay nắm cần số với sơ đồ theo hình chữ H đặc trưng như sau:
- Số lẻ 1, 3, 5… nằm ở hàng trên
- Số chẵn 2, 4, 6… nằm ở hàng dưới
- Số N nằm trên đường ngang ở giữa (vị trí trung tâm)
- Số R có thể nằm ở trên, dưới hoặc cùng trục ngang với số N nhưng thường thấy nhất là nằm dưới cùng bên phải
Ý nghĩa của các số trên cần số xe số sàn:
Lực dẫn động hộp số cao nhất ở số 1 và giảm dần ở các số tiếp theo. Tương ứng tốc độ xe sẽ thấp nhất ở số 1 và tăng dần ở các cấp số tiếp theo. Tuỳ theo từng thời điểm và tình huống vận hành mà người lại chọn số phù hợp.
Số 1: Đầy là số có lực dẫn động cao nhất và tốc độ thấp nhất, sử dụng khi xe bắt đầu đề pa khởi hành, xe cần leo dốc cao…
Số 2, 3: Số 2 có lực dẫn động cao thứ nhì – thấp hơn số 1 nhưng tốc độ cao hơn số 1, thường dùng sau số 1. Tương tự sốc 3 có lực dẫn động thấp hơn số 2 nhưng tốc độ cao hơn số 2. Số 2 và số 3 thường dùng khi xe chạy ở tốc độ thấp.
Số 4, 5, 6: Các số này dùng khi xe chạy với tốc độ trung bình đến cao. Khi này xe không cần lực dẫn động lớn mà cần duy trì tốc độ ổn định.
Sau đây là bảng tương quan giữa cấp số với tốc độ của xe:
- Số 1: 8 – 16 km/h
- Số 2: 16 – 32 km/h
- Số 3: 32 – 48 km/h
- Số 4: 48 – 72 km/h
- Số 5: từ 72 km/h trở lên
- Số N: Không lăn bánh – 0 km/h
- Số R: Lùi với tốc độ tương ứng số 1
Bảng này chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi mỗi hộp số của từng hãng xe, thậm chí từng mẫu xe sẽ có sự phân chia tỷ lệ truyền khác nhau theo đặc điểm thế mạnh của xe.
Cách vào số xe số sàn
Mỗi khi cần vào số xe số sàn, dù các số tiến 1, 2, 3, 4… hoặc về số N – số 0 hay số lùi thì cũng cần thực hiện các bước sao như sau:
- Đạp chân côn
- Vào số
- Nhả chân côn từ từ, đạp nhẹ chân ga
Cách vào số xe ô tô số sàn như sau:
- Số 1: Đẩy cần số sang hết bên trái, rồi đẩy lên
- Số 2: Đẩy cần số sang hết bên trái, rồi đẩy xuống
- Số 3: Đẩy cần số sang về giữa, rồi đẩy lên
- Số 4: Đẩy cần số sang về giữa, rồi đẩy xuống
- Số 5: Đẩy cần số sang hết bên phải, rồi đẩy lên
- Số R: Đẩy cần số sang hết bên phải, rồi đẩy xuống
- Số N: Đẩy cần số về vị trí chính giữa của trục ngang
Cách chạy xe số sàn
Hướng dẫn chạy xe ô tô số sàn
Chuẩn bị: chỉnh ghế để có được tư thế ngồi thoải mái nhất, chỉnh gương chiếu hậu để đảm bảo tầm quan sát rộng nhất, thắt dây an toàn…
Khi đã sẵn sàng, người lái thực hiện các bước sau:
- Chân trái đạp hết chân côn.
- Kiểm tra xem cần số về vị trí N chưa, nếu chưa thì chuyển về vị trí N nằm ở ngay điểm giữa của chữ H.
- Chân trái vẫn đạp chân côn, tay phải bật chìa khoá cho nổ máy xe. Sau khi xe nổ máy thì có thể nhả chân côn.
- Chân trái đạp chân côn, tay phải gạt cần số về số 1 để bắt đầu chạy.
- Chân trái từ từ nhả chân côn. Không nên nhả nhanh vì xe sẽ bị giật và tắt máy. Khi xe bắt đầu lăn bánh thì nhả hết chân côn. Chân phải bắt đầu đạp nhẹ chân ga.
- Sau khi xe chạy đến tốc độ tầm 15 – 20 km/h thì chân trái đạp chân côn đến hết hành trình, rồi gạt cần số sang số 2. Sau đó cũng từ từ nhả chân côn đồng thời đạp nhẹ chân ga.
Thực hiện tương tự bước 6 nếu cần chuyển về các số thấp tiếp theo.
Hướng dẫn dừng đổ xe số sàn
Khi muốn dừng đỗ xe số sàn, người lái thực hiện các bước sau:
- Chuyển chân phải từ chân ga sang chân phanh, đạp phanh để giảm tốc độ từ từ
- Khi xe sắp dừng, chân trái đạp chân côn để tránh xe bị tắt máy hay máy bị giật
- Khi xe dừng hẳn chuyển cần số về vị trí N
- Kéo phanh tay, tắt máy xe
Hướng dẫn lùi xe số sàn
Khi muốn lùi xe số sàn, người lái thực hiện các bước sau:
- Dừng xe và bật đèn cảnh báo
- Đạp chân côn, chân phanh, chuyển cần số về số lùi R
- Từ từ nhả chân côn, đạp nhẹ chân ga để lùi xe
Kinh nghiệm đi xe số sàn đúng cách
Đặt chân lên bàn đạp côn/phanh/ga đúng cách
Hộp số sàn ô tô có êm ái hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp hiệu quả giữa chân côn, phanh, ga. Trong những lần đầu tiên khi lái xe số sàn, người lái sẽ dễ nhầm lẫn giữa 3 bàn đạp này. Tuy nhiên có một số quy tắc lái xe số sàn giúp người lái tránh nhầm lẫn chân côn, ga và phanh. Trước tiên cần có tư thế ngồi thoải mái để hai chân được linh hoạt nhất.
Quy tắc 1: Gót chân tuyệt đối không rời khỏi sàn xe.
Quy tắc 2: Chân phải đảm nhận nhiệm vụ với chân ga và chân phanh. Người lái đặt gót chân thẳng hàng với bàn đạp phanh. Không nhấc cả chân để đạp phanh hay ga mà chỉ dùng nửa trước của bàn chân. Gót chân được cố định ở sàn xe sẽ giúp giữ vị trí chân luôn được chính xác. Quy tắc này giúp người lái dễ dàng điều chỉnh lực ga và lực phanh, linh hoạt chuyển đổi qua lại giữa chân ga và chân phanh đúng theo nguyên tắc “không ga thì phanh”.
Quy tắc 3: Chân trái chỉ đảm nhận nhiệm vụ ở chân côn. Tuyệt đối không dùng chân trái để đạp ga vì sẽ dễ nhầm lẫn.
Việc luyện tập nhiều lần là rất cần thiết. Hãy cố tạo thành thói quen. Khi đã có thói quen dùng đúng chân côn, ga, phanh, người lái sẽ cảm thấy tự tin hơn khi chạy xe số sàn. Đặc biệt nếu xảy ra tình huống bất ngờ, người lái cũng có thể xử lý nhanh chóng và chính xác.
Côn ra – ga vào
Phối hợp nhuần nhuyễn giữa chân côn và chân ga được xem là “tinh túy” trong cách chạy xe hơi số sàn. Khi chuyển số, người lái nên thực hiện đúng nguyên tắc “côn ra ga vào”. Trước hết, giảm ga và đạp chân côn hết cỡ. Sau đó lên hoặc hạ cấp số tuỳ theo ý muốn, rồi từ từ nhả chân côn, tăng chân ga đến khi xe đạt vận tốc như mong đợi. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật này, xe sẽ chạy khỏe, không bị ì, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ ly hợp và hộp số.
Phanh trước – côn sau
Có nhiều tranh cãi xoay quanh việc nên đạp côn trước hay phanh trước khi dừng xe số sàn. Vậy xe số sàn chạy thế nào cho đúng cách? Theo nhiều chuyên gia từ các hãng ô tô, chân côn chỉ dùng để hỗ trợ khi xe về số tạo phanh động cơ hay để kiểm soát tránh xe bị chết máy khi đang ở tốc độ thấp. Do đó nếu cần dừng xe thì bất kỳ lúc nào cũng cần phanh trước. Chỉ đạp côn khi xe sắp dừng.
Nhiều người mới học lái xe số sàn vì sợ xe tắt máy nên đạp côn từ khá sớm. Như vậy là không cần thiết. Nếu chưa biết khi nào đạp côn thì sau khi phanh người lái đợi đến lúc xe có hiện tượng rung nhẹ, lúc đó hãy đạp côn. Tập quen dần, người lái sẽ biết được thời điểm chính xác cần đạp côn, không phải đợi đến khi xe rung. Đây là cách đi xe số sàn không chết máy được khuyên áp dụng cho tài mới.
Nếu đi xe số sàn trong thành phố ở tốc độ tầm 30 – 40 km/h, muốn dừng xe thì nhả ga, đạp phanh. Đợi đến lúc xe chuẩn bị dừng hãy đạp côn. Nếu xe đang chạy tốc độ cao trên đường trường, người lái không cần quan tâm đến chân côn. Khi cần dừng xe, hãy đạp phanh nhiều lần để giảm tốc độ. Và chỉ đạp côn khi xe sắp dừng hẳn.
Nhiều người đạp côn sau phanh nhưng đạp sớm ngay sau khi đạp phanh. Một số còn đạp côn trước khi phanh. Thói quen này rất nguy hiểm. Bởi khi đạp côn, xe không còn được hãm phanh bằng động cơ. Lúc này xe chạy theo quán tính nên làm quãng đường phanh dài hơn, vừa gây áp lực cho phanh, vừa tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm.
Chọn số phù hợp
Theo kinh nghiệm lái xe số sàn của nhiều bác tài, nếu ép tăng số sẽ khiến hộp số bị quá tải. Lâu dài làm ảnh hưởng cũng như giảm tuổi thọ hộp số. Người lái nên theo dõi sự tương thích giữa vận tốc, hoạt động của động cơ và chế độ số. Từ đó sẽ biết cách và có kinh nghiệm chọn số phù hợp. Để tránh tạo áp lực cho hộp số, nên để xe “tạo đà” trước khi vào số. Và đặc biệt là “đừng lười chuyển số”.
Về số N khi dừng đèn đỏ
Với xe số tự động, việc về số N khi dừng đèn đỏ không có lợi cho xe. Nhưng với xe số sàn thì rất cần thiết. Việc chuyển xe về số N sẽ giúp tách hộp số và ly hợp. Nhờ đó vòng bi của xe không phải tiếp xúc với phần lò xo trong ly hợp. Các chi tiết sẽ bền hơn.
Không để chân chờ trên bàn đạp côn
Ly hợp chính là cầu nối giữa động cơ và hộp số. Chân côn có nhiệm vụ điều khiển quá trình ngắt ly hợp để xe có thể dừng mà động cơ vẫn hoạt động.
Do vậy, việc gác chân lên bàn đạp côn có thể tạo ra lực khiến bố ly hợp không khớp với động cơ, dẫn đến trượt ly hợp. Hậu quả trượt ly hợp là công suất không được truyền tải đủ, nhiên liệu bị tiêu hao nhiều và đặc biệt là làm ly hợp bị mòn nhanh hơn.
Nhiều xe có bàn đạp côn nhẹ nên dễ bị tác động lực. Nếu người lái thường xuyên gác chân lên chân côn sẽ ảnh hưởng nhiều đến bộ ly hợp. Việc đặt chân lên chân côn khi xe đang di chuyển là điều không cần thiết và không nên.
Không đặt tay trên cần số thường xuyên
Nhiều người khi chạy xe số sàn thường có thói quen đặt một tay lên vô lăng, tay còn lại đặt trên cần số để tiện cho việc chuyển cần số. Điều này tưởng chừng vô hại nhưng thực tế có thể ảnh hưởng không tốt, thậm chỉ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Xe số sàn có cơ cấu hoạt động như sau: đầu tiên là đạp côn, sau đó vào số, nhả côn và cuối cùng là đạp ga. Khi người lái gài số, cần số sẽ được liên kết thẳng với bộ phận càng gắp số. Bộ phận này giống như ngã 3 và có liên hệ trực tiếp đối với bộ đồng tốc của xe. Nhờ có càng gắp số, bộ đồng tốc mới có thể ăn khớp với bánh răng số, từ đó xe vào được số.
Nếu người lái đặt tay lên cần số trong lúc lái xe thì bất kì va chạm nào giữa tay người lái và cần số cũng có thể khiến càng gắp số tiếp xúc với bộ đồng tốc. Lúc này bộ đồng tốc đang hoạt động với tốc độc vô cùng cao. Việc tiếp xúc thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ của cả 2 bộ phận này, dễ gây lỗi hộp số. Sự va chạm này rất dễ xảy ra. Bởi khi xe di chuyển, ít nhiều cũng sẽ có lúc bị rung lắc. Dù không quá mạnh nhưng đôi khi cũng đủ để tay người lái tác động vào cần số.
Không dùng côn khi xe đứng dốc
Có nhiều cách đề pa lên dốc và đứng dốc, phổ biến nhất là dùng phanh tay. Bên cạnh đó không ít người dùng cách vê côn. Với cách này, người lái sẽ đạp chân côn, sau đó mớm ga để xe không bị trượt.
Nhưng theo nhiều bác tài già có kinh nghiệm chia sẻ, không nên dùng cách này bởi dễ làm côn nhanh mòn vì ma sát nhiều. Nếu cần thiết thì chỉ nên áp dụng khi xe dừng ngang dốc tức thời. Với người mới học lái xe ô tô số sàn, cách khởi hành ngang dốc xe số sàn tốt nhất vẫn là dùng phanh tay.
Không về số N khi xe đang chạy
Nên hạn chế việc lạm dụng việc dùng số N. Chuyển số về N khi xe đang chạy được nhiều người xem là cách chạy xe số sàn tiết kiệm xăng. Nhưng thực tế lại khiến hộp số phải chịu lực ma sát lớn, dễ làm giảm tuổi thọ hộp số ô tô. Trong khi lượng nhiên liệu tiết kiệm không quá nhiều.
Đặc biệt hơn, việc chuyển số về N khi xe đang chạy sẽ khiến xe chạy theo lực quán tính, không được hãm bằng động cơ. Khi đó phanh phải đảm nhận hoàn toàn vai trò hãm tốc độ xe nên áp lực lớn hơn so với khi có sự hỗ trợ từ động cơ. Do đó rất nguy hiểm nhất là khi xe xuống dốc bởi xe dễ rơi vào tình huống bị mất kiểm soát.
Không dùng phanh tay khi xe đang chạy
Phanh tay được thiết kế giúp giữ xe đứng yên khi xe đã dừng hẳn. Về kỹ thuật, phanh tay chỉ tác động vào 2 bánh sau khi xe ở tốc độ dưới 35 km/h. Nhưng nhiều chuyên gia khuyên rằng, tuyệt đối không dùng phanh tay để dừng xe khi xe đang di chuyển. Việc sử dụng phanh tay sai cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như xe bị trượt dài, lật hay đứt phanh. Chỉ sử dụng phanh tay như phương án khẩn cấp nếu xe bị mất phanh chân.
Bên cạnh đó, người lái cũng cần lưu ý khi dùng phanh tay phải nhả hết phanh hoặc kéo hết phanh. Không kéo phanh tay giữa chừng bởi có thể khiến dầu phanh bị sôi, làm phanh bị hỏng, nhanh mòn.
Trong quá trình sử dụng xe số sàn, người lái cũng cần thường xuyên kiểm tra các thông báo về tình trạng xe trên cụm đồng hồ sau vô lăng. Nếu thấy đèn báo lỗi Check Engine, xe không chỉ có thể bị lỗi động cơ mà cũng có khả năng bị lỗi hộp số nên cần sớm đưa xe đi kiểm tra. Bên cạnh đó, để xe số sàn vận hành trơn tru cần lưu ý bảo dưỡng và thay dầu hộp số ô tô định kỳ.
Vĩnh Thành
Từ khóa » Cách Vô Số Lùi
-
Hướng Dẫn Cách Vào Số Xe Số Sàn Cho Người Mới Lái ô Tô - VinFast
-
Hướng Dẫn Cách Lùi Xe ô Tô Chi Tiết Và Hiệu Quả Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Vào Số Lùi Kiểu Lạ Trên Xe Số Sàn
-
Hướng Dẫn Cách Vô Số Lùi Cho Xe Số Móc ,dễ Vô Nhất Lúc Thi Sát Hạch ...
-
Cách Lùi Xe Số Sàn Dễ Hiểu Và Đơn Giản Cho Người Mới Bắt Đầu
-
Cách Lùi Xe ôtô Chuẩn Xác, Tài Xế Nào Cũng Cần Nắm Rõ
-
Hướng Dẫn Cách Lùi Xe ô Tô - Bảo Hà Auto
-
4 Bước Lùi Xe ô Tô An Toàn Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Vào Số Lùi Kiểu Lạ Trên Xe Số Sàn
-
Hướng Dẫn Cách Vào Số Xe ô Tô
-
Hướng Dẫn Cách Lái Xe Số Tự động Từ A-Z Cho Người Mới Bắt đầu
-
Ký Hiệu Trên Cần Số ô Tô Mà Các Tài Mới Cần Nắm Rõ
-
Hướng Dẫn Cơ Bản Tự Học Lái Xe Số Sàn
-
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NHANH KHI Ô TÔ BỊ HỎNG SỐ LÙI