Cách Viết Phương Trình Mặt Cầu - TopLoigiai

logo toploigiai Đăng nhập Đăng kí Hỏi đáp
  • GIẢI TOÁN 12
  • ÔN TẬP TOÁN LỚP 12
Đặt câu hỏi Hướng dẫn viết phương trình mặt cầu và Một số dạng toán thường gặp icon_facebook

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Vương Tài Phú

Học vị:

Giáo viên Toán với 4 năm kinh nghiệm

Xem hồ sơ

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Vương Tài Phú

Học vị:

Giáo viên Toán với 4 năm kinh nghiệm

Xem hồ sơ

Hướng dẫn viết phương trình mặt cầu cùng với Một số dạng toán thường gặp đầy đủ, hay nhất. Giúp các em có thể nắm vững kiến thức về số hữu tỉ. Hãy cùng thầy Phú toploigiai khám phá và tìm hiểu những kiến thức bổ ích qua bài viết chi tiết dưới đây!

Mục lục nội dung 1. Kiến thức cơ bản về phương trình mặt cầu2. Một số dạng toán thường gặpDạng 1: Nhận biết các yếu tố từ phương trình mặt cầu.Dạng 2: Viết phương trình mặt cầu.Dạng 3: Viết phương trình mặt cầu đi qua 4 điểmDạng 4: Viết phương trình mặt cầu có tâm I và tiếp xúc với đường thẳngDạng 5: Xác định tâm và bán kính mặt cầu có phương trình tổng quát

1. Kiến thức cơ bản về phương trình mặt cầu

Trong không gian Oxyz cho mặt cầu S tâm I(a;b;c) bán kính R. Phương trình chính tắc của (S) là:

(x - a)² + (y - b)² + (z - c)² = R²

Ngoài ra nếu a²+b²+c²-d>0 thì phương trình sau đây là phương trình tổng quát của (S):

x² + y² + z² - 2ax - 2by - 2cz + d = 0 (1)

Tọa độ tâm của (S) có phương trình (1) là I(a;b;c) và bán kính của (S) được tính theo công thức:

Viết phương trình mặt cầu hay nhất

2. Một số dạng toán thường gặp

Dạng 1: Nhận biết các yếu tố từ phương trình mặt cầu.

Phương pháp:

Sử dụng định nghĩa tâm và bán kính mặt cầu:

- Mặt cầu có phương trình dạng (x−a)2 + (y−b)2 + (z−c)2 = R2 có tâm (a;b;c) và bán kính R.

- Mặt cầu có phương trình dạng x2 + y2 + z2 + 2ax + 2by + 2cz + d = 0 có tâm I(−a;−b;−c) 

Viết phương trình mặt cầu hay nhất (ảnh 3)

Dạng 2: Viết phương trình mặt cầu.

Phương pháp chung:

* Cách 1: Sử dụng phương trình mặt cầu dạng tổng quát.

- Tìm tâm và bán kính mặt cầu, từ đó viết phương trình theo các dạng vừa nêu ở trên.

* Cách 2: Sử dụng phương trình mặt cầu dạng khai triển.

- Gọi mặt cầu có phương trình x2 + y2 + z2 + 2ax + 2by + 2cz + d = 0

- Sử dụng điều kiện bài cho để tìm a,b,c,da,b,c,d.

Một số bài toán hay gặp:

- Viết phương trình mặt cầu tâm và bán kính đã cho.

- Mặt cầu có đường kính AB: tâm là trung điểm của AB và bán kính 

Viết phương trình mặt cầu hay nhất (ảnh 4)

.- Mặt cầu đi qua 44 điểm A, B, C, D:

+) Gọi mặt cầu có phương trình x2 + y2 + z2 + 2ax + 2by + 2cz + d = 0

+) Thay tọa độ các điểm bài cho vào phương trình và tìm a,b,c,d

Dạng 3: Viết phương trình mặt cầu đi qua 4 điểm

Có nhiều cách để giải dạng toán này. Trong đó cách làm nhanh hơn là thay tọa độ 4 điểm vào dạng phương trình tổng quát. Sau đó dùng máy tính bỏ túi giải hệ 4 phương trình 4 ẩn.

Ví dụ: Trong không gian Oxyz, cho 4 điểm A(-1;-1;-1), B(1;0;0), C(0;2;0), D(0;0;3). Mặt câ`u (S) đi qua 4 điểm A, B, C, D có phương trình là gì?

Lời giải:

Viết phương trình mặt cầu hay nhất (ảnh 5)

Dạng 4: Viết phương trình mặt cầu có tâm I và tiếp xúc với đường thẳng

Có duy nhất một mặt cầu tâm I tiếp xúc với đường thẳng d. Bán kính R của mặt cầu này chính là khoảng cách từ I đến d.

Viết phương trình mặt cầu hay nhất (ảnh 6)

Ví dụ:

Trong không gian Oxyz, cho điểm I(2;-1;3). Phương trình mặt cầu tâm I tiếp xúc với trục Oy là gì?

Lời giải:

Bán kính mặt cầu là khoảng cách từ I tới trục Oy: R=|-1|=1.

(Mẹo: Chiếu lên trục nào thì lấy trị tuyệt đối cái đó, ví dụ ở đây chiếu lên trục Oy thì ta chỉ cần lấy trị tuyệt đối của tung độ).

Vậy phương trình mặt cầu tiếp xúc với trục Oy cần tìm là : (x-2)²+(y+1)²+(z-3)²=1

Dạng 5: Xác định tâm và bán kính mặt cầu có phương trình tổng quát

Ví dụ:

Trong không gian Oxyz, mặt cầu (S): 2x²+2y²+2z²-8x+8y-4z=0 có tâm và bán kính lần lượt là

A. I(-2;2;-1), R=3.

B. I(2;-2;1), R=3.

C. I(-2;2;-1), R=9.

D. I(2;-2;1), R=9.

Lời giải:

Trước hết, chúng ta cần kiểm tra hệ số của x², y², z² nếu khác 1 thì cần chia cả 2 vế cho số phù hợp. Ở bài này chúng ta chia cả 2 vế của phương trình cho 2 ta được (S): x²+y²+z²-4x+4y-2z=0.

Tiếp theo để xác định tọa độ tâm mặt cầu chúng ta lấy hệ số của x, y, z chia cho -2 ta được: I(2;-2;1).

Để xác định bán kính mặt cầu ta lấy tổng bình phương các tọa độ của tâm trừ hệ số tự do được kết quả bao nhiêu thì lấy căn bậc 2.

Bán kính mặt cầu là R²=2²+(-2)²+1²-0=9⇒ R=3. Chọn đáp án B.

icon-date Xuất bản : 28/09/2021 - Cập nhật : 24/12/2024 Tải về

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng🙁 Không hữu ích😐 Bình thường🙂 Hữu ích🤩 Rất hữu ích
  • Bộ 100 Đề thi Giữa kì, Cuối kì các Môn học mới nhất.
  • Tuyển tập các khóa học hay nhất tại Toploigiai.
Bài trước Bài sau Tìm Kiếm Bài Viết

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

  • Cách tìm tiệm cận đứng, tiệm cận ngang của hàm số
  • Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số
  • Phương pháp xác định góc giữa hai đường thẳng trong không gian bằng véctơ
  • Cách tính m3 nước hình tròn
  • Công thức diện tích toàn phần hình trụ
  • Công thức tính diện tích tam giác trong Oxyz

Tham khảo các bài học khác

  • Phần 1. Giải tích
  • Phần 2. Hình học
Giải Toán 12

Website khóa học, bài giảng, tài liệu hay nhất

Email: [email protected]

SĐT: 0902 062 026

Địa chỉ: Số 6 ngách 432/18, đường Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

top loi giai

Hỏi đáp

Về chúng tôi

Giáo viên tại Toploigiai

Báo chí nói về chúng tôi

Giải thưởng

Khóa học

Về chúng tôi

Giáo viên tại Toploigiai

Báo chí nói về chúng tôi

Giải thưởng

Khóa học

icon facebook icon youtube

CÔNG TY TNHH TOP EDU

Số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0109850622, cấp ngày 09/11/2021, nơi cấp Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

DMCA.com Protection Status Group Hỏi bài - Nhận thưởng Tham Gia Nhóm image ads Đặt câu hỏi

Từ khóa » Tìm R Pt Mặt Cầu