Cảnh Báo Lừa đảo Mua Nhà đất Sổ Hồng Riêng Mà đất Sử Dụng Chung !
Có thể bạn quan tâm
Mua Sổ hồng riêng coi chừng lầm to nhé !
(Bài viết dành cho những người chỉ mua nhà 1 lần trong đời. Đăng vô các nhóm mua bán ở Bình Chánh – Cần Giuộc… là tác giả bị “Khóa” ngay).
Những người cả đời để dành tiền mua nhà, cho nên không rành thủ tục pháp lý, sẽ bị lừa khi mua nhà giá rẻ mà có sổ hồng riêng.
Khi mua nhà, đâu ai muốn "chung chạ" với người khác, nên tìm mua nhà sổ hồng riêng. Nhưng lại bị dụ dỗ mua đúng ngôi nhà riêng, có sổ hồng riêng, nhưng lại xây trên đất Sử Dụng Chung.
Một thửa đất không đủ điều kiện tách thửa, người ta xây nhiều nhà trên đó, rồi chủ đất làm nhiều sổ hồng riêng - thực chất là SỔ PHỤ. Trên một thửa đất làm được nhiều sổ phụ, và tất cả trên sổ đều ghi rằng :
*** Mục đích sử dụng: SỬ DỤNG CHUNG.
Nghĩa là thửa đất chung đó thuộc quyền sử dụng chung của tất cả những người mua nhà trên thửa đất đó. Ví dụ có 10 người. Thì sau này một người mua muốn tặng lại ngôi nhà đó cho con mình, hay muốn bán ra, thì phải được tất cả 9 người còn lại đồng ý ra công chứng ký tên.
Trường hợp 9 người mua kia đã chết, thì phải tìm cho đủ tất cả các đứa con của 9 người đó, để năn nỉ, lạy lục, van xin, thậm chí phải cho tiền, thì họ mới chịu ra công chứng ký tên. Nếu chỉ cần 1 trong số đó không đồng ý, thì mãi mãi căn nhà của bạn không được chuyển quyền cho bất cứ ai, kể cả thừa kế theo di chúc.
Cò lái khi đó còn có một chiêu thức khác. là dụ dỗ người mua ra công chứng ký tên nhận ủy quyền 50 năm. Người mua phải tỉnh táo để mà biết rằng, nếu người ủy quyền chết, thì tờ giấy ủy quyền là mặc nhiên mất giá trị. Khi đó tài sản ủy quyền sẽ trở thành tài sản thừa kế theo luật của con người chủ đất cũ. Nghĩa là người mua trắng tay.
Còn có một chiêu chức nữa, độc địa hơn, dành cho người ngây thơ hơn. Đó là làm thủ tục CÔNG CHỨNG VI BẰNG. Thực chất không có chuyện công chứng vi bằng, mà chính là việc hai bên ra văn phòng thừa phát lại, ký tên Hợp đồng Mua Bắn. HĐ này có tên vi bằng, nó chỉ có giá trị giữa hai bên mua bán mà không có giá trị pháp lý để đăng sổ bộ, để Nhà Nước chấp thuận cho việc mua bán này, người mua hòan toàn không có quyền sử dụng đối với thửa đất có ngôi nhà của mình đã mua. Người mua vì bị dụ dỗ, vì thấy có con dấu đỏ, cái MỘC ĐỎ lòm của văn phòng Thừa Phát Lại thì tưởng là tốt, là ổn, là xong rồi.
Cái nào cũng có cái giá riêng của nó. Ngôi nhà, mảnh đất giá rẻ là vì không được sở hữu, không có quyền sử dụng hợp pháp. Nếu quá bức bách vì nơi ở phải đành mua. Mua rồi phải cố mà ở để giữ nhà, giữ đất - đề phòng khi chủ cũ, hay con của chủ cũ đem bán lần thứ hai, thứ ba. Hoặc đôi khi chủ cũ cầm cố giang hồ rồi bị thu hồi đất để trả nợ, thì lúc đó người mua nhà một cổ hai tròng…
Đừng mong phép màu giúp cho mình mua được nhà đất giá rẻ dưới giá thị trường !
Vì lúc nào cũng luôn có những người am hiểu, đủ kinh nghiệm mà săn lùng hết rồi, làm gì có chuyện “lọt” của rẻ đó lên facebook, lên mạng mà đến tay bạn ?
Nếu có, thì bạn phải xắn tay áo lên, đi khắp nơi mà tìm, mà dọ hỏi… thì may ra còn có chút cơ hội, dù rằng vô cùng hiếm hoi. PHẢI ĐI THỰC TẾ. Đừng mong ngồi một chỗ mà có ai đó dâng của rẻ cho mình.
Người ta không có ngu mà đem của rẻ dâng cho bạn đâu !
Ông bà đã dạy: Của rẻ là của ôi (thiu) !
Lưu ý cho người mua nhà lần đầu - Phần 2 :
Những người cả đời tích lũy để mua nhà, và không am hiểu pháp lý !
Mỗ tôi dùng chữ sổ hồng riêng mà không biết thẳng ra là vì đó là chữ thông dụng khi rao và tìm mua nhà, đất hiện nay. Đó chính là cái bẫy người ta cài giăng để “bắt” các bạn.
(Bẫy 1) Các bạn không am hiểu, cứ nghĩ “sổ hồng riêng” là OK. Nhưng như bài hôm qua đã nói, Sổ Hồng Riêng đấy, nhưng đất, nhà lại ở chung thửa với người khác – nghĩa là quyền Sử Dụng Chung, thì bạn đã vướng bẫy.
(Bẫy 2) Cái dở thứ hai mà các bạn cũng bắt chước người khác, khi luôn đòi hỏi “Sổ thể hiện đường”. Mong muốn này là không sai, nhưng bạn không am hiểu thì thành ra máy móc, và tự rước lấy con đường khó cho mình, để rồi lọt vô cái bẫy 1 (mua nhà mà sổ không thể hiện đường, thì chờ đọc bài sau nhé).
Bài viết hôm qua, có nhiều “nhà thông thái” bình luận kiểu bàn ra, thậm chí chê bai, và có không ít người nhấn like – love cho các bình luận phản bác đó. Tin họ hay không thì tùy ở bạn, mà chính bạn phải ĐỌC KỸ bài rồi so với lời họ bình, và vô Google tìm luật để đọc, xem ai nói đúng.
Còn những người nhấn like – love cho các bình luận chê bai, thì một là cùng “phe” đang bán loại nhà đất kiểu đó, hai là những người đã mua nhà lần đầu mà còn khù khờ giống bạn – đang cố tìm điểm tựa để mong sao cái nhà, đất của mình được hợp lệ hơn. Mong muốn là một chuyện, nhưng luật pháp thì không thể xây dựng bằng niềm mong mỏi vu vơ đâu.
Hiện thực, bạn không nhiều tiền, thì mua nhà đất như thế nào đây, khi vô số các tin rao vặt toàn là giá rẻ ? Và người ta còn khoe khoang là mua nhà như vậy cho rẻ, nhà đất vẫn lên giá theo thị trường, bán lại vẫn có lời.
Họ nói không sai về vụ giá lên và có lời. Bởi nước lên thì thuyền phải lên, bình thường mà. Để dễ hiểu, Mỗ kể một ví dụ cụ thể, cùng lời khuyên cho các bạn như sau:
Chủ của mảnh đất thổ cư 500 mét vuông (chưa bàn đến loại đất không phải thổ cư), vì không đủ điều kiện pháp lý để tách thửa nên Chủ đất ký hợp đồng mua bán với bạn, có công chứng hẵn hòi, kèm theo hồ sơ vi bằng về bản vẽ chi tiết cho vị trí đất, trên đó có ngôi nhà mà bạn định mua. Nghĩa là rất rõ ràng.
Không chỉ mình bạn, mà còn có 9 người khác cùng mua. Tôi gọi bạn là A1, các người khác là A2 … A10. Chủ đất là A0.
A1 – A10 mua từ A0. Tất cả đều có SHR, nhưng là loại “sổ con”, và tất cả cùng chung Quyền Sử Dụng với A0. Tất cả đều có quyền sử dụng hợp pháp, hợp lệ.
Nhưng tất cả, từ A0, A1 đến A10, từ đó về sau, không ai có thể tự mình bán lại đất + nhà của mình, mà không được những người còn lại đồng ý.
Tuy vậy, giới cò lái đã lách luật để những người mua đời sau (đời B) mua bằng loại giấy tờ Ủy Quyền. Bạn phải biết rằng: Dù cho đó là ủy quyền tại UBND xã, hay Công Chứng, hay Thừa phát lại, thì tờ Ủy Quyền đó là có giá trị như nhau – NHƯNG chỉ khi người ủy quyền còn sống.
B1 mua lại nhà của A1 bằng giấy Ủy Quyền.
Khi đó, rõ ràng là A1 có lời, lời thật chứ không phải ảo. Chẳng những A1 lời ngay lúc đó, mà chết đi thì con cái của A1 lại có thêm tiền. Đã chưa ?! Bởi theo luật, nếu A1 chết, thì tờ ủy quyền mất giá trị. Bất cứ người thừa kế nào của A1 cũng có quyền đòi lấy cái nhà của B1. Lúc đó B1 “trắng tay” về mặt pháp lý. ĐỪNG NGHE LỜI của bất cứ ai nói nhăng nói cuội, nói rằng am hiểu pháp lý để bênh vực cho hành động mua bán bằng ủy quyền cộng với giấy A, giấy B… là ổn, là đủ, là đúng pháp luật. Bởi, nhắc lại, ỦY QUYỀN MẤT GIÁ TRỊ khi người ủy quyền CHẾT; lúc đó, người ĐƯỢC ỦY QUYỀN là trắng tay.
* Lời khuyên là: vì bức bách chỗ ở, bạn phải mua, thì chỉ nên là đời A, mua ngay đời đầu. Còn mua ở đời sau, trở thành chủ nhà B, C … thì nguy cơ mất trắng của bạn là cao vô cùng.
Nếu mua nhà ở đời A, phải chăng bạn đã là chủ nhân trọn vẹn ? KHÔNG HẲN !
Bởi như bài trước đã nói. Bạn chỉ có thể ở ngôi nhà đó cho cuộc đời của bạn, còn muốn cho con cái bạn thì không dễ đâu nhé.
* Tuy thế, vẫn có một hy vọng cho các chủ nhà đời A. Đó là chờ khi Nhà Nước từ bi hỷ xả, thay đổi điều kiện tách thửa. Lúc đó bạn làm hồ sơ + tiền, thì sẽ có SỔ HỒNG RIÊNG cho mảnh đất SỬ DỤNG RIÊNG.
- Còn khi chưa làm được việc tách thửa, bạn vẫn có thể bán lại được và kiếm lời. Với điều kiện, người mua đời sau cũng phải khù khờ pháp lý giống như bạn.
** Vậy khi Nhà Nước từ bi hỷ xả, các đời B, C … mua bằng ủy quyền, có được làm sổ không ? Câu trả lời là: Hãy hỏi con của ông A có đồng ý không. Còn nếu ông A còn sống, thì ông có VUI LÒNG không ?
Chúc các bạn sáng suốt !
(Theo Tám Nguyễn Mỗ)
Nguyễn Trung Hậu
bài viết có Tâm quá. Hy vọng trong group có người đủ khả năng sửa đổi luật để không có người dân nào bị thiệt thòi vì thiếu hiểu biết.
Lộc Nguyễn
Mị dân. Đố ông nào làm cò hay trùm cò ở đây mà cầm viên gạch vào đất hay nhà người khác xây dựng, nếu chủ nhà không đồng ý? Đố ông nào ở đây xây nhà trên đất của mình mà hệ thống chính quyền sở tại nơi đó k hay biết? Người ta ít tiền nên người ta lựa chọn cái nhà hợp túi tiền để làm nơi cư ngụ. Thay vì dùng câu từ làm họ lo sợ thì hay dành thời gian đó viết về những lời khuyên cho họ, nếu lựa chọn mua loại hình này.
Lê Hương
Em đồng tình ý kiến của bác . Bài viết mang tính cảnh báo , nhưng thực sự chỉ mới biết mặt tiêu cực , chưa nắm rõ đc hết anh ạ ????.
Phạm Hồng Phong
Lộc Nguyễn bản chất của sổ hồng chung không được pháp luật nhà nước công nhận mà anh ? Thì có phải người mua gặp rủi ro không và đúng là khi mua thì dễ mà khi bán thì cực kỳ khó khăn vô cùng.
Katy Phuong
Có bà kia mua nhà nhỏ ở chung cư Thanh Đa (giống phòng trọ) có 37 triệu năm 2018, ccvb. Ở đến nay thì lãi rồi còn gì nữa, nếu ở trọ thì đã quá số tiền trên. Đôi khi họ đánh đổi cái rẻ để ở cái nhà đó lâu hơn thay gì đi thuê trọ. Cũng có người bỏ ra 100 - 200tr xây trên miếng đất trong quy hoạch treo, cũng chỉ ở lâu dài. Nói chung ccvb ko xấu, xấu hay ko là do người bán ko có tâm. Thậm chí mua shr còn làm giả được mà. Liệu cơm gấp mắm thôi.
Nguyen Anh Tu
hôm bữa mình cũng đi thực tế khu vực Đức Hòa nhiều khu vậy lắm, 1 khách 4-5 sale xung quanh.
Lê Hương
Hihi em vẫn mua bán đsh bình thường , quan trọng nắm đc pháp lý từ đầu . Và khi bán nói rõ là đó lag đsh. Chứ bài viết này mang tính cảnh báo rất ok. Nhưng nếu như họ ko mua đất cũng lên à . Và ko mua ko biết khi nào mua đc miếng đất .
Đsh , khi mua công chứng ủy quyền , thời hạn hiệu lực theo thời hạn sổ ( ko phải 50 năm nhé ! ), nếu người đứng tên chết đồng nghĩa cc ủy quyền hết hiệu lực. Nên khi mua cc ủy quyền đsh cần lưu ý
Thứ nhất : mua sổ đất sổ hồng đã ra sổ có kèm trích lục , rất quan trọng nhé , chỉ cần có trích lục này thì biết rõ toạ độ 4 góc lô đất mình sở hữu , và khi cc ủy quyền cũng rất ok hơn , không cần chữ ký người đồng sở hữu còn lại
Thứ 2: khi cc ủy quyền , phải yêu cầu người đứng tên sổ (nếu độc thân) , và người vợ hoặc người chồng người đó ( nếu kết hôn ) khám sức khoẻ , để làm thêm thủ tục thừa kế tại văn phòng công chứng luôn . Lúc đấy ng đứng tên sổ có chết vẫn là đất của khách , nếu muốn gia hạn sử dụng đất cũng khi hết hạn vẫn ok. Và việc cc ủy quyền này có thể làm 3 lần ko cần chữ ký của ng còn lại
Nên nếu các anh chị mua đất đầu tư , ở phải hiểu rõ pháp lý làm cẩn thận từ đầu sẽ không sao hết ạ.
Người ta trích lục như mọi loại đất khác nhé bà con, nó tờ giấy trắng thể hiện rõ phân lô cụ thể trong miếng đất lớn đấy , đường phần nào , đất phần nào , và cái phần mình sở hữu là ở đâu ? Toạ độ dài rộng bao nhiêu ạ ?, này là ví dụ kiểu ntn
Nhật Huy
Bài viết này cùi mía thật sự. Phân tích dựa trên kinh nghiệm cá nhân của chủ tus chứ ko phải dựa trên pháp lý đồng sở hữu và thực tế đồng sở hữu ở một số địa phương
Trần Dung
Nhật Huy người nhà tôi mua 1 căn trong 4 căn đồng sở hữu ở Cần Giuộc . Mỗi lần có nhà thay đổi mua bán là 3 nhà còn lại đồng lòng cùng đi ra văn phòng công chứng và huyện để ký giấy tờ . Tôi thấy sự việc cũng minh bạch chứ không có gì khuất tất . Đồng sở hữu và mỗi nhà giữ 1 sổ hồng riêng .
Nhật Huy
Trần Dung về pháp lý đsh tuỳ từng địa phương sẽ có mỗi hình thức khác nhau nha B. Nếu khi làm sổ đồng sở hữu mà có làm cam kết đồng sở hữu thì sau này khi giao dịch các đồng sở hữu không cần ra pcc ký giấy tờ.
Hoàng Việt
Khách nhìn cứ thấy to, đẹp, rẻ là ham mua, xong rồi sau này mới thấy phiền khi sửa chữa, xây mới, bán lại cho người khác.
Nguyễn Xuân Tú
Muốn có nhà rẻ thì chỉ vậy thôi , mua nhà đsh thì sau này việc bán lại khá khó khăn nếu k gọi ng kí đc thì chỉ có bán giấy tay hoặc lập vi bằng thôi . Chả sao . Mình ở vĩnh lộc bình chánh nên thấy mấy cái chuyện mua bán giấy tay vi bằng..này hết sức bình thường , vẫn gd ,vẫn có lợi nhuận , sau này vẫn hợp thức hoá lên shr đc . Tùy cảm nhận thôi
Nguyễn Tiến Thành
Nguyễn Xuân Tú mình có hỏi nhiều nơi, kể cả dịch vụ vi bằng ko làm sổ đc. Bạn làm đc là đáng nể thật
Nguyễn Thị Bích Thục
Nguyễn Tiến Thành tuỳ từng khu đất nếu đông dân ở và khu đất đó k nằm trên quy hoạch gì thì nhà nước sẽ cho chỉnh trang đô thị và làm sổ đồng loạt đó bạn
Nguyễn Tiến Thành
Nguyễn Thị Bích Thục mình hiểu, nhưng vi bằng ko đc nhà nước công nhận sao làm đc sổ. Nếu làm thì chủ cũ đứng ra mới làm đc.
Nguyễn Xuân Tú
Nguyễn Tiến Thành vi bằng nó chỉ làm chứng việc giao nhận tiền thôi chứ đâu là gì trong quá trình làm sổ . Muốn làm sổ đc cần thời cơ . Vd như đợt thành lập quận bình tân . Những căn nhà nhỏ giấy tay 30 40m2 đều đc hợp thức hoá ra sổ hồng hàng loạt , lúc đó nhà mình cũng làm sổ đc vài căn , ở vĩnh lộc muốn làm bây giờ thì cần qua khá nhiều bước và chung chi qua nhiều khâu mới ra sổ đc . Còn đâu muốn có sổ thì phải đợi , thời cơ ở đây là lúc bình chánh lên quận( hoặc thành phố) lúc đó những căn nào đủ chỉ tiêu đúng quy hoạch ra sổ hàng loạt thôi
Trang Ng
Mua bán bất kỳ cái gì, khi mà tiền mình bỏ ra. Cũng phải tìm hiểu thật kỹ sản phẩm trước khi xuống tiền. Khi đó sẽ chẳng ai lừa đc mình cả.
Còn ham rẻ mà đòi của ngon, của bổ thì chắc chắn sẽ bị người ta dụ dỗ thôi. Trên đời này làm gì có của ngon, bổ, rẻ.
Bản chất của sổ hồng chung, công chứng vi bằng không phải xấu vì hiện nay trên thị trường vẫn giao dịch và giá nhà vẫn lên ầm ầm.
Nếu chỉ dành dụm đc số tiền nhỏ mà đòi hỏi shr thì chắc chắn cả đời cũng không mua đc nhà, có khi là với tốc độ lên giá của BĐS thì cứ kén cá chọn canh mãi sau này đến sản phẩm pháp lý sổ hồng chung, công chứng vi bằng cũng không rớ vào đc.
Lý Huỳnh
Mua nhà mà ko qua Cò thì chẳng khác nào uống thuốc mà ko cần bác sĩ kê toa.
Nguyễn Duy Hưng
"Câu trả lời là: Hãy hỏi con của ông A có đồng ý không. Còn nếu ông A còn sống, thì ông có VUI LÒNG không ?" vậy mình có thể làm 1 hợp đồng con ràng buộc điều khoản này vào trong không chủ thớt
Het Ngoc Tran
Vấn đề pháp lý nếu A này chết dễ xử mà. Khi đi công chứng hợp đồng uỷ quyền thì sẵn tiện luôn công chứng luôn di chúc A để lại thừa kế cho người mà ông đó định bán
Lê Tươi
E gọi hình thức này là ĐỒNG SỠ HỮU.
Chứ chưa bao giờ gọi là( SHR ) vì đâu phải 1 người đứng tên trên sổ.. A1 ➡️A10 đều có tên trên sổ mà .
Chỉ là vị trí đất nhà A1 thì A1 đứng tên ở trên cùng . qua vị trí đất nhà A2 thì a A2 lại đứng tên trên cùng . .
Ko biết anh chị môi giới khác như thế nào chứ e bán hình thức này luôn chào là Đồng sỡ hữu. .
Còn khách mua nói thật là họ cũng ko dại để lừa kiểu này . . Vì sổ nó ghi rỏ thế mà . Lừa khách kiểu gì dc ah .
Từ khóa » Sổ đsh Là Gì
-
Những điều được Và Mất Khi Có Sổ Hồng đồng Sở Hữu - TheBank
-
Đất DSH Là Gì Và Một Số Vấn đề Pháp Lý Liên Quan
-
Phân Biệt Sổ Hồng đồng Sở Hữu Và Sổ Hồng Riêng - Báo Lao Động
-
Đất DSH Là Gì? Giải đáp AZ Về đất Sinh Hoạt Cộng đồng
-
Đồng Sở Hữu đất Có được Cấp Riêng Sổ đỏ Hay Không ? Cách Xác ...
-
Thủ Tục Tách Sổ đỏ đồng Sở Hữu Theo Quy định Mới Nhất Năm 2022 ?
-
Giải Mã Ký Hiệu Trên Sổ đỏ Và Bản đồ địa Chính - LuatVietnam
-
Sổ Hồng Và Sổ đỏ Khác Nhau Như Thế Nào? - Chuyennhuong
-
Những điều Cần Biết Về Sổ Hồng Chung Khi Mua Bán Nhà đất.
-
Mua Bán Nhà đất Sổ Hồng Chung Cần Lưu ý - Bất động Sản Đồng Nai
-
Đất đẹp Đồng Nai - GÓC KIẾN THỨC Sổ Hồng đồng Sở Hữu (đsh ...
-
Những Rủi Ro Khi Mua Nhà đất Chung Sổ Bạn Nên Biết
-
Bốn Rủi Ro Khi Mua Bán đất Qua Hợp đồng ủy Quyền - VnExpress