Cây Hoa Hòe: Phân Bố, Tác Dụng Dược Lý, Cách Dùng Và Liều Lượng

Cây hoa hòe

Cây hoa hòe

Đặt lịch

Cây hoa hòe là một vị thuốc nam quý. Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính bình/ mát được dùng cho các vấn đề do nhiệt như huyết áp cao, chảy máu không cầm, trĩ nội, trĩ ngoại,…

mua hoa hòe khô ở đâu
Cây hoa hòe có tên khoa học Sophora japonica Linn, thuộc họ Đậu

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Cây hòe, Hoa hòe, Hòe

Tên gọi dân gian: Hòe nhĩ, Hòe nhụy, Hòe thực, Thái dụng,…

Tên khoa học: Sophora japonica Linn/ Styphnolobium japonicum

Họ: Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceace)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cây hoa hòe là một vị thuốc nam quý. Cây có chiều cao trung bình từ 7 – 10m, một số cây có thể cao đến 25m. Nhánh nhỏ, màu xanh lục, có lông hoặc không có lông bao phủ.

Lá có hình dáng lông chim, lẻ, mọc so le, chiều dài trung bình từ 15 – 25cm. Lá chét có từ 7 – 15 phiến, hình trứng hẹp, dài khoảng 3 – 6cm, mép nguyên không có răng cưa, mặt lá trên có lông và phấn trắng.

Hoa nở vào tháng 5 – 8 có kích thước nhỏ, màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài từ 15 – 30cm. Quả mọc vào tháng 9 – 10 có hình đậu, thắt lại ở giữa các hạt. Mỗi quả có từ 1 – 6 hạt, có màu đen hình thận.

Phân bố:

Cây mọc hoang ở khắp nước ta, tập trung nhiều nhất ở miền Bắc. Cây được trồng bằng phương pháp dâm cành hoặc trồng bằng hạt.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

+Bộ phận dùng:

  • Nụ hoa (tên khoa học: Flos sophorae Japonicae)
  • Quả (tên khoa học: Fructus sopharae Japonicae)

+Thu hái: Cây hoa hòe thường được thu hái vào mùa hè khi hoa sắp nở. Hoặc thu hái trước hoặc sau tiết Đông chí. Hoa phải hái khi nụ còn mới, hoa được dùng làm dược liệu phải là hoa đầu mùa sắp nở, nguyên vẹn, màu vàng, không vụn nát và chứa tạp chất.

+Chế biến: Phơi hoặc sấy khô. Sau khi chế biến, hoa hòe có hình viên chùy ở búp và nhỏ dần ở cuống và đài búp. Nụ hoa có màu vàng, không bị cháy, ẩm mốc và không được lẫn lộn với cuống lá.

+Bảo quản: Nơi khô, thoáng gió.

4. Thành phần hóa học

Cây hoa hòe có chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm: Isorhamnetin, Dodecenoic acid, Tetradecadieoic acid, Betulin, Glucuronic acid, Arachidic acid, Sophoradiol, Rutin, Soporradiol, Beta-Sitosterol ,…

5. Tính vị

  • Vị đắng, tính hàn (theo ghi chép của Cảnh Nhạc Toàn Thư)
  • Vị đắng, tính mát (theo ghi chép của Trung Dược Đại Từ Điển)
  • Vị đắng, tính bình (theo ghi chép của Trung Dược học)
  • Vị đắng, tính bình, không độc (theo ghi chép của Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
  • Vị đắng, tính mát (theo ghi chép của Bản Thảo Cương Mục)

6. Qui kinh

Qui kinh Can, Đại trường (theo ghi chép của Trung Dược học và Trung Dược Đại Từ Điển)

Qui kinh Phế, Đại trường (theo ghi chép của Dược phẩm Hóa Nghĩa)

Qui kinh thủ Dương minh, Can (theo ghi chép của Bản Thảo Hối Ngôn và Bản Thảo Cương Mục)

7. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có khả năng rút ngắn thời gian chảy máu nên được sử dụng để cầm máu. Nếu sao thành than tác dụng dược lý sẽ mạnh hơn (theo ghi chép của Trung Dược học).
  • Tác dụng vào hệ tim mạch: Tiêm dịch hoa hòe vào tĩnh mạch của chó nhận thấy huyết áp hạ xuống rõ, mê sảng. Dịch hoa hòe có khả năng hưng phấn nhẹ đối với tim của ếch (theo ghi chép của Trung Dược học).
  • Tác dụng giảm mỡ trong máu: Hoa hòe có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, gan và ở cửa động mạch. Hoa hòe có tác dụng dự phòng và điều trị bệnh xơ vữa động mạch (theo ghi chép của Trung Dược học).
  • Tăng độ bền của thành mao mạch và giảm tính thẩm thấu của mao mạch (theo ghi chép của Trung Dược học).
  • Tác dụng chống loét và co thắt: Hoa hòe có khả năng giảm trương lực cơn trơn của phế quản (theo ghi chép của Trung Dược học).
  • Tác dụng kháng viêm: Hoa hòe có khả năng kháng viêm đối với viêm khớp ở chuột và chuột nhắt (theo ghi chép của Trung Dược học).
  • Tác dụng chống tiêu chảy: Tiêm dịch hoa hòe vào ruột thỏ nhận thấy niêm mạc ruột tiết dịch nhằm làm giảm tiêu chảy (theo ghi chép của Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Phòng ngừa tổn thương do đông lạnh (theo ghi chép của Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Tác dụng chống phóng xạ (theo ghi chép của Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+Theo y học cổ truyền:

  • Trị tiêu ra máu, chảy máu mũi, tiểu ra máu (theo ghi chép của Bản Thảo Cầu Chân).
  • Trị mất tiếng, thổ huyết, băng trung lậu hạ, họng đau và chảy máu cam (theo ghi chép của Bản Thảo Cương Mục).
  • Trị các loại trĩ, trừ giun sán, nhiệt trong bụng, xích bạch lỵ, mắt đỏ, tâm thống, trường phong hạ huyết (theo ghi chép của Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

8. Liều dùng, cách dùng

Dùng nước sắc hoặc bột tán mịn từ hoa và quả hoa hòe đã được sơ chế. Liều dùng từ 8 – 20g/ ngày.

Xem thêm: Cây hạ khô thảo: Thành phần hóa học & Tác dụng dược lý

9. Bài thuốc

Hoa hòe được ứng dụng để điều trị một số vấn đề về sức khỏe trong các bài thuốc sau:

hoa hòe được trồng ở đâu
Hoa hòe được sử dụng trong các bài thuốc rong kinh không cầm, trĩ, bạch đới không dứt,…
  • Bài thuốc trị thổ thuyết không cầm: Dùng hoa hòe đốt tồn tính thêm vào một ít xạ hương và trộn đều. Dùng 12g uống với nước gạo nếp.
  • Bài thuốc trị lưỡi chảy máu: Dùng hoa hòe tán bột, đắp vào vùng lưỡi chảy máu.
  • Bài thuốc trị chảy máu không cầm: Dùng ô tặc cốt, hoa hòe ở hàm lượng bằng nhau nửa để sống nửa sao vàng. Sau đó đem tán bột mịn và thổi vào nơi chảy máu.
  • Bài thuốc trị tiểu ra máu: Dùng uất kim nướng và hoa hòe sao vàng, mỗi thứ 100g đem tán bột. Mỗi lần dùng 8g hòa với nước sắc đậu xị và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc trị đại tiện ra máu: Chỉ xác, hoa hòe có hàm lượng bằng nhau, đem sao tồn tính và tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g hòa với nước và uống đến khi triệu chứng dứt điểm.
  • Bài thuốc trị ho, khạc ra máu: Dùng hoa hòe sau vàng và tán bột mịn. Mỗi lần dùng 12g hòa tan với nước gạo nếp.
  • Bài thuốc trị tiêu ra máu do ngộ độc rượu: Dùng 40g hoa hòe nửa sống nửa sao vàng, 20g sơn chi tử đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g hòa tan với nước.
  • Bài thuốc trị rong kinh không cầm: Dùng hoa hòe sao tồn tính, mỗi lần dùng từ 8 – 12g hòa với rượu nóng và uống trước khi ăn.
  • Bài thuốc trị trĩ ra máu: Dùng hoa hòe sao và tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 12g uống với rượu, ngày dùng 3 lần.
  • Bài thuốc trị trúng phong mất tiếng: Dùng hoa hòe sao và nằm ngửa nhai nuốt sau canh ba.
  • Bài thuốc trị băng huyết không cầm: Dùng 120g hòe hoa và 80g hoàng cầm đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 20g bột với một chén rượu.
  • Bài thuốc trị trĩ ngoại: Dùng nước sắc hoa hòe rửa nhiều lần. Dùng cả nước sắc hoa hòe để làm teo trĩ ngoại.
  • Bài thuốc trị ung thư phát bối, miệng khô, tây chân tê, lưỡi đắng: Dùng một nắm hoa hòe sao cho thành màu nâu đen. Đem ngâm với một chén rượu con và uống khi rượu còn nóng. Tiếp tục uống cho đến khi nhọt nhúm mủ lại.
  • Bài thuốc trị bạch đới không dứt: Dùng hoa hòe sao, mẫu lệ nung, mỗi thứ bằng nhau đem đi tán bột mịn. Mỗi lần dùng 12g với rượu.
  • Bài thuốc trị hạ huyết và băng huyết: Dùng hoa hòe 40g, tông lư than 8g và một ít muối đem sắc với 3 chén nước, còn lại ½ chén.
  • Bài thuốc trị huyết áp cao: Dùng hy thiêm thảo, hòe hoa, mỗi thứ từ 20 – 40g sắc và uống trong ngày.
  • Bài thuốc trị thổ huyết: Dùng 12g hòe hoa, 4g bách thảo sương đem đi tán bột. Dùng chung với rễ cây cỏ tranh.
  • Bài thuốc trị trường phong hạ huyết: Dùng hoa hòe, chỉ xác, trắc bá, mỗi thứ 12g và 8g kinh giới đem đi tán bột và uống với nước.

10. Lưu ý

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng hoa hòe:

  • Bệnh do hư hàn, không do nhiệt (theo ghi chép Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Không có thực nhiệt, thực hỏa cấm dùng (theo ghi chép của Trung Dược Học).
  • Hoa hòe có thể gây sẩy thai do đó không dùng cho phụ nữ đang có thai – nhất là 3 tháng đầu thai kỳ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

  • Cây bán hạ: Công dụng và lưu ý khi sử dụng
  • Cây tô tử (tía tô): Tác dụng dược lý và các bài thuốc chữa bệnh 

Từ khóa » Hoa Hòe Nghĩa Là Gì