Cây Khèn Trong đời Sống Văn Hóa Của đồng Bào Dân Tộc Mông

Điện Biên TV - Khi hoa Đào đua nhau khoe sắc thắm, hoa Mận nở trắng rừng cũng là lúc người Mông bắt đầu đón Tết. Tết thường kéo dài trong nhiều ngày, bắt đầu từ cuối tháng một, đầu tháng chạp âm lịch.

Các t
Ông Mùa A Sấu bên cây Khèn

Trong câu chuyện thân tình với ông Mùa A Sấu - người con ưu tú của đồng bào dân tộc Mông. 17 tuổi chàng thanh niên họ Mùa theo Đảng đi tham gia cách mạng; nay ở tuổi 80, ông vẫn nặng lòng với văn chương, nghệ thuật. Cùng với sự từng trải trong cuộc sống, bằng vốn hiểu biết sâu sắc văn hóa của dân tộc mình. Ông chia sẻ giúp tôi hiểu về cây Khèn - "báu vật", gắn liền với đời sống tinh thần đồng bào dân tộc Mông. Nhân dịp Tết cổ truyền và đón chào Xuân Bính Thân đang về, xin phép được giới thiệu cùng bạn đọc về: Cây Khèn trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Mông.

Với 1/3 dân số, đồng bào dân tộc Mông ở Điện Biên cư trú ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất là ở các huyện: Tủa Chùa, Nậm Pồ, Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo, Mường Nhé và huyện Điện Biên. Dân tộc Mông được chia thành 5 ngành: Mông trắng, Mông hoa, Mông đỏ, Mông Đen, Mông Xanh. Đồng bào cư trú trên các triền núi cao, tạo thành các thôn, bản; mỗi thôn, bản khoảng 30 đến 80 hộ gia đình, với có các dòng họ: Giàng, Mùa, Thào, Sùng, Vàng, Vừ, Hờ, Li, Lầu, Hạng, Chang, Cứ…. đoàn kết, kiên trung một lòng theo Đảng. Vượt khó, trụ vững sát cánh cùng các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Theo sự tích cây Khèn, ngày xưa có một gia đình cha, mẹ đều mất sớm, để lại sáu anh em trai mồ côi. Họ làm được cái khèn có sáu lỗ và sáu bộ phận để sáu anh em cùng được thổi. Tiếng khèn trầm bổng thắm thiết, người dân trong bản rủ nhau đến nghe thổi khèn. Khi chiến tranh giữa các bộ lạc xảy ra thì 5 người anh bị giết, chỉ còn người em út sống sót. Vắng các anh cho nên em út không thể thổi được Khèn. Người em nghĩ ra một ý là gộp cả năm chi tiết kia thành một cây Khèn. Từ đó, Khèn thổi lên du dương - chiếc khèn Mông ra đời từ đấy.

f
Thanh niên xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) múa Khèn đón chào năm mới 2016.

Để làm được một cây khèn phải công phu và qua nhiều công đoạn. Khèn được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc dài ngắn khác nhau, tượng trưng cho sự đoàn kết của tình anh em. Bên trong tất cả các ống trúc đều rỗng. Có một bầu gỗ nối các ống trúc lại với nhau. Trên mỗi thân ống trúc nằm ngang có một lưỡi gà nhỏ bằng đồng. Bên ngoài ống trúc có các lỗ. Muốn thổi ra âm thanh, người thổi phải dùng hai bàn tay giữ khèn, đồng thời lấy các ngón tay bịt các lỗ lại. Hơi thổi vào khèn sẽ xuyên qua lưỡi gà phát ra âm thanh. Thổi vào hoặc hít ra sẽ tạo âm thanh trầm bổng khác nhau. Ống trúc để làm khèn phải chọn ống trúc già, chắc, đều, được phơi nắng để vừa đủ độ khô thì khèn kêu mới hay. Quan trọng nhất là khâu khoét lỗ cho lưỡi đồng rồi bịt lại thật khít. Độ cao thấp, vang ngân của khèn phụ thuộc vào việc điều chỉnh các lưới đồng, mỏng dày và to nhỏ. Các ống song song sẽ phát âm đôi như nhau. Tùy kỹ năng của người thổi theo hợp âm, hòa âm, đánh chồng âm, vỗ, luyến.. mà tạo nên những khúc nhạc trầm ấm thu hút người nghe.

Tiếng Khèn - sợi dây tâm linh, cây cầu bắc lời tỏ tình đôi lứa sẽ mãi mãi sống trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mông./.

Đỗ Quang Khải

Từ khóa » Cây Khèn Ngựa Trắng Truyện Cổ Dân Tộc Mông