Chi Phí Cơ Hội Là Gì? Hiểu Và áp Dụng Giúp Bạn Kiếm Lợi Nhuận ...

Chi phí cơ hội là gì? Là một chủ doanh nghiệp, một nhà đầu tư bạn đã thực sự hiểu được vai trò và lợi ích của chi phí cơ hội hay chưa? Chi phí này được biết đến là một thuật ngữ phổ biến, đóng vai trò là khái niệm hỗ trợ nhà đầu tư trong việc việc lựa chọn hướng đi tốt cho các hạng mục đầu tư hay dự án. 

Chi phí cơ hội là gì?

Thuật ngữ chi phí cơ hội sử dụng lần đầu tiên vào năm 1914 bởi nhà kinh tế học người Áo Friedrich von Wieser trong cuốn sách Theorie der gesellschaftlichen Wirtschaft. Tên tiếng anh là Opportunity Cost. Đây là một thuật ngữ kinh tế đại diện cho những lợi ích mà một cá nhân, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì lựa chọn phương án khác.

Chi phí cơ hội bắt buộc chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn, tức là để nhận được một lợi ích nhất định nào đó bắt buộc chúng ta phải đánh đổi một giá trị khác.

Chi phí cơ hội được nói đến ở đây không nhất thiết được đánh giá về mặt tiền bạc, tài sản mà đơn giản nó là thứ mang tính giá trị đối với một người. Ví dụ khi một người nào đó đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán thì chính người đó đã bỏ lỡ cơ hội được hưởng lãi nếu gửi 10.000 USD vào ngân hàng như một khoản tiền tiết kiệm. Chi phí cơ hội của dự án đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán bằng khoản lãi tiết kiệm đáng ra có thể có được.

Chi phí cơ hội là gì?

Công thức tính chi phí cơ hội

Công thức tính:

OC = FO – CO

Trong đó:

  • Opportunities cost (OC) là chi phí cơ hội.
  • Return on best foregone option (FO) là lợi nhuận của lựa chọn tốt nhất.
  • Return on chosen option (CO) là chỉ số biểu hiện lợi ích của lựa chọn.

Ví dụ

Trường hợp 1, bạn đầu tư kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng: Bạn có thể thu về cho mình được lợi nhuận mong muốn hằng tháng là 10 triệu.

Trường hợp 2, bạn đi làm cho công ty xây dựng, hưởng mức lương cứng là 12 triệu đều đặn hàng tháng.

Giả sử bạn lựa chọn tiếp tục kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng, thì chi phí cơ hội bạn sẽ đánh đổi ở đây là.

OC = FO – CO = 12 triệu – 10 triệu = 2 triệu

Vậy chi phí bạn sẽ phải đánh đổi nếu tiếp tục kinh doanh và không làm việc tại công ty sẽ là 2 triệu

Lưu ý: Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, sở thích hoặc những lợi nhuận khác trong cuộc sống.

Áp dụng chi phí cơ hội vào thực tế

Áp dụng vào trong cuộc sống

Chi phí cơ hội thực tế có thể thấy ở bất cứ đâu bất cứ trường hợp nào, thực tế mỗi ngày chúng ta đều sẽ trải qua những sự lựa chọn, những quyết định trong cuộc sống của chính bản thân. Mọi sự lựa chọn xuất hiện xung quanh trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đều sẽ tồn tại loại chi phí này. 

Hiểu rõ cách vận hành của chi phí cơ hội, nắm bắt và biết cách áp dụng nó vào cuộc sống sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc đưa ra những quyết định quan trọng của cuộc đời bạn ở thời điểm hiện tại và cả tương lai. Những quyết định này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của bạn ở tương lai ngắn hạn hoặc dài hạn, vì vậy bạn cần xem xét kỹ lưỡng về loại chi phí này trước khi ra quyết định để có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Ví dụ: Nếu ngày hôm đó bạn có một buổi hẹn đi xem phim cùng với bạn bè của mình, nhưng bạn quyết định từ chối để ở nhà bổ túc thêm bài tập. Giá trị bạn nhận được ở đây là kiến thức tốt cho bản thân, còn giá trị bạn mất đi là bạn đã bỏ lỡ một bộ phim hay, bỏ lỡ thời gian vui chơi với bạn bè. Vậy chi phí cơ hội bạn đánh đổi ở đây là thời gian vui chơi, xem phim với bạn bè để nhận lại được những kiến thức có trong bài tập.

Tuy nhiên, ví dụ nêu trên chỉ là một lần đánh đổi chi phí này ở mức giá trị bình thường, chưa có quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của bản. Nhưng khi trưởng thành, bước chân vào xã hội bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội mang tính quyết định cuộc đời sau này. 

Ví dụ: Bạn nhận được một suất du học nước ngoài, chi phí cơ hội đánh đổi ở đây là tiền bạc và thời gian. Nhưng nếu quyết định không nhận xuất du học bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển tương lai hơn ở nước ngoài. 

Cân nhắc lợi ích và khó khăn trong một cơ hội là điều hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên, việc cân nhắc quá kỹ sẽ khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội phát triển tiềm năng. Đừng vì những giây phút đắn đo, chần chừ lựa chọn  mà bỏ qua những cơ hội tích cực đối với bản thân.

Áp dụng vào cuộc sống để có sự lựa chọn đúng nhất

Gợi ý những mẹo để bạn nắm bắt cơ hội tốt hơn trong cuộc sống

  • Cân nhắc kỹ lưỡng trong mọi hoàn cảnh: Để có thể nắm bắt cơ hội trong cuộc sống một cách tốt nhất, điều đầu tiên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trong mọi hoàn cảnh đặc biệt là trong công việc. Tỉnh táo để bạn có thể nhận diện được đâu là cơ hội tốt bạn nên tiếp nhận và đâu là cơ hội chưa thực sự phù hợp bạn nên tránh ở thời điểm hiện tại. Không phải bất cứ cơ hội nào đến bạn cũng đều nắm lấy mà không xem xét đến việc bản thân có làm được hay không, có khả năng hoàn thành hay không. Trong cuộc đời, có một số cơ hội không phải bạn cứ cố gắng hết khả năng là có thể làm được.
  • Xác định rõ mục tiêu của bản thân: Hỗ trợ việc dễ dàng nắm bắt và có sự lựa chọn cơ hội tốt hơn đó là ngay từ đầu hãy xác định rõ mục tiêu của bản thân. Bạn sống là vì mục đích gì? bạn nên làm gì để thực hiện ước mơ? bạn mong muốn bản thân như thế nào trong tương lai? Mục tiêu trong công việc của bạn là gì?..v.v.. Có rất nhiều câu hỏi bạn nên đặt ra để xác định rõ mục tiêu trong cuộc sống bạn đang theo đuổi. 
  • Tính toán chi phí cơ hội: Định nghĩa về chi phí này, khi áp dụng vào cuộc sống sẽ giúp bạn có sự phân tích sâu hơn về những điểm tích cực cũng như khó khăn của cơ hội bạn đang có. Tính toán chi phí cơ hội giúp bạn hiểu hơn về sự phù hợp của cơ hội đối với bản thân, xác định cơ hội nào có tính tốt hơn, hợp lý hơn thì bạn nắm bắt cơ hội đó và điều bạn đánh đổi là những lợi ích trong tương lai của cơ hội bạn đã bỏ lỡ mang lại. 

Đánh đổi chi phí cơ hội để nhận lại nhiều hơn

Trong đầu tư chứng khoán

Thị trường chứng khoán hiện nay được biết đến là kênh đầu tư tiềm năng nổi tiếng, thu hút nhiều nhà đầu tư mới đến với con đường đầu tư. Đây được xem là kênh đầu tư linh hoạt yêu cầu mức vốn khởi điểm không quá lớn, phù hợp với mọi đối tượng nhà đầu tư. Mặc dù còn tồn tại nhiều rủi ro nhưng mức lợi nhuận hấp dẫn mà thị trường chứng khoán đem lại vẫn khiến nhiều nhà đầu tư ưa thích kênh đầu tư này.

Trong đầu tư chứng khoán, chi phí này cũng là một yếu tố quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nên quan tâm. Khi bạn phải đưa ra lựa chọn trong đầu tư, việc xác định được chi phí cơ hội sẽ phần nào giúp bạn xác định được lựa chọn  tốt nhất cho kênh đầu tư của bạn tại thời điểm đó.

Ví dụ: Nhà đầu tư đang có 100 triệu số tiền nhàn rỗi và chưa biết nên làm gì với nó. Bạn muốn khiến tiền đẻ ra tiền, với 100 triệu này, hiện tại bạn có 2 sự lựa chọn sinh lời phổ biến. 

  • Một là, lựa chọn đầu tư vào thị trường chứng khoán, thu lợi nhuận nhanh chóng với mức sinh lời cao nhưng cũng kèm theo những rủi ro nhất định. 
  • Hai là, tiến hành gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 7%/năm . Hưởng lợi nhuận đều đặn theo lãi suất mỗi tháng một cách ổn định, ít rủi ro. 

Nếu bạn quyết định lựa chọn phương án gửi tiết kiệm hưởng lãi suất ổn định 7%/ năm. Thì chi phí cơ hội bạn đã đánh đổi ở đây là lợi nhuận thu được từ thị trường chứng khoán có thể lên đến mức lãi suất 30%/năm. 

Trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán bạn cũng có thể sử dụng chi phí cơ hội để đánh giá khả năng sinh lời của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán và lựa chọn đầu tư vào 1 doanh nghiệp nào đó tiềm năng. Chi phí cơ hội sinh ra ở đây là bạn có thể đã bỏ lỡ một doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt hơn.

Trong kinh doanh

Xã hội nhân loại đang ngày một phát triển không ngừng nghỉ mỗi ngày, kinh doanh được biết đến là một công việc sinh lời phổ biến trong xã hội hiện đại. Kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, đem sản phẩm bán trên thị trường, từ đó tạo ra nguồn lợi nhuận từ sản phẩm được bán ra. Với mục tiêu chung cuối cùng của kinh doanh là thu lại doanh số, doanh thu cao cho doanh nghiệp, công ty, tập đoàn..v..v

Cách thức hoạt động của Opportunities cost trong kinh doanh?

Ví dụ: Trong một doanh nghiệp đang tiến hành lựa chọn dự án đầu tư vào đầu năm với tổng chi phí lên đến 10 tỷ đồng. 

  • Dự án đầu tiên tiến hành triển khai xây dựng chung cư cao cấp ở một khu đất trung tâm rộng 100m2. 
  • Dự án thứ 2 tiến hành xây siêu thị cũng tại khu đất trung tâm rộng 100m2. 

Nếu doanh nghiệp lựa chọn dự án thứ 1 thì chi phí cơ hội đánh đổi ở đây là những tiềm năng lợi nhuận, kinh tế mà dự án thứ 2 có thể đem lại và ngược lại.

Việc dự trù về loại chi phí này cũng sẽ phần nào giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng sinh lời tương lai và một số khó khăn thực tế còn tồn tại của dự án. Dựa trên những thống kê mà chi chí cơ hội nêu ra doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn được dự án xây dựng tốt nhất trong tương lai.

Chi phí này được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp

Khác với việc sử dụng chi phí cơ hội trong cuộc sống thường ngày, trong kinh doanh đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, quyết định của người lãnh đạo thường mang tính ảnh hưởng chiếm đến 60%. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo cần đưa ra được những quyết định có tính chính xác cao. Trong đó cần dựa trên việc xem xét opportunities cost thay đổi và không thay đổi trong thời gian nhất định nhưng vẫn bảo đảm được sự phân bổ nguồn lực khan hiếm tốt nhất cho công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nổi bật vẫn còn tồn tại một số hạn chế điển hình trong doanh nghiệp. Ví dụ như việc con số tính toán xem xét dự án quá lớn nhưng nhiều khi doanh nghiệp không đủ thời gian để phân tích và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Một số câu hỏi liên quan đến chi phí cơ hội

  • Quy luật chi phí cơ hội tăng dần là gì?

Quy luật chi phí tăng dần là việc bạn bỏ quá nhiều nguồn lực hạn chế vào một hoạt động nào đó của bản thân hay doanh nghiệp, khi đó chi phí này sẽ tăng lên theo mỗi nguồn lực được thêm vào.

Ví dụ: Nếu bạn là nhà sản xuất, bạn đang tiến hành cho công nhân sản xuất 2 mặt hàng chính là giày và túi. Khi này, nguồn lực sản xuất và nguyên liệu của 2 sản phẩm bằng nhau. Tuy nhiên, trường hợp nhà sản xuất dành nhiều nguồn lực và thời gian hơn cho sản phẩm giày thì chi phí cơ hội đánh đổi ở đây là nhà sản xuất đã bỏ lỡ lợi nhuận cho việc sản xuất và bán sản phẩm túi. Khi đó sản phẩm giày đang được thừa hưởng những nguồn lực tăng gấp đôi bình thường, đây được gói là chi phí cơ hội tăng dần.

Một số câu hỏi thường gặp

  • Chi phí cơ hội có tác động chính trị hay không?

Nếu bạn có thắc mắc về chi phí này có tác động chính trị hay không? Câu trả lời là có nhé. Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng đều có sự lựa chọn và quyết định, chi phí cơ hội chính là sinh ra từ những trường hợp như vậy. Quyết định xây dựng, quyết định sáp nhập vùng miền, quyết định hỗ trợ nơi vùng sâu, vùng xa hay kể cả một vài thay đổi trong hiến pháp..v..v đều có sự đánh đổi, lựa chọn sinh ra hoặc không. 

Trên đây là bài viết về chi phí cơ hội được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, hy vọng sẽ mạng lại thông tin cần thiết cho bạn đọc.

Biên tập: Phúc Thảo 

Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết trên do các chuyên gia hợp tác với Yuanta Việt Nam tổng hợp và biên soạn, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo cũng như không đại diện hoàn toàn cho quan điểm của Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam. Quý nhà đầu tư cân nhắc trước khi sử dụng thông tin này để ra quyết định đầu tư cũng như luôn tham khảo nhiều thông tin theo thời gian thực từ nhiều nguồn đa dạng. Chúc quý khách đầu tư thành công!

Từ khóa » Chi Phí Cơ Hội Cho Ví Dụ