[CHUẨN NHẤT] Nêu đặc điểm Của Nguồn điện - TopLoigiai

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của nguồn điện?

Trả lời:

+ Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động+ Mỗi nguồn điện đều có 2 cực: cực âm (-) và cực dương (+)Ví dụ: ổ lấy điện;pin;bình ắc-quy;máy phát điện;pin mặt trời.

[CHUẨN NHẤT] Nêu đặc điểm của nguồn điện

Cùng Top lời giải tìm hiểu lý thuyết về Nguồn điện dưới đây nhé

Mục lục nội dung I. Điện là gì?II. Nguồn điệnIII. Suất điện động của nguồn điện.IV. Các loại nguồn điệnHiệu điện thế 1 chiềuCách ghép các nguồn điện 1 chiều

I. Điện là gì?

Điện đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Hiểu một cách đơn giản, điện chính là sự dịch chuyển điện tích, bên cạnh đó điện cũng là tập hợp các hiện tượng vật lý liên quan đến hút – đẩy các electron – điện tích âm và notron – điện tích dương. Sự hút – đẩy này sẽ tạo ra năng lượng điện.

II. Nguồn điện

1. Các nguồn điện thường dùng

- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động.

- Mỗi nguồn điện đều có 2 cực, cực dương (+) và cực âm (-)

Ví dụ: Pin và Acquy

2. Mạch điện có nguồn điện

- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện

[CHUẨN NHẤT] Nêu đặc điểm của nguồn điện (ảnh 2)

- Khi đóng công tắc nếu mạch điện kín bóng đèn sẽ sáng

3. Điều kiện để có dòng điện.

a) Theo kiến thức đã học ta biết:

+ Các vật  cho dòng điện chạy qua được gọi là vật dẫn. Các hạt mang điện trong các vật dẫn có đặc điểm là có thể dịch chuyển tự do.

+ Phải có hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch hay giữa hai đầu một bóng đèn để có dòng điện chạy qua chúng.

b) Kết luận:

Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.

4. Nguồn điện.

Nguồn điện là dụng cụ để duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

Hiệu điện thế được duy trì ngay cả khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn nối liền giữa hai cực  của nó.

Có nghĩa là sự tích điện khác nhau ở các cực của nguồn điện tiếp tục được duy trì. Điều này được thể hiện trong nhiều nguồn điện bằng cách tách các electron ra khỏi cực của nguồn điện.

Khi đó có một cực thừa electron gọi là cực âm, một cực còn lại thiếu hoặc ít electron được gọi là cực dương. Việc tách đó do các lực bản chất khác với lực điện gọi là lực lạ.

III. Suất điện động của nguồn điện.

1. Công của nguồn điện

Công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện.

Nguồn điện là một nguồn năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công khi dịch chuyển các điện tích dương bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường hoặc dịch chuyển các điện tích âm bên trong nguồn điện cùng chiều điện trường.

2. Suất điện động của nguồn điện.

a) Định nghĩa: Suất điện động ξ của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện dịch chuyển một điện tích q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q đó.

b) Công thức: ξ=Aq (7.3)

c) Đơn vị. Từ định nghĩa và công thức (7.3), ta thấy suất điện động có cùng đơn vị với hiệu điện thế và hiệu điện thế là Vôn (V):

1V= 1J/1C

Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó. Như đã biết số vôn này cũng là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu của nguồn điện khi mạch hở. Vì vậy, suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch hở.

Trong mạch điện kín, dòng điện chạy qua mạch ngoài và cả mạch trong.

Như vậy, nguồn điện cũng là một vật dẫn và cũng có điện trở. Điện trở này được gọi là điện trở trong của nguồn điện. Vì vậy mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động ξ và điện trở trong r của nó.

IV. Các loại nguồn điện

Nguồn điện được chia làm hai loại đó là nguồn điện 1 chiều và nguồn điện 2 chiều.

1. Nguồn điện 1 chiều

Nguồn điện 1 chiều là những nguồn cung cấp dòng điện 1 chiều – dòng điện không có tần số (f=0). Nguồn điện 1 chiều có cực âm và cực dương cố định không biến đổi theo thời gian. Một số nguồn điện 1 chiều có thể kể đến như: pin Ắc-quy, máy phát điện 1 chiều…

Hiệu điện thế 1 chiều

Hiệu điện thế được dùng để chỉ sự chênh lệch về điện áp của hai cực trong một nguồn hoặc giữa hai điểm đo ở trong cùng một mạch điện. Đối với nguồn điện 1 chiều thì cực âm thường mang giá trị bằng 0V và được gọi với tên gọi là mass hay GND.

Đơn vị đo lường của hiệu điện thế là: V (Volt), kV (Kilovolt), mV (Milivolt), MV (Megavolf), …

Cách ghép các nguồn điện 1 chiều

Ghép nối tiếp: Đây là cách ghép nối các nguồn điện 1 chiều nhỏ lại với nhau (các nguồn được ghép nối với nhau thường giống nhau). Cách ghép nối này sẽ giúp tăng giá trị điện áp của nguồn điện lên.

Ghép song song: với cách ghép này cường độ của dòng điện sẽ được tăng lên nhờ việc mắc nối song song các nguồn điện giống nhau với nhau.

Ghép xung đối: Đây là kiểu ghép nối cực âm hoặc cực dương của hai nguồn điện với nhau. Khi đó, suất điện động của bộ nguồn sẽ bằng hiệu suất điện động của 2 nguồn, điện trở sẽ bằng tổng điện trở của 2 nguồn điện.

Ghép hỗn hợp đối xứng: Đây là kiểu ghép nối nhiều dãy nguồn điện ghép nối song song lại với nhau, mỗi dãy này sẽ có nhiều nguồn điện giống nhau mắc nối tiếp.

2. Nguồn điện xoay chiều

Nguồn điện xoay chiều là nguồn cung cấp dòng điện xoay chiều. Nguồn điện này, cực dương và cực âm luôn biến đổi theo thời gian chứ không cố định như nguồn điện 1 chiều. Một cực có thể đóng vai trò là cực âm và cực dương tại các thời điểm khác nhau. Hiểu một cách đơn giản là tại thời điểm t1 cực này có thể đóng vai trò là cực dương song tại thời điểm t2 sẽ đổi lại thành cực âm.

[CHUẨN NHẤT] Nêu đặc điểm của nguồn điện (ảnh 3)
Nguồn điện xoay chiều

Hiệu điện thế xoay chiều: Hiệu điện thế xoay chiều được ký hiệu là U. Hiệu điện thế xoay chiều ở nước ta là 220V.

Từ khóa » Dòng điện Là Gì Nguồn điện Là Gì Tác Dụng Của Nguồn điện