Con Kiến Vương ăn Phần Nào Của Cây Dừa?

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, Nhiệm vụ
    • Các phòng ban
  • Đề tài-Dự án
    • ĐT-DA đang tiến hành
    • ĐT-DA đã đăng ký
    • ĐT-DA đã ứng dụng
  • Tin tức-Sự kiện
    • Quản lý ATBX & Hạt nhân
    • Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
    • Thanh tra
    • Hoạt động Đảng - Đoàn thể
    • Thông báo
    • Hoạt động Khoa học và Công nghệ
    • Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo
    • Tin cảnh báo TBT
    • Phong trào thi đua “Đồng khởi mới”
  • Chuyên mục
    • Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo
    • Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
    • Công nghệ mới và Tiềm lực KH&CN
    • Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
    • Quản lý ATBX & Hạt nhân
    • Thanh tra
    • Khởi nghiệp - Đổi mới - Sáng tạo
  • Cây trái Bến Tre
    • Cây dừa
    • Cây bưởi da xanh
    • Cây sầu riêng
    • Cây chôm chôm
    • Cây nhãn
    • Các cây khác
  • Phim KH&CN
    • Phim KH&CN năm 2018
    • Phim KH&CN năm 2017
    • Phim KH&CN năm 2019
    • Phim KH&CN năm 2020
    • Phim Đề án phát triển KH&CN
    • Phim KH&CN năm 2021
    • Phim KH&CN năm 2022
    • Phim KH&CN năm 2023
    • Phim KH&CN năm 2024
  • Liên hệ
  • IOFFICE
  • Home
    • Trang chủ
    • Giới thiệu Chức năng, Nhiệm vụ Các phòng ban
    • Đề tài-Dự án ĐT-DA đang tiến hành ĐT-DA đã đăng ký ĐT-DA đã ứng dụng
    • Tin tức-Sự kiện Quản lý ATBX & Hạt nhân Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thanh tra Hoạt động Đảng - Đoàn thể Thông báo Hoạt động Khoa học và Công nghệ Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo Tin cảnh báo TBT Phong trào thi đua “Đồng khởi mới”
    • Chuyên mục Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN Công nghệ mới và Tiềm lực KH&CN Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quản lý ATBX & Hạt nhân Thanh tra Khởi nghiệp - Đổi mới - Sáng tạo
    • Cây trái Bến Tre Cây dừa Cây bưởi da xanh Cây sầu riêng Cây chôm chôm Cây nhãn Các cây khác
    • Phim KH&CN Phim KH&CN năm 2018 Phim KH&CN năm 2017 Phim KH&CN năm 2019 Phim KH&CN năm 2020 Phim Đề án phát triển KH&CN Phim KH&CN năm 2021 Phim KH&CN năm 2022 Phim KH&CN năm 2023 Phim KH&CN năm 2024
    • Liên hệ
    • IOFFICE

Con kiến vương ăn phần nào của cây dừa?

Ngày đăng: 13-12-2012 | Chuyên mục: Câu hỏi - Giải đáp | Tác giả:

Hỏi:Xin cho tôi hỏi, con kiến vương ăn phần nào của cây dừa, sau khi đuông nở thành kiến thì mất bao lâu thì nó lại đẻ, xin cho biết cách phòng trừ nào hiệu quả nhất. Xin cám ơn.nguyen thanh van < maynganhuong@yahoo.com>Trả lời:Kiến vương (Oryctes rhinoceros Linne) là loài côn trùng gây hại trên cây dừa. Bạn cần phân biệt kiến vương và đuông dừa là 2 con khác nhau. Kiến vương gây hại giai đoạn thành trùng. Kiến vương đục vào phần mô mềm ở cuối bẹ lá dừa. Đối với cây dừa lớn, kiến vương tấn công vào bẹ lá ngọn và đỉnh tăng trưởng của cây dừa. Vì vậy, khi lá mọc ra có hình tam giác và lá chét bị cắt có hình răng lược. Kiến vương có tập tính ăn thêm rất mạnh và đọt dừa là món ăn khoái khẩu của chúng. Vị trí tấn công phổ biến là kẻ bẹ tàu dừa thứ 2-4. Nếu vị trí bị kiến vương đục vào càng thấp càng có nhiều lá bị hại, càng ảnh hưởng nhiều đến đỉnh sinh trưởng. Kiến vương cũng còn đục phá phần dưới của thân cây dừa, các vết thương này sẽ tiết ra mùi hấp dẫn các kiến vương khác tới tấn công cây dừa. Một cây dừa bị kiến vương tấn công, mùi dừa tỏa ra theo gió, kích thích đuông trưởng thành tìm đến đẻ trứng vào đó, vì thế trong một trong những biện pháp phòng trừ đuông dừa là phải tiêu diệt kiến vương. Ngoài ra, Kiến vương làm giảm mức độ sinh trưởng của hoa và trái. Kiến vương còn cắn phá bông mo, hoa dừa làm rụng hoa. Các vườn dừa non thường bị hại nhiều hơn những vườn dừa già.Vòng đời của con kiến vương trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Trứng: 7-18 ngày; Ấu trùng: 80-130 ngày; Nhộng: 14-29 ngày; Thành trùng có thể sống khoảng 4 tháng.* Biện pháp phòng trừ:- Con trưởng thành cái thường đẻ trứng trong những phần đã hoai mục của cây dừa như thân cây, gốc cây dừa bị đốn, trên các đống phân, các đống rác, gỗ mục, xác bã thực vật… đã và đang phân hủy vì thế nên vệ sinh vườn dừa, đốt bỏ những rác bẩn… để tiêu diệt nơi đẻ trứng của kiến vương.- Quan sát vườn dừa thường xuyên khi thấy có lổ đục là moi vào bắt kiến vương. - Làm hố bẩy: Rắc thuốc vào hố rác để tiêu diệt.- Rắc thuốc lưu dẫn vào trong lổ đục, bẹ lá, có thể trộn với mạt cưa để tăng sự hấp thu. - Treo thuốc lên ngọn. Dùng 100gr mạt cưa trộn thuốc Padan 95SP hoặc Basudin 10H cho vào túi vải đặt nách đọt dừa. Nguyễn Thị NguyệtChi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre

Tin tức khác cùng chuyên mục • Hỏi về điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ • Sở KH&CN Bến Tre có cho đăng ký thực hiện các đề tài khoa học hay không? • Tình hình ứng dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý môi trường nước ở Bến Tre như thế nào • Cho biết đậu móng chim tên khoa học là gì, hay còn gọi tên gì? • Cây bưởi có dấu hiệu xuất hiện các đốm vàng trên lá là bệnh gì? • Mô hình ủ phân vi sinh (từ nguồn phân bò, dê...) theo phương pháp mới • Dừa bên em lá và đọt bị quẹo ngang nguyên nhân là bị gì ạ • Hỏi về viết sáng kiến • Tư vấn chọn giống dừa • Trồng chanh chùm bông tím xen bưởi được không? • Trả lời bạn đọc về đăng ký bảo hộ độc quyền một nhãn hiệu cho một sản phẩm mới • Bệnh thối đọt trên dừa • Trả lời bạn đọc - Bệnh trên bưởi da xanh • Trả lời bạn đọc về mô hình trồng dừa trên đất cát • Trả lời bạn đọc về xịt thuốc hoặc đặt thuốc trên dừa Tìm
Dịch vụ công trực tuyến
  • Danh mục TTHC Sở KH và CN

Văn bản pháp quy
  • Văn bản cấp Tỉnh

  • Văn bản cấp Trung Ương

Trả lời bạn đọc
  • Câu hỏi - Giải đáp

Quy định xét sáng kiến
Biểu mẫu
  • Biểu mẫu KH và CN

Hợp chuẩn - Hợp Quy
  • Công bố hợp chuẩn

  • Công bố hợp quy

Chuyển đổi số
Hệ thống quản lý chất lượng
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
  • TIN TỨC MỚI CẬP NHẬT
  • Công nhận 22 doanh nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu địa phương

  • Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khai thác hiệu quả nguồn nước trong các giồng cát để cấp nước sinh hoạt vùng ven biển tỉnh Bến Tre và phụ cận”

  • Ra mắt ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại thành phố Hà Nội

  • Hỏi về điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ

  • Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển đổi số trong quản lý chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”

  • Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn có ứng dụng IoT để cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng bị xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre và một số tỉnh lân cận”

CHUYÊN MỤC

LIÊN KẾT WEBSITE Chọn đường dẫn liên kết Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bến Tre Cục Phát triển thị trường KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ Hệ thống thông tin KH&CN Phân tích thí nghiệm DOANH NGHIỆP KH&CN HỆ THỐNG PHẢN ÁNH - KIẾN NGHỊ

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BẾN TREĐịa chỉ: Số 280 đường 3 tháng 2, phường An Hội, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre | Điện thoại: 0275.3829365 | Fax: 0275.3823179Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre - Chịu trách nhiệm: Ông Lâm Văn Tân-Giám đốc Sở KH&CNSố giấy phép: 120/GP-BC Cấp ngày 09/05/2006. Cơ quan cấp phép: Cục báo chí Bộ Văn hóa Thông tin.Mọi thông tin xin liên hệ đơn vị quản lý website: Trung tâm Khoa học và Công nghệĐiện thoại: 0275.3827522 | Email: banbientap@dost-bentre.gov.vn | Website: www.dost-bentre.gov.vn

Từ khóa » Hình ảnh Con Kiến Dương