Dẫn Nhập Ê-sai - Tin Lanh

Facebook| YouTube| Simplified Piano| Thư viện sách| Đọc Kinh Thánh| Nhạc thờ phượng| Liên lạc| Give Thu hẹp Vui lòng đăng nhập và sử dụng điều hướng lối tắtKhông có tài khoản?Đăng ký

Tài khoản Ghi nhớ? Quên mật khẩu
Mật khẩu Đăng nhập Đăng ký
Lối tắt
  • ForumForum
  • Thánh Kinh
  • Phim
  • Download
  • MessengerX
  • Nhạc
  • Thư viện
  • ISOMNghe Trọn Bộ ISOM Mp3
  • Đời Sống SMNghe 100 Bài Đời Sống Sung Mãn
  • GiveDâng hiến cho công việc Chúa
  • Liên hệHỗ trợ 24/7
  • Simplified Piano
Tìm Tìm
Nghe đọc Kinh thánh, Giáo trình ISOM»Forum › Thư Viện Tin Lành › Sách Học Kinh Thánh › Dẫn Nhập KT 1 - Dẫn nhập Ê-sai Trở lại danh sách Đăng bài----- Tweet
Xem: 6002|Trả lời: 0 Dẫn Nhập KT 1 - Dẫn nhập Ê-sai [Lấy địa chỉ]
admin admin Offline Điểm59863 Xem chi tiết Thẻ IP Thẻ dò tìm Chọn nhanh Chủ nhà Đăng lúc 26-8-2011 20:44:32 | Chỉ xem của tác giả |Xem ngược lại |Chế độ đọc
Dẫn Nhập Kinh Thánh 1 Dẫn nhập Ê-sai Các niên đại A-mốt thành nhà tiên tri 760 TC Ô-sê thành nhà tiên tri 753 TC Mi-chê thành nhà tiên tri 742 TC Ê-sai thành nhà tiên tri 740 TC A-cha làm vua Giu-đa 735 TC Ô-sê làm vua Y-sơ-ra-ên 732 TC Y-sơ-ra-ên sa vào tay A-sy-ri 722 TC Ê-xê-chia làm vua Giu-đa 715 TC San-chê-ríp vây Giê-ru-sa-lem 701 TC Ma-na-se làm vua Giu-đa 697 TC Chức vụ của Ê-sai kết thúc: 681 TC Giô-si-a làm vua Giu-đa 640 TC Lời giới thiệu Ông từ từ đứng dậy, và đám quần chúng im lặng. Những người ở phía sau chồm tới, cố lắng tai nghe. Bầu không khí ngột ngạt. Ông cất tiếng, và những lời lẽ đã được chọn lọc cẩn thận bay nhanh ra như những mũi tên lao thẳng đến đích. Con người vĩ đại, người phát ngôn của Đức Chúa Trời, đang cảnh cáo... và lên án. Đám đông bỗng nhốn nháo -thay đổi vị trí, đưa cao nắm đấm, và lầu bầu. Một số người nhất trí với bức thông điệp của ông, gục gặc đầu, và lặng lẽ khóc. Nhưng số đông lộ vẻ tức giận, và bắt đầu hò hét, thốt ra những lời nhục mạ đe doạ. Đó là cuộc đời của một nhà tiên tri. “Chức vụ” tiên tri đã được thiết lập trong thời của Sa-mu-ên, là vị quan xét cuối cùng. Các nhà tiên tri đã đứng bên cạnh các thầy tế lễ, với tư cách những người đại diện cho Đức Chúa Trời. Vai trò của nhà tiên tri là thay mặt Đức Chúa Trời để lên tiếng, trực diện với dân chúng và các lãnh tụ của họ bằng các mệnh lệnh và lời hứa của Đức Chúa Trời. Do tư thế đối đầu này và xu hướng bất tuân lệnh Đức Chúa Trời của dân chúng, các nhà tiên tri chân chính thường không mấy được lòng người ta. Nhưng qua bức thông điệp của các vị, vốn thường chẳng được ai để ý, các vị đã trung tín và mạnh dạn tuyên rao chân lý (sự thật). Sách Ê-sai là quyển đầu tiên trong số nhiều tác phẩm của các nhà tiên tri trong Thánh Kinh, còn Ê-sai, trước giả sách ấy, đã đươc mọi người xem là nhà tiên tri vĩ đại nhất. Có lẽ ông được sinh ra từ một gia đình quý tộc và đã cưới một nữ tiên tri. Lúc bắt đầu chức vụ, ông vốn được mọi người yêu thích. Nhưng cũng như phần đông các nhà tiên tri, chẳng bao lâu, ông lại bị dân chúng oán ghét vì các thông điệp của ông trở thành khó nghe. ông kêu gọi dân sự hãy xây khỏi cuộc đời tội lỗi của họ và cảnh cáo họ về sự phán xét, trừng phạt của Đức Chúa Trời. Ê-sai đã có một chức vụ tích cực suốt 60 năm trước khi bị hành quyết dưới thời trị vì của Ma-na-se (theo truyền thuyết). Là sứ giả đặc biệt của Đức Chúa Trời cho xứ Giu-đa, Ê-sai đã nói tiên tri qua nhiều đời trị vì của các vua xứ ấy. Nhiều bức thông điệp của ông đã được ghi lại trong sách của ông dưới thời Ô-xia và Giô-tham, các chương 1-6, dưới thời A-cha, các chương 7-14, và dưới thời Ê-xê-chia các chương 15-39. Nửa phần đầu của sách Ê-sai (các chương 1-34) là những lời tố giác và công bố cháy bỏng khi ông kêu gọi dân Giu-đa, dân Y-sơ-ra-ên và các dân tộc chung quanh hãy ăn năn tội. Tuy nhiên, 27 chương cuối từ 40-66 lại đầy dẫy lời an ủi và hi vọng khi Ê-sai tiết lộ lời hứa của Đức Chúa Trời về các phước hạnh tương lai qua Đấng Mê-si-a của Ngài. Trong khi bạn đọc sách Ê-sai, hãy tưởng tượng về con người mạnh dạn và can đảm này của Đức Chúa Trời đang rao truyền Lời Ngài mà không chút sợ hãi, và hãy lắng nghe bức thông điệp của ông trong mối liên hệ với chính cuộc đời của bạn - về các vấn đề hồi tâm, ăn năn, và được đổi mới. Rồi hãy tin cậy vào sự cứu chuộc qua trung gian Chúa Cứu Thế, hãy vui mừng vì Cứu Chúa của bạn đã đến, và Ngài sẽ tái lâm. Các đặc điểm quan trọng: Chủ đích: Để kêu gọi dân Giu-đa hãy quay về với Đức Chúa Trời và nói về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua trung gian Đấng Mê-si-a. Trước giả: Nhà tiên tri Ê-sai, con trai A-mốt Niên đại viết sách: Các biến cố từ chương 1 đến 39 xảy ra trong giai đoạn Ê-sai thi hành chức vụ, do đó, có lẽ chúng đã được viết ra vào khoảng trước sau năm 700 TC. Tuy nhiên các chương 40-66 có lẽ đã được viết ra vào gần cuối cuộc đời ông, khoảng trước sau năm 681 TC Bối cảnh: Ê-sai đã nói tiên tri và viết sách chủ yếu là tại Giê-ru-sa-lem. Câu chìa khoá: EsIs 53:5 Các nhân vật chính: Ê-sai, hai con trai ông là Sê-a-gia-súp và Ma-he-sa-la-hát-bát. Những nét đặc trưng: Sách Ê-sai được viết vừa bằng văn xuôi vừa bằng thơ, và dùng phương pháp nhân cách hoá (gán các phẩm chất của con người cho các thần linh hoặc các đồ vật bất động, vô tri vô giác). Nhiều lời tiên tri của Ê-sai còn là những lời tiên báo, cho biết trước một biến cố sắp xảy đến, đồng thời cũng là một biến cố của một tương lai hãy còn xa. Bố cục: A. Những lời phán xét (1:1-39:8) 1. Tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa 2. Lời phán xét chống lại các dân tộc ngoại đạo 3. Chủ đích của Đức Chúa Trời trong việc phán xét 4. Các niềm hi vọng đúng và sai của Giê-ru-sa-lem 5. Các biến cố trong đời trị vì của Ê-xê-chia Trong số 39 chương sách thuộc nửa phần đầu của sách Ê-sai nói chung, mang bức thông điệp về sự phán xét đối với tội lỗi. Ê-sai đem bức thông điệp phán xét đến cho các nước Giu-đa, Y-sơ-ra-ên, và các dân tộc ngoại đạo chung quanh. Giu-đa có một hình thức tin kính đạo đức, nhưng lòng họ thì đã bị băng hoại. Những lời cảnh cáo của Ê-sai có ý định thanh tẩy dân sự bằng cách giúp họ hiểu rõ bản tính chân chính của Đức Chúa Trời và thông điệp của Ngài. Tuy nhiên, họ đã bỏ qua, chẳng đếm xỉa gì đến những lời cảnh cáo cứ được nhắc đi nhắc lại mà Ê-sai đã đem đến. Chúng ta không cần phải tái phạm các sai lầm của họ mà trái lại, phải quan tâm lắng nghe tiếng nói tiên tri. B. Những lời an ủi (40:1-66:24) 1.Dân Y-sơ-ra-ên được giải thoát khỏi cảnh lưu đày 2. Đấng cứu chuộc trong tương lai 3. Vương quốc tương lai Trong 27 chương thuộc nửa phần thứ hai của sách Ê-sai nói chung, đem đến một bức thông điệp về sự tha tội an ủi, và hi vọng. Bức thông điệp về hi vọng này hướng tới Đấng Mê-si-a sắp giáng lâm. Ê-sai nói về Đấng Mê-si-a nhiều hơn bất cứ một nhà tiên tri nào khác của Cựu ước. Ông mô tả Đấng Mê-si-a vừa là một người đầy tớ thống khổ, đồng thời cũng là một vị Chúa tể. Sự kiện Đấng Mê-si-a sẽ vừa là một đầy tớ thống khổ vừa là một vị Chúa tể rât khó có thể được quán triệt trước thời Tân ước. Căn cứ vào những gì Chúa Cứu Thế Giê-xu đã làm, Đức Chúa Trời đã ban sự tha tội vô điều kiện cho tất cả những ai lấy đức tin quay về với Ngài. Đây là bức thông điệp đầy an ủi cho chúng ta, vì những người chú ý đến nó sẽ tìm được sự bình an và được thông công đời đời với Ngài. Các đại đề mục: [td Luận đề: Sự thánh khiết Phần giải thích: Đức Chúa Trời vốn được tôn cao trên mọi loài thọ tạo của Ngài. Sự toàn thiện toàn hảo của Ngài tương phản rõ rệt với thói gian ác của các dân các nước. Đức Chúa Trời vốn toàn thiện và vô tội trong mọi động cơ và hành động của Ngài, cho nên Ngài nắm trọn quyền cai trị kiểm soát quyền năng, sự phán xét, tình yêu và đức khoan hồng của mình. Bản tính thánh khiết của Ngài là thước đo tính đạo đức của chúng ta. Tầm quan trọng: Vì Đức Chúa Trời vô tội, chỉ một mình Ngài mới có thể giúp được cho chúng ta - vốn đầy tội lỗi. Chúng ta xem Ngài là Đấng cầm quyền tối cao và toàn thiện toàn hảo, là điều phải lẽ mà thôi. Chúng ta không bao giờ nên đối xử với Đức Chúa Trời như với một người ngang hàng hay tầm thường. Chỉ một mình Ngài mới đáng cho chúng ta hiến thân phục vụ và ca ngợi tán tụng. Ngài bao giờ cũng thành tín, tốt bụng và công bằng. Luận đề: Sự hình phạt Phần giải thích: Vì Đức Chúa Trời thánh khiết, Ngài đòi hỏi người thuộc về Ngài phải đối xử công bằng với người khác. Ngài đã phán sẽ trừng phạt dân Y-sơ-ra-ên, dân Giu-đa, và các dân tộc khác vì tội bất trung, vô đạo và thờ thần tượng. Đức tin thật đã thánh hoá thành thói kiêu ngạo dân tộc và các nghi lễ tôn giáo rỗng tuếch. Tầm quan trọng: Chúng ta chỉ phải tin cậy vào một mình Đức Chúa Trời mà thôi, và thi hành trọn vẹn các mệnh lệnh của Ngài. Chúng ta không thể quên mất công lý, cũng không thể nhượng bộ thói vị kỷ. Nếu chúng ta tự làm cho mình cứng lòng đối với thông điệp của Đức Chúa Trời, chắc chắn Ngài sẽ trừng phạt chúng ta. Luận đề: Sự cứu rỗi Phần giải thích: Vì sự phán xét đã sắp đến của Đức Chúa Trời, chúng ta cần một vị cứu tinh (Cứu Chúa). Nếu không có sự trợ giúp của Đức Chúa Trời, sẽ chẳng có một người nào hoặc dân nào có thể được cứu rỗi cả. Sinh tế (sự hi sinh) trọn vẹn của Chúa Cứu Thế vì tội lỗi chúng ta đã được sách Ê-sai báo trước và tả vẽ. Tất cả những người tin cậy Đức Chúa Trời đều có thể đã được giải thoát khỏi tội lỗi mình và được Ngài phục hồi địa vị cho. Tầm quan trọng: Chúa Cứu Thế đã chịu chết để cứu chúng ta khỏi tội. Chúng ta vốn không thể tự cứu lấy mình. Ngài sẵn sàng cứu rỗi tất cả những người xây bỏ tội lỗi mình và đến với Ngài. Sự cứu rỗi chỉ đến từ một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Cho dù có bao nhiêu công đức cũng không thể chiếm đoạt, mua chuộc được nó. Luận đề: Đấng Mê-si-a Phần giải thích: Đức Chúa Trời sẽ sai Đấng Mê-si-a đến để cứu dân Ngài. Ngài sẽ thiết lập vương quốc cho riêng mình với tư cách Chúa Bình An thành tín, cai trị bằng sự công chính. Ngài sẽ đến với tư cách Chúa tể, nhưng Ngài cũng sẽ làm như thế với tư cách một tên đầy tớ chịu chết đi để cất hết mọi tội lỗi. Tầm quan trọng: Chúng ta phải đặt lòng tin vào Đấng Mê-si-a chứ không phải là vào chính mình hay bất kỳ một dân tộc hoặc thế lực nào, ngoài việc tin Ngài ra thì chẳng còn có hi vọng nào khác. Hãy tin cậy trọn vẹn vào Chúa Cứu Thế, và để Ngài cai trị đời sống bạn với tư cách vị Chúa tể. Luận đề: Hi vọng Phần giải thích: Đức Chúa Trời hứa an ủi, giải cứu và phục hồi địa vị cho chúng ta trong vương quốc tương lai của Ngài. Đấng Mê-si-a sẽ cai trị trên những người tận trung theo Ngài trong đời hầu đến. Chúng ta sở dĩ có thể hi vọng vì Chúa Cứu Thế sắp tái lâm. Tầm quan trọng: Chúng ta có thể được trở nên mới vì có sự khoan hồng cho những người biết ăn năn. Cho dù tình trạng của chúng ta có tuyệt vọng đến đâu, hay thế giới của chúng ta có gian ác tới đâu, chúng ta vẫn phải tiếp tục sống như những người tận trung với Đức Chúa Trời, hi vọng vào sự tái lâm của Ngài.
Yêu thích Theo dõi Chia sẻ Bộ sưu tập
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Trở lại danh sách Đăng bài
Soạn thảo đầy đủ B Color Image Link Quote Code Smilies Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm Gửi trả lời Trả lời người theo dõi Đăng xong trở về trang đầu

Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 27-11-2024 01:30 AM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách

Từ khóa » Bố Cục Sách ê-sai