Danh Sách đồ Dùng Chuẩn Bị Khi Sinh Và Cho Em Bé - Bobby

Danh sách đồ dùng chuẩn bị khi sinh và cho em bé cơ thể mẹ

Danh sách đồ dùng cần chuẩn bị khi sinh để mang vào viện khi sinh

Mẹ nên bắt đầu chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ khoảng tuần 28, đến khi thai được khoảng 35 tuần là vừa chuẩn bị xong. Sau đó mẹ cho tất cả vào giỏ xách, để gọn ở một nơi trong phòng. Tại bệnh viện nơi đăng ký sinh sẽ có danh sách các vật dụng cần chuẩn bị, vì vậy, mẹ có thể tham khảo danh sách này để chuẩn bị cho thật đầy đủ.

Ngoài ra, để phòng trường hợp không may phải nhập viện khẩn cấp do sinh non… mẹ nên cho bố biết danh sách các đồ dùng đã chuẩn bị.

Các vật dùng cần thiết khi làm thủ tục nhập viện:

  • Sổ tay sức khỏe mẹ và bé
  • Thẻ bảo hiểm y tế
  • Phiếu khám

Những đồ dùng cần thiết khi nhập viện

▽Những đồ dùng này,thông thường bệnh viện sẽ phát. Tuy nhiên, mỗi bệnh viện sẽ khác nhau nên tốt nhất mẹ nên tìm hiểu trước.

※ Các bà mẹ đã sinh con đánh giá mức độ cần thiết của các đồ dùng (điểm tuyệt đối là 5 điểm).

Pijama hoặc quần áo mặc ở nhà

Vào ngày sự kiến sinh nên mở sẵn cúc áo▽

Áo choàng

Tùy theo từng mùa

Quần lót sau sinh

Chọn đồ có thể đóng mở được phần đũng. Trong thời gian nằm viện, nên sử dụng loại dùng 1 lần cho tiện. ▽

Miếng lót, băng vệ sinh dùng phòng khi bị són tiểu

Băng vệ sinh cỡ lớn, bỉm cỡ lớn

Phòng trường hợp bệnh viện không cung cấp đủ

Bông sạch

Cần dự phòng vì bệnh viện thường không cung cấp ▽

Áo lót dùng cho con bú/áo half top

Có cả loại dùng được từ trước khi sinh. Nên dùng loại áo lót cho bà bầu có thể đóng mở được.

Miếng lót thấm sữa

Trong thời gian nằm viện, nên sử dụng loại dùng 1 lần cho tiện.

Đai quấn bụng

Đai nịt bụng sau sinh

Cần dự phòng vì bệnh viện thường không cung cấp ▽

Khăn

Dùng để rửa mặt. Chuẩn bị cả khăn tắm.

Dụng cụ rửa mặt

Cần cả dầu gội, dầu xả. Nên chuẩn bị cả máy sấy phòng trường hợp bệnh viện không đầy đủ tiện nghi.

Mỹ phẩm chăm sóc da cơ bản

Trong thời gian nằm viện, có những bệnh viện chỉ cho phép dùng các đồ mỹ phẩm cơ bản, không được trang điểm.

(Nên dùng sản phẩm dành cho bé, cũng rất tốt cho làn da của mẹ)

Dụng cụ bấm móng tay cho bé

Móng tay, móng chân em bé thường mọc nhanh.

Dép/tất

Khi nằm viện, giữ cho chân không bị lạnh. Nên đi tất cao cổ.

Cốc, bát đĩa

Giấy ướt, túi đựng rác

Tiền lẻ, thẻ điện thoại.

Đồng hồ

Có kim giây. Dùng để đếm giây khi luyện hít thở.

Bút viết

Để có thể ghi lại nhật ký cho em bé.

Máy ảnh hoặc máy quay

Để chụp các bức ảnh đẹp của bé.

Ống hút

Để có thể vừa nằm vừa uống.

Khăn xô

Cần một vài cái để dùng cho bé.

Khăn kích thước bằng tay

Lời khuyên của các bà mẹ đã sinh về việc chuẩn bị vật dụng cần thiết khi nằm viện

  • “Những đồ dùng như Pijama, áo choàng, khăn, dép, bát đũa có thể thuê hoặc mượn ở bệnh viện, nên không cần phải chuẩn bị trước. Đồng thời, trong bộ đồ dùng do bệnh viện phát có cả các loại miếng lót, quần lót sau sinh, nên về cơ bản cũng không cần chuẩn bị. Nếu không đủ dùng thì có thể mua ở trong viện, tuy nhiên, chuẩn bị trước sẽ tốt hơn”.
  • “Pijama và áo con dùng cho con bú (+ miếng lót) là những vật dụng bắt buộc phải chuẩn bị. Những vật dụng này sẽ cần thiết khi cho con bú và cũng rất tiện khi vắt sữa”.
  • “Tôi có chuẩn bị sẵn băng vệ sinh dùng cho ban đêm. Nhưng vì sản dịch ra quá nhiều nên tôi phải mua băng vệ sinh tại bệnh viện. Đồ mua trong viện khá đắt, vì vậy, tốt nhất bạn nên chuẩn bị nhiều vì không thể biết chính xác lượng sản dịch tiết ra”.
  • “Bạn nên dùng tất xù, loại dùng khi đi ngủ. Khi tôi sinh con đầu, khoảng 3 ngày sau khi sinh chân tôi rất to. Vì thế, khi sinh con thứ hai, tôi đã sử dụng loại tất này, nó khiến chân tôi thoải mái hơn”.
  • “Tôi đã rất hối hận vì không mang theo máy quay. Tôi nghĩ trong thời gian ngắn thì chỉ cần máy ảnh hoặc dùng điện thoại di động là được, hóa ra không đủ. Khi con chào đời, chúng ta ai mà chẳng muốn quay lại tất cả hình ảnh của con, phải không các mẹ!”.
  • “Tôi khuyên nên dùng loại bình có ống hút đi kèm. Vì bạn có thể uống được bất cứ lúc nào, kể cả khi đang đau chuyển dạ, sau khi sinh hay lúc cho con bú vào ban đêm…”.
  • “Có thể nhiều bệnh viện có sẵn gối hình bánh donut, tuy nhiên bạn vẫn nên chuẩn bị trước vì nó rất cần thiết, nếu không có là cả một vấn đề lớn đấy”.
  • “Nếu bạn sinh lần đầu thì nên chuẩn bị gối để cho con bú, như vậy sẽ dễ cho bú hơn vì bạn không thể cho bú khéo ngay trong lần đầu được”.

Vật dụng cần thiết khi ra viện

Áo, váy cho em bé

Bỉm cho bé

Khi nằm viện sẽ được phát, nhưng vẫn cần chuẩn bị thêm ▽

Chăn quấn cho bé

Dùng để quấn bé tùy theo thời tiết. Có thể dùng khăn tắm cũng được.

Đồ mặc cho mẹ khi ra viện

Nên mặc đồ rộng rãi sẽ dễ chịu hơn.

Đai địu bé, xe nôi, ghế cho bé

Dùng đồ thích hợp tùy theo phương tiện về nhà.

Nên lựa chọn đồ có thể dùng được ngay cho bé sơ sinh.

Chi phí nằm viện

Vì là số tiền lớn nên hãy để cho bố bé mang tới khi làm thủ tục ra viện.

Lời khuyên của các bà mẹ đã sinh về việc chuẩn bị vật dụng cần thiết khi ra viện

  • “Bạn nên có váy choàng cho bé. Đó sẽ là một kỷ niệm rất đẹp đấy”.
  • “Vì tôi nằm viện lâu, nên phải mua thêm bỉm cho bé. Số lượng bỉm tôi chuẩn bị sẵn chỉ đủ dùng cho số ngày nằm viện thông thường, nên tôi đã phải mua thêm với giá khá đắt”.
  • “Lúc ra viện, tôi vẫn chưa bế thạo, nên tôi đã quấn con trong khăn choàng, như vậy giúp tôi bế bé dễ dàng hơn. Nó đã trở thành vật kỷ niệm đầu tiên khi bé yêu chào đời”.
  • “Tôi đã chuẩn bị sẵn váy bầu lúc mang thai 5-6 tháng để mặc khi ra viện, thế nhưng lúc ra viện bụng vẫn còn rất to, nên mặc không vừa. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị đồ rộng hơn một chút.”
  • “Tôi đã đặt mua ghế dành cho em bé, nhưng vì sinh sớm hơn dự kiến 10 ngày nên hàng không kịp chuyển tới…thế là tôi đã phải về bằng xe taxi”.

Đồ dùng chuẩn bị khi sinh cho bé

Khoảng tuần 20 - 35 bạn nên bắt đầu chuẩn bị các đồ dùng để chăm bé. Hãy lên danh sách đồ nào có sẵn ở nhà, có thể thay thế bằng vật dụng khác, cần phải mua, có thể thuê, đồ nào được tặng, đồ nào xin được…

Đồ lót, quần áo trẻ em

△Không phải là đồ bắt buộc

◇Đồ sau khi sinh sắm cũng được

※ Mức độ đánh giá sự cần thiết của các vật dụng qua ý kiến của các mẹ đã sinh con, điểm tuyệt đối là 5 điểm

Quần áo ngắn

Quần áo dài

Váy choàng cho bé

Áo liền quần

Khăn choàng (để quấn bé)

Có thể dùng khăn dày cũng được. Dùng khi bế bé hoặc khi cho bé bú.

Dùng đến khi bé được một tuổi. Cần có để bảo vệ bé tránh khỏi tia cực tím.◇

Yếm dãi

Thường được tặng ◇

Tất

Thường được tặng ◇

Bao tay cho bé

Để giúp bé không cào xước mặt bằng móng tay của mình. △◇

Giặt quần áo

Lời khuyên của các bà mẹ đã sinh về việc chuẩn bị trang phục cho bé

  • “Những vật dụng như đồ lót, áo liền quần cần phải chuẩn bị đầy đủ để có thể thay giặt hàng ngày. Tuy nhiên, bé đầu lòng của tôi là con trai, nên hay bị trào bỉm, phải thay rất nhiều quần. Nhưng bé thứ hai là con gái nên hầu như không phải thay nhiều, mà chỉ thay lúc tắm. Vì vậy, nên chuẩn bị đồ dùng thích hợp tùy theo giới tính của bé.”
  • “Mũ với quần áo dài tay hầu như tôi không dùng tới. Vì đồ dài tay mặc rất bất tiện lúc mới sinh. Tôi sinh vào mùa hè nên mũ thóp cũng gần như không cần. Thay vào đó, mũ để chống tia cực tím thì lại có ích hơn”.
  • “Bạn nên dùng áo liền quần cho bé sơ sinh có màu và cúc bấm của hãng Bellemaison vì loại này rất bền màu, khi con tôi được 6 tháng tuổi mà vẫn mặc được. Mặc dù không phải là hàng hiệu nhưng là đồ cotton hữu cơ, nên rất tốt cho da và dễ giặt”.
  • “Bạn nên dùng quần áo sơ sinh có cúc bấm của hãng Combimini. Khi cho bé mặc đồ mà phải buộc nhiều chỗ thì sẽ rất vất vả, vì vậy nếu dùng loại có cúc bấm, miếng dính thì sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều”.
  • “Có thể dùng đồ áo liền quần. Vì bé rất hay vận động, nếu mặc quần riêng, áo riêng thì rất dễ bị hở. Còn áo liền quần thì phần chân được cố định bằng cúc nên không bị hở, rất dễ dùng. Tôi hầu như không dùng quần riêng, áo riêng mà toàn dùng đồ áo liền quần.”
  • “Vì bao tay rất dễ bị rơi ra nên mùa hè tôi thường không dùng, còn mùa đông thì chỉ cần cho bé mặc trang phục có tay dài một chút là có thể che được phần tay của bé, nên không cần đến bao tay. Yếm thì tới khi bé bắt đầu có nước dãi, tức là khoảng 4 tháng sau khi sinh thì tôi mới bắt đầu dùng”.
  • “Tôi không đeo bao tay cho con nên bé đã tự cào xước mặt. Biết thế tôi đã đeo bao tay cho con rồi.”
  • “Tôi được mẹ cho chăn để quấn bé nhưng hầu như tôi không dùng tới. Mặc dù chăn rất ấm và tốt nhưng phần chân giống túi ngủ, lại không tách ra được, lúc địu bé, đặt bé ngồi trong xe đẩy và ngay cả khi cho bé ngồi ghế cũng không vừa. Vì vậy, nó không được thuận tiện lắm… ”
  • “Khăn choàng len rất tiện, dùng vào việc gì cũng được. Vì tôi sinh vào mùa đông nên dùng được cả lúc cho bé bú, lúc ngủ dậy, dùng để phủ chân… đến giờ tôi vẫn còn dùng được.”
  • “Với các em bé sinh vào mùa đông thì nên có túi ngủ (sleeper). Vì khi thay bỉm cho bé vào những ngày trời lạnh, bạn có thể để nguyên mà thay, rất tiện lợi.”

Cho con bú

△Không phải là đồ bắt buộc

◇Đồ sau khi sinh sắm cũng được

※ Mức độ đánh giá sự cần thiết của các vật dụng qua ý kiến của các bà mẹ đã sinh con, điểm tuyệt đối là 5 điểm

Bình sữa

Tùy vào tình trạng sữa của mẹ và sức bú của em bé.

Núm sữa

Tùy vào tình trạng sữa của mẹ và sức bú của em bé.

Sữa bột

Ngoài hộp to còn có hộp nhỏ, có cả loại sữa thanh rất tiện để mang theo.

Tùy vào tình trạng sữa mẹ và sức bú của bé.

Kéo dùng cho bình sữa

Có thể dùng kẹp hoặc đũa thay thế. △◇

Nước rửa bình

Có thể dùng nước rửa chén thông thường cũng được. △◇

Bình sữa

Tùy vào tình trạng sữa của mẹ và sức bú của em bé.

Núm sữa

Tùy vào tình trạng sữa của mẹ và sức bú của em bé.

Sữa bột

Ngoài hộp to còn có hộp nhỏ, có cả loại sữa thanh rất tiện để mang theo.

Tùy vào tình trạng sữa mẹ và sức bú của bé.

Kéo dùng cho bình sữa

Có thể dùng kẹp hoặc đũa thay thế. △◇

Nước rửa bình

Có thể dùng nước rửa chén thông thường cũng được. △◇

Dụng cụ khử trùng bình sữa

Bình pha sữa công thức

Cọ rửa bình sữa

Dùng cọ rửa cốc cũng được. △◇

Túi đựng bình

Xem tình hình rồi quyết định. △◇

Dụng cụ vắt sữa

Tùy vào tình trạng sữa mẹ và sức bú của bé.△◇

Miếng lót thấm sữa

Xem tình hình rồi quyết định. △◇

Dụng cụ bảo quản sữa mẹ

Khi cần phải vắt sữa ra. △◇

Gối tựa cho bú

Áo choàng cho con bú

Lời khuyên của các bà mẹ đã sinh về việc chuẩn bị cho con bú

  • “Tôi nghĩ rằng bình nhựa vừa nhẹ vừa khó vỡ lại dễ mang theo nên tôi đã mua, nhưng khi đổ nước sôi vào thì mãi không nguội! Nếu như bạn không có sẵn dụng cụ làm nguội sữa thì thực sự rất là bất tiện. Tôi thì chủ yếu dùng sữa mẹ vắt ra, còn khi pha sữa công thức bằng nước nóng thì tôi phải dùng dụng cụ làm nguội sữa.”
  • “Tôi đã mua sẵn một cái bình sữa, nhưng ban đầu sữa mẹ tiết ra không nhiều nên tôi không có bình pha sữa để dùng luôn phiên theo thời gian cách 3 tiếng một lần. Vì vậy, tôi đã phải mua thêm để có đủ 2 bình”.
  • “Vì cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nên tôi hầu như không dùng bình sữa. Tôi chỉ dùng để cho con uống siro thôi. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chỉ cần mua đồ dùng ở mức tối thiểu, nếu thiếu thì bạn có thể mua thêm cho đủ. Còn sữa bột thì khi ra viện cũng được tặng hàng mẫu, nên cũng không cần phải chuẩn bị trước.”
  • “Tôi khử trùng bình sữa cho bé bằng lò vi sóng. Vì nếu dùng dung dịch khử trùng thì phải ngâm khoảng 1 tiếng, còn nếu đun sôi thì đun xong bình sữa sẽ rất nóng, không thể dùng được ngay.”
  • “Sau khi ra viện, tôi đã dùng ngay máy vắt sữa, nhưng tôi lại không thể tự đi mua được nên đã phải nhờ mẹ tôi. Mặc dù không bắt buộc, nhưng tốt nhất vẫn nên tìm hiểu và chuẩn bị trước”.
  • “Tôi nghĩ không cần miếng lót thấm sữa nếu như sữa không tiết ra quá nhiều, nên trước khi sinh tôi đã không chuẩn bị. Thế nhưng khi cơ thể mẹ đã ổn định, sữa tiết ra nhiều … có khi chỉ cần nghe thấy tiếng bé khóc là sữa đã chảy ra, rất khổ”.
  • “Khi mang thai, tôi hoàn toàn không nghĩ tới việc dùng gối cho con bú. Nhưng sau khi sinh, không có gối cho con bú hóa ra rất bất tiện, dù có xếp gối để ở dưới chân thì cũng vẫn khó cho con bú. Gối cho con bú còn có thể dùng làm gối ôm trong lúc mang thai vì vậy, bạn nên chuẩn bị càng sớm càng tốt”.
  • “Tôi đã không mua áo choàng sau sinh, nên khi đi ra ngoài chỉ khoảng 3 tiếng thôi mà đã căng sữa, rất khó chịu. Sau khi sinh rất khó đi ra ngoài mua, nên tôi đã phải nhờ người khác mua hộ”.
  • “Áo lót cho con bú rất tiện. Khi đi ra ngoài, đặc biệt là vào mùa đông, nếu chỉ mặc áo ngoài là áo cho con bú, còn bên trong là áo lót thông thường thì phải vén áo ngực bên trong lên mới cho bú được, rất khó chịu”.
  • “Có bình đun nước rất tiện. Vì lúc nào cũng có ngay nước nguội và nước nóng để pha sữa, trong thời kỳ cho con bú cũng dễ dàng lấy nước uống khi bạn khát.”

Cho bé ngủ

△Không phải là đồ bắt buộc

◇Đồ sau khi sinh sắm cũng được

※ Các bà mẹ đã sinh con đánh giá mức độ cần thiết của các đồ dùng (điểm tuyệt đối là 5 điểm).

Giường cho bé

Có thể thuê, mượn. △

Bộ chăn đệm

Nên chọn loại hơi cứng.

Chăn dày

Chăn mỏng

Dùng khi ngủ trưa hoặc để điều chỉnh nhiệt độ.

Chăn lông

Chăn bông

Có thể thay bằng khăn tắm.

Miếng lót chống thấm

Nên có 1 cái cho yên tâm.

Gối

Có thể gấp khăn lại để dùng thay gối. △

Ghế nằm cho em bé (Ghế em bé)

△◇

Kinh nghiệm của những bà mẹ đã sinh về việc chuẩn bị cho bé ngủ

  • “Giường cho bé, bạn nên chọn loại có chiều cao vừa tầm để bạn có thể đứng thay bỉm cho bé một cách thoải mái mà không bị mỏi lưng”.
  • “Tôi đã không dùng tới giường dành cho em bé… Vì con tôi phải có mẹ nằm bên cạnh mới ngủ… Giường đó tôi dùng để đựng đồ…”
  • “Tôi hối hận vì đã không chuẩn bị chăn đắp để thay đổi cho bé. Lúc đầu tôi thay bỉm cho bé còn chưa thạo, mà bé nhà tôi là con trai nên khi chưa kịp đóng bỉm thì đã tè tung tóe! Tôi đã bị nhiều lần như thế”.
  • “Khi chuẩn bị đồ, tôi đã mua một bộ chăn nệm có gối đi kèm, nhưng sợ bé khó thở nên tôi không dùng. Khi em bé ngủ, bé hay lẫy và xoay tứ tung nên cũng không thể để đầu bé lên gối được.”
  • “Giá mà tôi chuẩn bị trước gối donut thì hay biết mấy. Lúc mới sinh thì chưa cần thiết, nhưng nếu ko có mà bạn lại cứ lấy khăn để dùng thay gối thì sẽ làm em bé bị nghẹo đầu”.
  • “Bạn nên mua ghế nằm cho bé. Vì nhà tôi nuôi thú ở phòng khách nên không thể để bé nằm ngủ ở chỗ thấp được, còn nếu đặt giường cho bé thì phòng lại chật, lúc đó ghế nằm cho bé sẽ giải quyết được mọi khó khăn!”
  • “Bạn nên chuẩn bị ghế có thể điều chỉnh độ cao thấp. Tụi trẻ nhà tôi thường dùng ghế này để ngủ, rất tiện. Bây giờ tôi vẫn dùng để làm ghế được”.
  • “Tôi không biết liệu có thể tính vào nhóm đồ liên quan tới việc cho bé ngủ hay không, nhưng tôi đã sử dụng rất nhiều miếng lót thấm mồ hôi lưng cho bé vào mùa hè. Bạn nên dùng vì không cần phải lau mồ hôi, mà cũng không phải thay quần áo cho bé”.

Thay bỉm cho bé

△Không phải là đồ bắt buộc

◇Đồ sau khi sinh sắm cũng được

※ Các bà mẹ đã sinh con đánh giá mức độ cần thiết của các đồ dùng (điểm tuyệt đối là 5 điểm).

Tã vải

Dùng 1 cái khi bé mới sinh. △

Quần bỉm

1 cái 60cm △

Bỉm giấy

1 túi dùng cho trẻ sơ sinh

Giấy ướt

Lót bỉm

Dễ giặt. △◇

Thùng để bỉm

Nếu trong nhà có sẵn thùng có nắp thì tận dụng. Nên chuẩn bị một cái để đựng bỉm. ◇

Bột giặt

Nên chuẩn bị sẵn sẽ hơn. △◇

Tấm đệm thay bỉm

Kinh nghiệm của những bà mẹ đã sinh về việc chuẩn bị thay bỉm cho bé

  • “Khi sinh con đầu lòng, tôi đã dùng tã vải nhưng không ổn vì dễ bị lệch. Vì vậy, từ bé thứ 2, tôi chỉ dùng quần đóng bỉm. Tôi nghĩ không cần dùng tã vải”.
  • “Tôi nghĩ không cần dùng nhiều giấy ướt nên chỉ chuẩn bị một ít, nên khi ra viện bị thiếu, phải đi mua tiếp”.
  • “Tôi mua tấm lót thay bỉm nhưng đã không dùng tới vì tôi trải mền bông để lót khi thay bỉm”.
  • “Khi cho bé đi chơi, chỗ đó chỉ có mỗi một nhà vệ sinh nhưng lại không được sạch sẽ lắm, giá mà lúc đó tôi có tấm lót thay bỉm cho bé thì tốt biết mấy”.
  • “Tôi hối hận vì đã không mua hộp giấy ướt có nắp. Vì cho dù bạn có gói gọn tới đâu thì giấy vẫn dễ bị khô”.
  • “Trẻ sơ sinh hay phải đi khám, do đó bạn nên dùng túi nilon khử mùi để đựng bỉm, vì khi thay ra sẽ rất tiện, bạn có thể cầm đi mà không phải lo lắng tới việc nó bốc mùi ra xung quanh”.
  • “Nếu có bình xịt kiểu phun sương thì tốt quá. Vì rất tiện khi vệ sinh cho bé ”.

Đồ dùng nhà tắm, vệ sinh

△Không phải là đồ bắt buộc

◇Đồ sau khi sinh sắm cũng được

※ Các bà mẹ đã sinh con đánh giá mức độ cần thiết của các đồ dùng (điểm tuyệt đối là 5 điểm).

Chậu tắm cho bé

Có thể thuê

Khăn tắm

Khăn to sẽ dễ dùng hơn.

Khăn xô

Có thể dùng để lau ngực… rất tiện.

Nhiệt kế

Bông sạch

Dùng để lau mặt, lau mông em bé, lau đầu ti trước khi cho bé bú.

Nhiệt kế dùng cho bé

Bấm móng tay cho bé

Đồ chuyên dụng cho bé sẽ dễ dùng và an toàn hơn.

Bông tăm cho bé

Sữa tắm cho bé

Loại bọt sẽ tiện hơn

Dầu gội cho bé

Dầu xoa cho bé

Kem, sữa dưỡng da cho bé

Kem chống nẻ cho bé

Phấn rôm cho bé

△◇

Dụng cụ hút nước mũi

△◇

Lược cho bé

△◇

Kinh nghiệm của những bà mẹ đã sinh về việc chuẩn bị đồ vệ sinh và đồ tắm cho bé

  • “Nếu mua chậu tắm cho bé để dùng khi về quê, theo tôi bạn nên mua loại có thể bơm không khí vào.”
  • “Tôi đã không dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước nóng vì ở bình đun nước cũng có chỉ định nhiệt độ và có thể kiểm tra được bằng tay. Nhiệt kế đó bây giờ tôi dùng làm đồ chơi cho bé khi tắm.”
  • “Để đo thân nhiệt của bé, theo tôi nên dùng loại đo nhanh vì em bé rất hiếu động”.
  • “Con tôi trong thời gian ở viện đã có móng tay. Vì vậy, việc cắt móng tay cho bé rất quan trọng để giữ cho bé không làm xước mặt. Móng tay bé mọc khá nhanh nên cần phải chuẩn bị sẵn bấm móng tay”.
  • “Về dầu tắm, bệnh viện nơi tôi sinh nói là không cần, nên tôi đã không dùng mà cất trong ngăn tủ.”
  • “Tôi đã mua dầu tắm cho bé, nên tôi đã không mua sữa tắm cho bé. Nhưng có những vết bẩn mà dầu tắm không thể nào làm sạch hết được, lúc đó tôi nghĩ, giá mà tôi chuẩn bị sữa tắm cho bé ngay từ đầu thì tốt biết mấy”
  • “Tôi đã dùng xà bông để tắm và gội đầu cho bé, nhưng sau đó xuất hiện nhiều nốt mẩn trên da đầu. Tôi phải bôi thuốc da liễu cho bé mới khỏi. Sau đó, tôi chuyển sang dùng dầu gội thì không còn xuất hiện hiện tượng đó nữa, giá mà tôi chuẩn bị dầu gội cho bé ngay từ đầu thì có phải tốt hơn không”.
  • “Lúc mới sinh, em bé có nước mũi ở sâu bên trong, có vẻ rất khó chịu, giá mà có dụng cụ hút nước mũi thì tốt biết mấy vì bông tăm không lấy ra được. Lúc đó tôi lại không thể đi mua được, nên cảm thấy rất sốt ruột.”
  • “Tôi đã mua dụng cụ hút nước mũi nhưng bé chống cự rất mạnh, gào khóc ầm ĩ làm cho nước mũi càng chảy ra”.
  • “Tôi đã không dùng lược cho bé. Vì tóc bé không bị rối nhiều, ngoài ra, bé toàn nằm nên cũng không lo việc tóc bị rối.”

Đồ dùng khi đi ra ngoài, đồ chơi

△Không phải là đồ bắt buộc

◇Đồ sau khi sinh sắm cũng được

※ Các bà mẹ đã sinh con đánh giá mức độ cần thiết của các đồ dùng (điểm tuyệt đối là 5 điểm).

Đồ chơi gắn trên xe nôi

△◇

Ghế dành cho em bé

Rất cần khi chở bé bằng xe ô tô.

Túi dành cho mẹ

△◇

Đồ địu bé

Đồ chơi

Áo mưa dùng cho xe nôi

Che nắng dùng cho xe nôi

Tấm lót ghế em bé, xe nôi

Đồ thấm mồ hôi cho bé nếu em bé bị nhiều mồ hôi, che bụi cho xe nôi, ghế em bé.

Kinh nghiệm của những bà mẹ đã sinh về việc chuẩn bị đồ chơi, đồ đi ra ngoài cho bé

  • “Giá mà tôi chọn loại xe nôi cao. Vì mùa hè, khi đi ra ngoài, tôi phải mua nhiều đồ để chống nóng”.
  • “Về dây địu bé, tôi định là khi ra viện, ướm thử cho bé rồi mới mua, nhưng lúc ra viện chỉ có mỗi hai mẹ con, nên tôi đành phải đi mua ngay.”
  • “Đến đứa thứ 3, tôi mới dùng thử đồ địu bé. Tôi thấy toàn thân, đặc biệt là vùng vai rất nhẹ. Tuy nhiên, tôi cõng con không thạo, nên khi đang bế đứa thứ 3 thì đứa thứ 2 bắt đầu ăn vạ, đến là khổ.”
  • “Tôi đã mua túi dành cho mẹ loại cỡ lớn, nhưng hóa ra lãng phí vì đáng lẽ nên mua sau khi biết đựng những đồ gì thì hay hơn”.
  • “Tôi định sau khi sinh xong thì mới mua túi dành cho mẹ, nhưng rồi chưa đi mua được thì đã phải ra ngoài để đưa bé đi khám đầy tháng. Tôi đã khổ sở khi phải nhét đồ vào một cái túi to ở nhà”.
  • “Áo mưa dùng cho xe nôi là không cần thiết vì nếu cứ để nguyên mà vào trong cửa hàng…thì nước nhỏ xuống sàn nhà, gây phiền toái. Rồi khi cởi áo mưa ra cho vào túi… cũng rất phức tạp… Vì thế, vào ngày mưa tôi dùng dây địu con khi đi ra ngoài”.
  • “Vì tôi thường đi bộ, nên khi ra ngoài vào ngày mưa, áo mưa dùng cho xe nôi rất cần thiết, phòng khi trời đột nhiên mưa”.
  • “Nên có tấm lót ghế cho bé. Nên có một tấm dùng để lót khi ghế bị bẩn hoặc khi trời lạnh, để bé không phải ngồi lên ghế lạnh”.
  • “Kẹp khăn phủ chân và kẹp trên xe nôi cũng rất tiện, để chống gió, chống lạnh cho bé. Móc chữ S gắn trên tay cầm của xe nôi cũng rất tiện để treo cặp….”

Nội dung liên quan

  • Phương pháp sinh
  • Sinh và chào đời
  • Lựa chọn bệnh viện

Trở về mục hành trình 40 tuần thai

  • Mang thai
  • Sơ sinh
  • Chuẩn bị lâm bồn
  • Chuẩn bị sinh
  • Hành trình 40 tuần thai
  • Sự phát triển của thai nhi

update : 19.09.2017

Thêm vào danh mục yêu thích Xóa khỏi danh mục yêu thích

Danh mục yêu thích sử dụng dữ liệu tìm kiếm lưu trữ của trình duyệt . Nếu bạn đang sử dụng iPhone hoặc iPad, vui lòng tắt Chế độ Tìm kiếm cá nhân. Nếu bạn xóa dự liệu lưu trữ, những nội dung yêu thích cũng sẽ bị xóa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

  • Bobby Pants Sieutham M

    Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : M

  • Bobby Pants Sieutham L

    Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : L

  • Bobby Pants Sieutham XL

    Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : XL

  • Bobby Pants Sieutham XXL

    Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : XXL

  • Bobby Pants Sieutham XXXL

    Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : XXXL

  • Tã dán Bobby / 3S

    Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : 3S

  • Tã dán Bobby / XS

    Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : XS

  • Tã dán Bobby / S

    Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : S

  • Tã dán Bobby / M

    Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : M

  • Tã dán Bobby / L

    Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : L

  • Size trước
  • Size tiếp theo

Bí quyết cho mẹ liên quan

  • cơ thể mẹ

    Mẹ cần lưu ý tuần 24 đến 27

  • cơ thể mẹ

    Mẹ cần lưu ý tuần 32 đến 35

  • Hồi phục sau sinh-Bài 1 chăm sóc ngực sau sinh

    Hồi phục sau sinh-Bài 1 chăm sóc ngực sau sinh

    Thông tin về sự thay đổi ở cơ thể người mẹ, đặc bi...

  • cơ thể mẹ

    Phương pháp sinh

  • Đón bé chào đời-Bài 3 Vỡ ối

    Chuẩn bị đón bé chào đời - Vỡ ối

    Vỡ ối là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc chuẩn bị s...

  • cơ thể mẹ

    Mẹ cần lưu ý tuần 36 đến 39

  • Sức khỏe thai nhi tuần 36 đến 39

  • cơ thể mẹ

    Mẹ cần lưu ý tuần 0 đến 3

  • cơ thể mẹ

    Sức khỏe thai nhi tuần 4 đến 7

  • Thay đổi cơ thể mẹ tuần 24 đến 27

  • Trở về
  • Tiếp theo

Từ khóa » Em Bé Và Mẹ