Định Nghĩa Tội Lỗi Là Gì?

settings icon share icon
Tìm hiểu cách ...

Dành vĩnh hằng với Thiên Chúa

Nhận sự tha thứ từ Thượng Đế

Câu hỏi Định nghĩa tội lỗi là gì? Trả lời Tội lỗi được mô tả trong Kinh Thánh như sự vi phạm luật của Đức Chúa Trời (I Giăng 3:4) và phản bội chống lại Đức Chúa Trời (Phục truyền luật lệ ký 9:7; Giô-suê 1:18). Tội lỗi đã bắt đầu với Lu-xi-phe, có lẽ đó là vị thiên sứ đẹp nhất và quyền lực nhất trong các thiên thần. Không bằng lòng với vị trí của mình, hắn mong muốn được cao hơn Đức Chúa Trời, và đó là sự sụp đổ của hắn, khởi đầu của tội lỗi (Ê-sai 14:12-15). Lu-xi-phe đổi tên thành Sa-tan, hắn đã mang tội lỗi vào trong vườn Ê-đen cho nhân loại, nơi nó cám dỗ A-đam và Ê-va bằng lời quyến dụ: "Các ngươi sẽ được giống như Đức Chúa Trời." Sáng thế ký đoạn 3 mô tả A-đam và Ê-va phản bội chống nghịch Đức Chúa Trời và chống lại mạng lệnh của Ngài. Kể từ đó, tội lỗi đã được truyền qua tất cả các thế hệ của nhân loại và chúng ta, con cháu của A-đam thừa hưởng tội lỗi từ A-đam. Rô-ma 5:12 cho chúng ta biết qua A-đam tội lỗi vào trong thế gian, và vì vậy sự chết đã trải qua trên tất cả mọi người, vì "Tiền công của tội lỗi là sự chết." (Rô-ma 6:23). Qua A-đam xu hướng tội lỗi bước vào dòng dõi loài người, và con người trở thành người phạm tội cách tự nhiên. Khi A-đam phạm tội, bản chất bên trong của ông đã bị thay đổi bởi tội phản nghịch của ông, mang đến cái chết thuộc linh và sự sa ngã, điều đó đã trải qua cho tất cả dòng dõi tiếp theo sau. Chúng ta là tội nhân không phải vì chúng ta phạm tội; đúng hơn là chúng ta phạm tội vì chúng ta là tội nhân. Điều này thông qua sự sa ngã được gọi là tội tổ tông. Chúng ta thừa hưởng đặc điểm thể chất từ cha mẹ của chúng ta cũng như chúng ta thừa kế bản chất tội lỗi từ A-đam. Vua Đa Vít than khóc hoàn cảnh này về bản chất tự nhiên phạm tội trong con người, Thi Thiên 51:5: "Kìa tôi sinh ra trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi." Một loại tội lỗi được gọi là "tội qui cho". Được sử dụng trong cả hai lãnh vực tài chính và pháp lý, từ tiếng Hy Lạp dịch "qui cho" có nghĩa là "Lấy một cái gì của người nào đó và đặt nó vào tài khoản của người khác" Trước khi có luật Môi-se tội lỗi không bị qui cho con người, mặc dù con người vẫn là tội nhân vì đã thừa kế tội lỗi. Sau khi đã có luật, tội vi phạm luật đã được qui cho (coi như) cho con người (Rô-ma 5:13). Ngay cả trước khi phạm tội theo luật, tội đã được qui cho con người và hình phạt cơ bản cho tội lỗi là sự chết vẫn tiếp tục cai trị (Rô-ma 5:14). Tất cả mọi người từ A-đam cho đến Môi-se, là đối tượng của sự chết không phải do hành vi phạm tội của họ đối với luật pháp Môi-se (mà chúng không có) nhưng do bản chất tội lỗi của họ được thừa kế. Sau khi Môi-se, con người đã chịu chết vì cả hai tội lỗi: Thứ nhất là thừa hưởng từ A-đam và thứ hai là tội lỗi được qui cho từ việc phạm luật pháp của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sử dụng nguyên tắc tội qui cho nhắm vào lợi ích của nhân loại khi Ngài qui cho những tội lỗi của các tín hữu vào chỗ Chúa cứu thế Giê-xu, người đã phải trả hình phạt cho tội lỗi bằng sự chết trên thập tự giá. Những tội lỗi của chúng ta qui cho Chúa Giê-xu, Đức Chúa Trời phạt Ngài như là một kẻ có tội, mặc dù Ngài không phải là tội nhân và Ngài đã chết cho tội lỗi của toàn nhân loại (I Giăng 2:2). Điều quan trọng là phải hiểu rằng tội lỗi đã được qui cho Ngài, nhưng Ngài không kế thừa tội từ A-đam. Ngài mang hình phạt vì tội lỗi, nhưng Ngài không bao giờ trở nên một tội nhân. Bản chất thánh khiết và hoàn toàn của Ngài không ảnh hưởng bởi tội lỗi. Bởi tội lỗi Ngài được coi như đã phạm tất cả các tội lỗi đã từng phạm của nhân loại, mặc dù Ngài không hề phạm. Trong sự thay đổi Đức Chúa Trời qui sự công bình của Chúa cứu thế cho các tín hữu và gán cho chúng ta giá trị công bình với sự công bình của Ngài, cũng giống như Ngài đã gán những tội lỗi của chúng ta vào tội của của Chúa cứu thế. (II Cô-rinh-tô 5:21). Một loại tội thứ ba là tội cá nhân của mỗi người mà hàng ngày mỗi con người đều phạm. Vì chúng ta thừa kế một bản chất tội lỗi từ A-đam, chúng ta phạm tội cá nhân, những tội lỗi riêng tư, tất cả mọi thứ từ không trung thực dường như không có hại gì đến tội giết người. Những người này đã không đặt niềm tin vào Chúa cứu thế Giê-xu nhưng Ngài phải chịu hình phạt thay cho tội lỗi cá nhân, cũng như tội kế thừa và tội lỗi đã qui cho. Tuy nhiên, tín hữu đã được giải thoát khỏi hình phạt đời đời của tội lỗi, địa ngục và sự chết thuộc linh, nên bây giờ chúng ta cũng có quyền chống cự tội lỗi. Bây giờ chúng ta có quyền chọn hoặc không phạm tội cá nhân vì chúng ta có quyền chống cự tội lỗi qua Chúa Thánh Linh đang cư trú trong vòng chúng ta, khi chúng ta phạm tội Đức Thánh Linh cáo trách và lên án những tội lỗi chúng ta. (Rô-ma 8:9-11). Sau khi chúng ta thú nhận tội lỗi cá nhân của chúng ta với Chúa và xin Ngài tha thứ cho, chúng ta được phục hồi bước vào sự thông công hoàn toàn và giao thông với Ngài. "Nếu chúng ta xưng nhận tội lỗi mình, Ngài là thành tín và công bình để tha thứ tội cho chúng ta và làm cho chúng tôi sạch mọi điều gian ác" (I Giăng 1:9). Chúng ta có tất cả ba lần bị lên án vì tội lỗi: Tội tổ tông, tội qui cho, và tội cá nhân. Điều duy nhất phải hình phạt những tội lỗi này là sự chết (Rô ma 6:23), không chỉ sự chết về thể chất nhưng còn phải chịu sự chết đời đời (Khải Huyền 20:11-15). Tạ ơn Chúa tội lỗi tổ tông, tội lỗi qui cho, và tội lỗi cá nhân tất cả đều bị đóng đinh trên thập tự giá Chúa Giê-xu, và bây giờ bởi đức tin trong Chúa cứu thế Giê-xu là Cứu Chúa "Chúng ta đã được cứu chuộc qua dòng huyết của Ngài, được tha tội tùy theo sự giàu có của ân điển Ngài."(Ê-phê-sô 1:7). English Trở lại trang chủ tiếng Việt Định nghĩa tội lỗi là gì? Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon © Copyright Got Questions Ministries

Từ khóa » điều Tội Lỗi Là Gì