Giáo án Dạy Vật Lý 8 Bài 6: Lực Ma Sát

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Giáo Án, Bài Giảng, Giao An, Bai Giang

Giáo Án

Tổng hợp giáo án, bài giảng điện tử phục vụ mục đích tham khảo

Giáo án dạy Vật lý 8 bài 6: Lực ma sát

Bài 6

LỰC MA SÁT

I. Mục tiêu:

v Kiến thức:

- Nhận biết thêm 1 loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Phân biệt được sự xuất hiện của các loại lực ma sát: trược, lăn, nghỉ và đặt điểm của mỗi loại này.

- Phân tích được 1 số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và trong kỹ thuật.

- Nêu 1 số các làm tăng, giảm lực ma sát trong thực tế và biết vận dụng ích lợi của lực này.

v Kỹ năng:

- Làm được thí nghiệm để phát hiện lực ma sát nghỉ.

v Thái độ:

- Rèn luyện tính sáng tạo và tinh thần hợp tác trong họa tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 5462 | Lượt tải: 5download Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 8 bài 6: Lực ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênG iáo án vật lý 8 Tiết 6 Bài 6 LỰC MA SÁT Mục tiêu: Kiến thức: Nhận biết thêm 1 loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Phân biệt được sự xuất hiện của các loại lực ma sát: trược, lăn, nghỉ và đặt điểm của mỗi loại này. Phân tích được 1 số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và trong kỹ thuật. Nêu 1 số các làm tăng, giảm lực ma sát trong thực tế và biết vận dụng ích lợi của lực này. Kỹ năng: Làm được thí nghiệm để phát hiện lực ma sát nghỉ. Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo và tinh thần hợp tác trong họa tập. Chuẩn bị: Học sinh: mỗi nhóm có 1 lực kế, 1 miếng gỗ (có 1 mặt nhẵn, một mặt nhám) ; 1 quả cân để làm thí nghiệm h 6.2 sgk. Tranh vẽ h 6.3 ; 6.4 sgk ; 1 số ổ bi các loại, hòn bi sắt lớn. Tổ chức hoạt động dạy học: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Hai lực cân bằng là gì? Tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật đang đứng yên hoặc đang chuyển động thì như thế nào? Sửa bài tập về nhà: 5.1) D 5.2) D 5.3) D Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Trên đường đi học từ nhà đến trường bằng xe đạp, khi chúng ta thôi đạp xe thì xe vẫn chạy thêm 1 đoạn đường nằm ngang nữa rồi mới từ từ dừng hẳn, tại sao vậy? Hoặc khi đẩy 1 cái tử có lắp bánh xe ở phía dưới lại dễ dàng hơn là cũ đẩy chiếc tử ấy mà không lắp bánh xe Tất cả những vấn đề đó có liên quan đến 1 khái niệm mà hôm nay chúng ta sẽ nghiêng cứu. Đó là lực ma sát. Học sinh lắng nghe Học sinh ghi tựa bài. Bài 6: LỰC MA SÁT Hoạt động 2: Nhận biết sự xuất hiện và đặt điểm của lực ma sát trược, lăn, nghỉ Yêu cầu học sinh đọc thông tin về mục 1 trong sgk. Yêu cầu các nhóm phát hiện ra lực cản trở chuyển động trong phần thông tin vừa nêu trên. Giáo viên thông báo về lực cản trở chuyển động chính là đặt điểm của lực ma sát trược. Lực ma sát trược sinh ra khi nào? Đặc điểm của lực ma sát trược là gì? Yêu cầu cá nhân học sinh nghiêng cứu C1 và trả lời. Giáo viên tiến hành thí nghiệm búng hòn bi sắt cho lăn trên mặt bàn -> yêu cầu học sinh quan sát chuyển động của viên bi và trả lời câu hỏi. Hòn bi chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do lực của mặt bàn tác dụng lên hòn bi, ngăn cản chuyển động của hòn bi, vậy đó có phải là ma sát trược không? Giáo viên thông báo vậy thì lực do mặt bàn tác dụng lên hòn bi là lực ma sát lăn. Yêu cầu cá nhân học sinh trả lời: khi nào có lực ma sát lăn? Cũng như lực ma sát trược lực ma sát lăn có đặc điểm gì? Yêu cầu học sinh trả lời C2. Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời C3 qua việc quan sát hình 6.1 sgk. Yêu cầu học sinh đọc thông tin và quan sát hình 6.2 sgk. Giáo viên phát dụng cụ và cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm như hình 6.2 sgk Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời C4. Lực cản này như thế nào so với lực kép? Lực cân bằng với lực kéo ở thí nghiệm trên gọi là lực ma sát nghỉ. Lực ma sát nghỉ giữ vật như thế nào?-> Ghi bảng Giáo viên thông báo: khi tăng lực kéo thì số chỉ lực kế tăng dần, vật vẫn đứng yên, chứng tỏ lực cản tác dụng lên vật cũng có cường độ tăng dần. Vậy lực ma sát nghỉ có cường độ thay đổi theo tác dụng lực lên vật. Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời C5. Học sinh đọc thông tin. Nhóm thảo luận và trả lời-> lực cản trở chuyển động: lực do má phanh ép lên vành bánh xe, ngăn cản chuyển động của vành bánh xe. Nếu bóp phanh mạnh thì bánh xe ngừng quay và trược trên mặt đường. Học sinh lắng nghe. Cá nhân trả lời: lực ma sát trược sinh ra khi 1 vật trược trên bề mặt 1 vật khác. Cá nhân: cản trở chuyển động của vật. Học sinh tìm ví dụ trong thực tế. Học sinh quan sát thấy chuyển động của viên bi chậm dần rồi dừng lại. Không phải vì viên bi lăn trên mặt bàn. Học sinh lắng nghe. Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác Lực ma sát lăn cản trở chuyển động. Cá nhân làm C2. Nhóm thảo luận C3: Lực ma sát trược, cường độ lớn hơn, có 3 người đẩy. Lực ma sát lăn, cường độ lực nhỏ hơn, có 1 người đẩy. Học sinh đọc thông tin. Nhóm tiến hành thí nghiệm. Vật vẫn đứng yên chứng tỏ giữa mặt bàn với vật có 1 lực cản Lực cản cân bằng với lực kéo. Học sinh trả lời và ghi bài. Học sinh nêu ví dụ về lực ma sát nghỉ. Khi nào có lực ma sát: Lực ma sát trược: Sinh ra khi 1 vật trược trên bề mặt của vật khác. Lực ma sát lăn: Sinh ra khi 1 vật lăn trên bề mặt của vật khác. Lực ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trược khi vật bị tác dụng của vật khác. Hoạt động 3: Tìm hiểu về ích lợi và tác hại của lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật. Hình Lợi Hại Cách làm tăng (Hoặc Giảm) 6.3a X Tra dầu,mỡ. b X Trục quay có ổ bi c X Dùng bánh xe 6.4a X Tăng độ nhám của bánh b X Tăng độ nhám của vỏ bao diêm. c X Tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe ôtô Yêu cầu học sinh quan sát hình 6.3 và 6.4 sgk. Giáo viên kẻ bảng nói về lợi ích và tác hại của lực ma sát. Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm C6, C7. Yêu cầu học sinh đại diện nhóm điền vào bảng. Hướng dẫn học sinh sửa sai (nếu có) Học sinh quan sát hình 6.3, 6.4 ; đọc C6, C7. Cá nhân kẻ bảng vào tập. Thảo luận nhóm. Cử đại diện trả lời theo yêu cầu của giáo viên. Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật: Hoạt động 4: Vận dụng _ Củng cố: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời C8. Yêu cầu học sinh trả lời C9, đồng thời giải thích vấn đề đặt ra ở đầu bài. Yêu cầu học sinh về nhà làm C8, C9 vào vở bài học. Củng cố: Khi nào có lực ma sát? Kể tên các loại lực ma sát thường gặp. Yêu cầu cá nhân học sinh trả lời bài tập 6.1, 6.2, 6.3 sbt Dặn dò: Học bài. Làm bài tập: 6.4, 6.5 sbt. Bài chuẩn bị: bài 7 Cá nhân trả lời C8: + Ma sát có ích: a,b,d,e. + Ma sát có hại: c Học sinh đại diện hóm trả lời C9. Vận dụng: Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 6_ vat ly 8.doc
Giáo án liên quan
  • Giáo án giao lưu chuyên môn Vật lý 8 tiết 9: Áp suất khí quyển

    21 trang | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0

  • Giáo án môn Vật lý 8 tiết 21: Cơ năng

    3 trang | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0

  • Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 1 đến tiết 9

    25 trang | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 0

  • Giáo án soạn Vật lý 8 tiết 1: Chuyển động cơ học

    3 trang | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Vật lý 8 bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

    3 trang | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0

  • Giáo án môn Hình học khối 9 - Tiết 9: Bảng lượng giá

    4 trang | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Môn Vật lý khối 8 kì 2

    34 trang | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Vật lý 8 bài 21: Nhiệt năng

    4 trang | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0

  • Lý thuyết và bài tập nâng cao Vật lý 8

    17 trang | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0

  • Giáo án môn Vật lý 9 - Trường THCS Thị Trấn Hồ

    138 trang | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.vn - Các bài soạn văn mẫu tham khảo - Thủ Thuật Phần Mềm - PDF

ThuVienGiaoAN.vn on Facebook Follow @ThuVienGiaoAN

Từ khóa » C9 Bài Lực Ma Sát