HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN, PHÒNG KHÁM: His, Ris, Pack

HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN, PHÒNG KHÁM: His, Ris, Pack TỔNG QUAN VỀ HIS, RIS, PACS VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ

Trong lĩnh vực y tế, ứng dụng CNTT ngày càng phát triển mạnh mẽ, các hệ thống thông tin y tế HIS, RIS, LIS và PACS được triển khai ứng dụng rộng rãi và hiệu quả, xây dựng dựa trên tiêu chuẩn DICOM và HL7 nhằm hướng tới thống nhất về trao đổi và xử lý thông tin dữ liệu giữa các cơ sở y tế phục vụ công tác quản lý, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe. Sau đây là một số khái niệm về hệ thống, tiêu chuẩn CNTT y tế ứng dụng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay.

Trong điều kiện của phòng khám, bệnh viện, PACS và RIS là tổ hợp phần mềm và phần cứng có nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, hiển thị, chuyển giao những hình ảnh chụp từ X-quang, MR, cộng hưởng từ, siêu âm, nội soi, điện tim, điện não đồ… PACS sử dụng định dạng chuẩn để lưu trữ và chuyển giao hình ảnh được gọi là DICOM - Digital Imaging and Communications in Medicine (Kỹ thuật số Hình ảnh và Truyền thông trong Y học), đồng thời cũng có thể đóng gói dữ liệu không phải hình ảnh trong định dạng DICOM, chẳng hạn như định dạng PDF và JPG… để phân phối, xem và lưu trữ của cả hai định dạng DICOM và không DICOM.

1. HIS (Hospital Information System): Hệ thống thông tin bệnh viện thường được biết đến với tên gọi khác là "Hệ thống quản lý bệnh viện"; phục vụ công tác quản lý, điều hành tại Bệnh viện với các chức năng chính: quản lý thông tin bệnh nhân và bệnh sử; quản lý bệnh nhân đến khám và điều trị nội và ngoại trú, quản lý bệnh án, dược, tài chính, viện phí, trang thiết bị vật tư y tế, nhân sự... Ngày nay, HIS là công cụ tối ưu hóa trong quản lý điều hành; phục vụ điều trị; phục vụ nghiên cứu và đào tạo; thống kê, dự báo, dự phòng... tại các Bệnh viện. 2. EPR (Electronic Patient Record): Bệnh án điện tử thực chất là phần mềm dùng thay thế cho bệnh án giấy trong quản lý thông tin bệnh nhân, kết quả chẩn đoán, xét nghiệm, liệu trình điều trị... với nhiều ưu điểm trong tìm kiếm, tra cứu, tổng hợp số liệu phục vụ điều trị và hỗ trợ nghiên cứu. Mối quan hệ giữa các hệ thống CNTT Y tế tại Bệnh viện hoạt động dựa trên chuẩn hình ảnh DICOM và chuẩn trao đổi dữ liệu HL7 3. RIS (Radiology Information System): Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh là hệ thống phần mềm được triển khai tại Khoa chẩn đoán hình ảnh. RIS bao gồm các thành phần và có tổ chức gần giống với HIS nhưng ở qui mô nhỏ hơn với các chức năng: quản lý thông tin bệnh nhân, quản lý danh sách bệnh nhân đến chụp - chiếu tại khoa, số liệu chụp - chiếu và kết quả chẩn đoán... Thông tin dữ liệu của RIS gồm dạng Text và dạng ảnh theo tiêu chuẩn DICOM được lấy từ các thiết bị chiếu chụp: X-quang, cắt lớp, siêu âm, cộng hưởng từ…

4. PACS (Picture Archiving and Communication System): Hệ thống thông tin lưu trữ và thu nhận hình ảnh có nhiệm vụ quản lý công tác lưu trữ, truyền và nhận hình ảnh trên mạng thông tin máy tính của Khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc của Bệnh viện, trong đó các hình ảnh được lấy từ các thiết bị: siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ hạt nhân... với định dạng ảnh phổ biến hiện nay là DICOM được lưu trữ tại các Server và truyền đến các máy tính tại Khoa chẩn đoán hình ảnh và các Khoa trong Bệnh viện phục vụ công tác khám, chẩn đoán và điều trị. PACS khác RIS là chỉ quản lý, tổ chức lưu trữ, truyền và nhận hình ảnh trên mạng mà không quan tâm đến các dữ liệu dạng Text như: thông tin chi tiết của bệnh nhân, số lần chụp chiếu, bệnh án, liệu trình điều trị...

Hệ thống PACS gồm 4 thành phần chính: - Phương thức hình ảnh : các loại thiết bị khác nhau tạo ra hình ảnh bằng sử dụng X-quang, siêu âm, CT, MRI... - Mạng máy tính bảo đảm cho việc truyền tải thông tin bệnh nhân. - Lưu trữ và cất giữ hình ảnh, thông tin - Các máy trạm (máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng, điện thoại di động…) sử dụng để lấy, giải thích, và xem xét hình ảnh.

Chức năng chính của PACS: - Thay thế bản sao cứng của hình ảnh y tế (phim ảnh truyền thống) bằng những hình ảnh điện tử trên máy tính. - Cung cấp truy cập từ xa các báo cáo về bệnh nhân (gồm thông tin và các hình ảnh) để xem, cho phép bác sỹ chẩn đoán hình ảnh làm việc từ các địa điểm khác nhau có thể truy cập cùng một thông tin cùng một lúc. - Tạo ra một nền tảng tích hợp các hình ảnh điện tử dùng cho chẩn đoán hình ảnh kết nối với các hệ thống y tế thông minh khác như hệ thống thông tin bệnh viện (HIS), cơ sở dữ liệu bản ghi y tế điện tử - Electronic Medical Record (EMR), và hệ thống thông tin hình ảnh (RIS) để tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán. - Cung cấp quản lý công việc chẩn đoán, được sử dụng để quản lý quy trình khám chữa bệnh nhân.

5. DICOM (Digital Imaging and Communication in Medicine): Tiêu chuẩn ảnh và truyền thông trong y tế, được phát triển từ năm 1988 dựa trên chuẩn ACR-NEMA; là qui chuẩn về định dạng và trao đổi ảnh y tế cùng các thông tin liên quan, từ đó tạo ra một phương thức chung nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất cũng như người sử dụng trong kết nối, lưu trữ, trao đổi, in ấn ảnh y tế. Hiểu một cách đơn giản, tập tin ảnh DICOM ngoài dữ liệu hình ảnh giống như các tiêu chuẩn JPG, BMP, GIF... còn chứa thêm một số thông tin dạng Text như: tên bệnh nhân, loại thiết bị chụp chiếu tạo ra hình ảnh…. 6. HL7 (Health Level Seven): Tên gọi HL7 bắt nguồn từ mô hình mạng truyền thông OSI 7 lớp trong đó lớp 7 là lớp ứng dụng (Application Level). HL7 là chuẩn dùng cho trao đổi dữ liệu dạng Text; chia sẻ, kết hợp, truy xuất các thông tin y tế điện tử giữa các bệnh viện cũng như các cơ sở y tế. Ra đời từ năm 1987, trải qua nhiều phiên bản, cho đến nay HL7 ngày càng được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi. 7. IHE (Intergrating Healthcare Enterprise): Được phát triển từ năm 1998, là giải pháp tích hợp các hệ thống, tiêu chuẩn giữa các tổ chức y tế bằng cách đưa ra các quy trình thực hiện (Process) và cách thức giao dịch (Transaction). IHE sử dụng các tiêu chuẩn DICOM và HL7, đưa ra các “Profile” tích hợp (Intergration Profile), hướng dẫn các thông tin hoặc quy trình làm việc dựa trên các tiêu chuẩn có sẵn như DICOM hoặc HL7. Tóm lại, IHE sẽ giúp loại bỏ sự không thống nhất, giảm chi phí, tạo ra khả năng tương thích ở mức độ cao nhất.

8. LIS/LIMS (Laboratory Information System/Laboratory Information Management​ System) ​LIS/LIMS là hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm được thiết kế giúp các phòng khám/bệnh viện quản lý hiệu quả các hoạt động xét nghiệm, và có thể cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng khác như theo dõi tình hình hoạt động của phòng xét nghiệm từ xa, trả kết quả xét nghiệm qua LAN hoặc internet, website, SMS ...

Từ khóa » Hệ Thống Thông Tin Bệnh Viện Là Gì