Hết Dịch Mẹ Về...! - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
Có thể bạn quan tâm
“Mẹ đi đánh con Covid-19”
Đại dịch Covid-19 diễn ra như một phép thử con người, đó là phép thử ý chí, niềm tin, sức khỏe... Để từ đó tôi luyện nhiều tinh thần thép nhằm chống dịch như chống giặc. Không ngoài guồng quay đó, Thiếu tá Bùi Thanh Thuyết, trong suốt thời gian dịch Covid-19 đến, ở 4 đợt dịch bùng nổ trong cộng đồng, chị đã cùng các đồng đội của mình, các chiến sĩ áo trắng lên đường đi chống dịch.
Thiếu tá Thạc sĩ Bùi Thanh Thuyết lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân tại Bắc Giang (chị Thuyết mặc bộ đồ bảo hộ thứ hai từ trái sang).
Đó không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm thiêng liêng của người chiến sĩ quân y nói riêng, của thanh niên Quân đội nói chung theo đúng tinh thần “Thanh niên Quân đội xung kích chung tay, đánh bay đại dịch Covid-19”. Tuy công việc vất vả, nguy cơ lây nhiễm cao nhưng chị Thuyết cùng đồng nghiệp của mình không nề hà. Mọi người chạy đua với thời gian, lấy mẫu nhanh nhất, chuyển mẫu kịp thời để có kết quả sớm nhất. “Quá trình lấy mẫu xét nghiệm rất vất vả, chúng tôi phải đứng đối diện với người dân, mặt đối mặt rất gần để lấy mẫu bệnh phẩm dịch ngoáy họng ở vùng hầu họng và ở mũi. Những động tác này dễ kích thích ho, sặc, có nguy cơ phát tán mầm bệnh”, chị Thuyết chia sẻ.
Chị nói thêm: “Bố mẹ tôi ở xa, cả hai vợ chồng đều công tác trong quân đội. Gần đây nhất, tối 10-5-2021, ngay khi nhận được nhiệm vụ, tôi khẩn trương sắp xếp công việc gia đình, gửi hai con vào đơn vị của chồng, lên đường làm nhiệm vụ với tinh thần sẵn sàng và quyết tâm cao nhất”. Chị tự trấn an mình “Sắp xếp việc nhà ổn rồi đi chung tay với đồng đội”. Nói là vậy nhưng chị hiểu rằng mọi thứ còn bộn bề, những sinh mạng đang vật lộn chống lại Thần chết, còn những chiến binh áo trắng nơi tâm dịch đang nỗ lực không ngừng nghỉ để giữ lại từng nhịp đập nơi trái tim người bệnh. Và ngay lập tức chị lên đường vào bệnh viện, quyết tâm đi chống dịch.
Chị Thuyết cùng đồng nghiệp lấy mẫu xét nghiệm tại “tâm dịch” Bắc Giang 5-2021.
Dẫu biết con đường phía trước thăm thẳm, chồng chất khó khăn, mất mát, đau thương và hy sinh nhưng niềm tin, sự sẻ chia là động lực để những chị Thuyết cùng những chiến binh toàn tâm, toàn ý cứu chữa người bệnh. Và không chỉ lần này, bao lần đã hằn dấu trong chiến binh áo trắng, dẫu biết họ đã có câu trả lời bằng nghị lực và sự quả cảm của mình. Tôi hiểu và thấu cảm khi cùng họ bao lần ở tuyến đầu.
Giấu kín nỗi niềm riêng
Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ tại Việt Nam, từ tháng 2-2020 chị Thuyết được nhận nhiệm vụ "Đội trưởng đội lấy mẫu và vận chuyển SARS-CoV-2". Trong hoàn cảnh rất đặc biệt, chồng chị là Phi công chiến đấu Su30 MK2 công tác tại Thọ Xuân- Thanh Hóa, thường xuyên xa nhà 1 đến 2 tháng. Chị có hai con trai nhỏ, bé lớn 10 tuổi và bé thứ hai 6 tuổi. Trong 4 đợt bùng phát dịch chị Thuyết đã gửi con về quê nội, quê ngoại, vào đơn vị bố để mẹ yên tâm làm nhiệm vụ.
Nhớ nhất ngày 10-5 khi mâm cơm gia đình vừa sắp ra, 19 giờ chị nhận được điện thoại của lãnh đạo cấp trên yêu cầu tổ lấy mẫu nhận nhiệm vụ ngay trong đêm. Chị lên đường nhận nhiệm vụ, 2 con trai ôm chân mẹ không cho mẹ đi sợ mẹ “bị Covid”, sau mẹ giải thích thì các con hiểu mẹ đi làm nhiệm vụ. Quá gấp gáp thời gian, 2 con được gửi tạm sang nhà cô giáo. Sau đó, được gửi vào đơn vị bố, bố cũng bận nên các con phải tự lập, tự chăm sóc, bảo ban nhau.
Chị Thuyết cùng đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ tại “tâm dịch” Bắc Giang, tháng 5-2021.
Khi đến tâm dịch Bắc Giang, tận mắt chứng kiến những hình ảnh các nhân viên y tế thức trắng đêm để lấy mẫu xét nghiệm; người ướt đẫm mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ, ngất xỉu vì làm việc quá mệt… chị càng thấu cảm được những cố gắng, hy sinh của mình và đồng đội trong cuộc chiến chống dịch không thể đong đếm được.
“Bố đi làm rồi, con nhớ mẹ lắm. Mẹ hoàn thành nhiệm vụ rồi về với con nhé!". Cậu con trai nhỏ gọi điện cho mẹ, chị giấu nhẹ nỗi niềm riêng, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất, mong ngày gần nhất được về đoàn tụ với gia đình.
"Không ít lần rời khỏi đơn vị vào các buổi tối, ngước nhìn tòa nhà cơ quan thấy còn rất nhiều phòng vẫn sáng đèn, ấy là khi nhiều đồng chí, đồng đội của mình vẫn miệt mài làm việc. Tôi tự nhủ, mình cần cố gắng nhiều hơn nữa và thực sự cảm ơn sự hỗ trợ vô điều kiện của người thân trong gia đình". Một lần nữa chị thầm biết ơn những người thân yêu thương và thấu hiểu chị, chị Thuyết trải lòng mình.
Chính nhờ lòng nhiệt huyết với nghề như chị Thuyết, lấy công việc làm niềm vui, coi khó khăn là động lực của những chiến sĩ áo trắng nói chung, của cán bộ xét nghiệm nói riêng, đã góp phần không nhỏ cùng ngành Y tế trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Nụ cười hạnh phúc sau lớp khẩu trang
Với vai trò là đội trưởng, chị luôn xác định rõ chức trách nhiệm vụ: Hướng dẫn chính xác cho nhân viên lấy mẫu các kỹ thuật đảm bảo an toàn sinh học và đảm bảo chất lượng mẫu, bảo vệ tối đa bản thân. Vì làm nhiệm vụ đặc biệt đội lấy mẫu được ở khu vực cách ly làm nhiệm vụ, có đợt tới 2 tháng không ai về nhà. Chị luôn động viên nhân viên tư tưởng, sẵn sàng lắng nghe các chia sẻ, ý kiến, tạo hòa khí vui vẻ để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Là bác sĩ phụ trách kỹ thuật trong khoa, chị Thuyết cố gắng hoàn thiện, xây dựng quy trình chuẩn cho các kỹ thuật trong khoa theo các hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế và WHO, cùng lãnh đạo khoa xây dựng, phát triển các kỹ thuật, khoa đạt chứng chỉ ISO 15189:2012. Trong nhiều năm liền, chị hăng say nghiên cứu khoa học, học ngoại ngữ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, với vai trò là chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở "Nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2010-2013", Thư ký đề tài độc lập cấp nhà nước "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sinh học phân tử và một số yếu tố liên quan đến nhiễm virus viêm gan E (HEV), virus viêm gan D (HDV) và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán" (3-2018/2-2021), thành viên của một số đề tài hợp tác. Chị đăng 10 bài báo trong nước và 4 bài báo quốc tế. Đã hoàn thành khoá học IELTS tại British Council của Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng Anh tài trợ (10-2020/4-2021). Hiện chị đang là dự khóa nghiên cứu sinh chuyên ngành truyền nhiễm tại Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (2021).
Đại tá PGS, TS Phan Quốc Hoàn, Giám đốc Trung tâm xét nghiệm Bệnh viện TWQĐ 108, đánh giá: “Thiếu tá Bùi Thanh Thuyết là một trong số những lãnh đạo trẻ có nhiều năng lực trong chuyên môn cũng như công tác quản lý. Bản thân đồng chí Thuyết cũng luôn chủ động, sáng tạo, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm rất cao trong mọi công việc, không nề hà trước bất cứ khó khăn, thử thách nào, sẵn sàng dấn thân vào những nơi nguy hiểm nhất để làm tròn vai trò, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe nhân dân”.
Phía sau những lớp khẩu trang in hằn lên mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức phải mặc trong nhiều giờ liền vẫn là những nụ cười, vẫn là nhiệt huyết, sự tận tâm với công việc mình đã lựa chọn.
Với những đóng góp của mình cho công tác phòng, chống dịch, mới đây, Thiếu tá, Thạc sĩ Bác sĩ Bùi Thanh Thuyết vinh dự được nhận bằng khen của Tổng cục Chính trị “Đã có thành tích xuất sắc trong tổ chức, tham gia hoạt động Tháng Thanh niên năm 2020” vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; Bằng khen của Giám đốc Bệnh viện “Đã có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua cao điểm “Đoàn kết, lập công, Quyết thắng” và nhiều bằng khen, giấy khen khác.
Với chị Thuyết, kết quả mình đạt được thực ra chưa lớn khi đem so với sự cống hiến âm thầm của rất rất nhiều người trong cuộc chiến cam go này. Mình chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong số vô vàn những mảnh ghép để cùng tạo nên một bức tranh hoàn thiện, có sức sống và mạnh mẽ. Nhưng đây là nguồn động viên, khích lệ để chị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời còn biết bao người mẹ, người chị ngoài kia làm được những điều phi thường từ những cống hiến âm thầm, bền bỉ mà báo chí chưa soi rọi tới. Quả thực với chị, được cống hiến, thỏa mãn đam mê nghiên cứu khoa học chính là phần thưởng lớn nhất từ công việc. Phụ nữ chúng ta dù là ai-bác sĩ, giáo viên, nữ lao công, thậm chí người bán hàng rong-chỉ cần làm công việc với niềm yêu thích và đặt trọn đam mê vào đó đều có thể tạo ra những điều phi thường trong cuộc sống.
Không ai dám chắc ngày bình yên được đánh dấu ở thời điểm cụ thể nào. Con đường phía trước vẫn thăm thẳm, chồng chất khó khăn, mất mát, đau thương và hy sinh nhưng niềm tin, sự sẻ chia là động lực để những chiến binh toàn tâm, toàn ý cứu chữa người bệnh thì chị Thuyết cũng như những đồng đội của mình hiểu rằng: “Trong cuộc chiến chống Covid-19 đầy cam go này, sự hy sinh của những y, bác sĩ tuyến đầu thật đáng trân trọng. Những đêm thức trắng, những bữa cơm ăn vội song tận sâu trong con mắt mọi người đều ánh lên một sự lạc quan - với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định chiến thắng đại dịch".
Trích báo Quân đội nhân dân
https://www.qdnd.vn/tren-tuyen-dau-chong-dich/bo-doi-cu-ho-tren-tuyen-dau/het-dich-me-ve-661008
Từ khóa » Hình ảnh Bác Sĩ Chống Covid
-
NHỮNG CHIẾN SĨ THẦM LẶNG TRONG CUỘC CHIẾN PHÒNG ...
-
Cam Go Suốt 2 Năm đại Dịch Và Những Hy Sinh Không Thể Nào đong ...
-
Bác Sĩ Quân Y Thầm Lặng Trên Tuyến đầu Chống Dịch - Bộ Y Tế
-
Cuộc Thi Vẽ Tranh: Chung Tay đẩy Lùi Đại Dịch COVID-19
-
HÌNH ẢNH CÁC Y, BÁC SỸ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỊ XÃ PHÚ ...
-
“Lời Cảm ơn Từ Trái Tim” Của Em Bé Gửi Tặng Các Y, Bác Sĩ Nơi Tuyến ...
-
Những Chiến Sỹ áo Trắng Trên Mặt Trận Chống Dịch
-
Những “Chiến Sĩ áo Trắng” Trên Tuyến đầu Chống Dịch Covid-19
-
Cuộc Thi Viết Bài Cảm Nhận Về Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh ...
-
Họ Vẫn Luôn ở đây, “chiến đấu” Kiên Cường Với Covid-19 Cùng Các ...
-
Sáng Ngời Hình ảnh Người Thầy Thuốc Nơi Tuyến đầu Chống Dịch ...
-
Những Bức Vẽ Xúc động Về Cuộc Chiến Chống COVID-19 Của Cô Giáo ...
-
Xúc động Hình ảnh Y, Bác Sỹ Bệnh Viện TW Huế Tình Nguyện Lên ...
-
Triển Lãm Tranh Vẽ - Dự án Sinh Viên “Cảm ơn Những Chiến Sĩ Thầm ...