Hoạt động Học ở Lớp Mẫu Giáo Ghép - Bài Giảng Tham Khảo

Đăng nhập / Đăng ký
  • Trang chủ
  • Thành viên
  • Liên kết Website
  • Trợ giúp
  • Liên hệ
  • Hộp thư Bộ GD&ĐT
  • Phần mềm Thống kê
  • Kiểm định Chất lượng Mầm non
  • Website Giáo dục Giang Thành
  • Website Phòng GD&ĐT Giang Thành
  • Phổ cập Mầm non

Đăng nhập

Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

Thông tin

  • Giới thiệu chung
  • Thành tích nhà trường
  • Cơ cấu tổ chức
  • Văn bản pháp quy
  • Danh sách giáo viên
  • Danh sách lớp
  • Thời khóa biểu
  • Đóng góp ý kiến
  • Tin tức
  • Thông báo
  • Hình ảnh hoạt động
  • Soạn bài trực tuyến
  • Hội CMHS
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
  • Chi bộ Đảng
  • Ban giám hiệu
  • Văn bản nhà trường
  • Văn bản Phòng GD & ĐT
  • Văn bản Sở GD & ĐT
  • Văn bản Bộ GD & ĐT

Tài nguyên dạy học

Các ý kiến mới nhất

  • Thư của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang gửi ngành...
  • " GIAO LƯU THỂ DỤC THỂ THAO CHÀO MỪNG KỈ NIỆM...
  • " Hội thi "Họa sĩ tí hon" "...
  • " Họp mặt kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt...
  • Năm học 2014-2015 có chủ đề là: “Đổi mới thực...
  • Trường Mầm non Phú Lợi tổ chức Hội thi "Bé...
  • " Lễ công bố Quyết định thành lập Công Đoàn cơ...
  • " QĐ 688/QĐ-SGDĐT ngày 04/7/2014 về việc ban hành khung thời...
  • " Kế hoạch thực hiện chương trình phòng, chống tai nạn...
  • Chúc mừng ngày Thành lập Trường... ...
  • Mừng ngày thành lập Trường Mầm non Phú Lợi......
  • Chúc mừng Ngày thành lập trường 24/4/2014......
  • Thống kê

  • 103561 truy cập (chi tiết) 8 trong hôm nay
  • 133562 lượt xem 8 trong hôm nay
  • 13 thành viên
  • Thành viên trực tuyến

    1 khách và 0 thành viên

    Về Trang chủ

    Chào mừng quý vị đến với website của trường Mầm non Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

    Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình. Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái. Đưa bài giảng lên Gốc > Bài giảng > Bài giảng Tham khảo >
    • Hoạt động học ở lớp Mẫu giáo ghép
    • Cùng tác giả
    • Lịch sử tải về

    Hoạt động học ở lớp Mẫu giáo ghép Download Edit-0 Delete-0

    Wait
    • Begin_button
    • Prev_button
    • Play_button
    • Stop_button
    • Next_button
    • End_button
    • 0 / 0
    • Loading_status
    Nhấn vào đây để tải về Báo tài liệu có sai sót Nhắn tin cho tác giả (Tài liệu chưa được thẩm định) Nguồn: Tài liệu Tập huấn Sở GD&ĐT Người gửi: Lê Trung Chánh (trang riêng) Ngày gửi: 22h:52' 02-09-2015 Dung lượng: 212.5 KB Số lượt tải: 300 Số lượt thích: 0 người Hoạt động học ở lớp Mẫu giáo ghépNội dungĐặc điểm hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép.Lập kế hoạch hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép.Tổ chức hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép.Trao đổi 1Theo bạn, tổ chức hoạt động học (đối với GDMN) nhằm mục đích gì?Hoạt động học trong GDMN có những đặc điểm gì? Đối với lớp mẫu giáo ghép HĐH có điểm gì giống và khác với lớp mẫu giáo đơn. Theo bạn, giáo viên mầm non cần có kỹ năng gì để tổ chức hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép.HĐ học trong chương trình GDMN- Hoạt động học là một trong 4 hoạt động giáo dục được đề cập trong chương trình GDMN (HĐ chơi; HĐ học; HĐ Lao động; HĐ ăn, ngủ, VSCN).HĐ Học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi . 1. Mục đích tổ chức hoạt động học Mục đíchCung cấp kiến thức mới, hình thành kỹ năng mới.Điều chỉnh, chính xác những điều trẻ nhận thức chưa đúng.Củng cố kiến thức, kỹ năng (trong mối liên quan giữa các đối tượng)Rèn khả năng tập trung chú ý trong 1 khoảng thời gian nhất định.Làm quen một số nề nếp thói quen học tậpThời lượng:1 ngày: có 1 hoạt động học từ 25-30 phút. (5 ngày/tuần x tuần 35 tuàn) Không nhất thiết phiên chế hoạt động học đồng đều ở tất cả các lĩnh vực giáo dục phát triển hay ở tất cả các chủ đề 2. Đặc điểm của HĐ họcLà một HĐ GDĐược tổ chức có chủ định.Theo kế hoạch (có mục đích, trình tự HĐ được cân nhắc kỹ càng  tính hệ thống)Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi Thời gian: 25-30 phútHoạt động học ở lớp MG ghép khác gì với hoạt động học ở lớp MG đơn?Ghép:Nhiều độ tuổiMục tiêu riêng cho từng độ tuổi có trong lớpNội dung học mang tính đồng tâm phát triển (cùng nội dung nhưng được phân hóa theo độ tuổi)Ưu tiên phương pháp có nhiều hoạt động tương tác giữa trẻ với trẻĐánh giá theo mục tiêu cần đạt của từng độ tuổiĐơn:1 độ tuổiMục tiêu chung cho 1 độ tuổiChung nội dung, không phân hóa theo độ tuổi nhưng theo khả năng nhận thức.Tương tác nhóm và tương tác trẻ với trẻ Đánh giá theo mục tiêu của 1 độ tuổi3. GVMN cần có một số kỹ năng trong tổ chức hđ học ở lớp mẫu giáo ghép- Kỹ năng lập kế hoạch- Kỹ năng xử lý, giải quyết tình huống- Kỹ năng đưa ra hệ thống câu hỏi và hỏi các câu hỏi phù hợp với từng đối tượng trẻ- Kỹ năng làm dễ/làm khó một vấn đề/ một nhiệm vụ…- …Trao đổi 2Theo bạn, kế hoạch hoạt động học bao gồm những gì?Để lập kế hoạch hoạt động học trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm bạn cần phải tiến hành những công việc gì?Trao đổiLàm gì/làm thế nào để có 1 giáo án (HĐH)Cách lựa chọn nội dung cho hoạt động học ở lớp MG ghép như thế nào?Trong cùng lĩnh vực phát triểnTrong cùng 1 hoạt động của lĩnh vực (toán, KPKH, Tạo hình, Âm nhạc, Thơ, truyện kể, Thể dục…)Nội dung có ở tất cả các độ tuổi: Có thể được chọn để tổ chức HĐ học/giờ học. Những nội dung có ở độ tuổi này mà không có ở độ tuổi kia: nên tổ chức HĐ theo nhóm ở các thời điểm khác nhau (HĐ góc, HĐ chiều…)1. Kế hoạch HĐ học? Kế hoạch hoạt động học/giáo án bao gồm: - Mục đích yêu cầu (Mục tiêu) - Dự kiến hoạt động của trẻ nhằm đạt yêu cầu đã đặt ra; - Chuẩn bị các học liệu, phương tiện cần thiết để tổ chức hoạt động đó Xác định mục đích, yêu cầu Để xác định mục đích yêu cầu (MT) bài học thì phải tìm hiểu trẻ xem trẻ để biết trẻ cần gì, muốn gì, đã biết gì, khả năng hiện tại của trẻ như thế nào liên quan đến nội dung bài học dự kiến, (Tên bài học đã có trong kế hoạch tuần) nhưng cần làm rõ phạm vi nội dung kiến thức, kỹ năng cụ thể đối với trẻ ở từng độ tuổi Kế hoạch bài học kế tiếp Để có kế hoạch bài học tiếp theo thì cần phải tổ chức thực hiện kế hoạch đã lập, rồi phải rút kinh nghiệm, đánh giá xem trẻ có đạt được mục đích yêu cầu đặt ra hay không. Như vậy, để có được kế hoạch phù hợp/1 giáo án tốt/xây dựng kế hoạch bài học lấy trẻ làm trung tâm, các bạn cần thực hiện tuần tự những công việc sau đâyLập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm6 bước lập kế hoạch HĐ họcSáu bước lập kế hoạch hoạt động học B1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào? Tìm hiểu trẻ (qua quan sát trẻ hằng ngày)B2. Trẻ cần học gì (đạt được gì) tiếp theo ? Xác định mục đích , yêu cầu (Xác định phạm vi, mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ từng đô tuổi của trẻ trong lớp trên cơ sở mục tiêu của chủ đề và khả năng của trẻ) Sáu bước lập kế hoạch hoạt động học B3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục đích, yêu cầu này? Dự kiến các công việc / hoạt động cụ thể của trẻ nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra. (các hoạt động trải nghiệm có thể riêng cho từng nhóm tuổi hoặc chung cho tất cả trẻ ở các độ tuổi trong lớp nhưng có sự phân hóa về mức độ yêu cầu, câu hỏi phù hợp với từng lứa tuổi). Ở bước này nên đặt ra các câu hỏi ”Hoạt động này nên tổ chức ở đâu? Chung cả lớp hay theo nhóm hay từng cá nhân? Các yêu cầu, câu hỏi có thể đặt ra với các độ tuổi của trẻ như thế nào? Trẻ lớn có thể hỗ trợ trẻ bé cái gì? Trẻ bé có thể bắt chước, học theo điều gì? ” .... (Chọn hình thức, phương pháp)Sáu bước lập kế hoạch hoạt động học B4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện các hoạt động này (Hoạt động dự kiến ở bước 3)? Chọn học liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô. B5. Các hoạt động đã được lập và các học liệu đã chọn có phù hợp không ? Dạy – Tiến hành tổ chức các hoạt động đã được lập đối với trẻ. B6. Trẻ có học được những điều đã dạy thông qua các hoạt động đã tổ chức không? Trẻ có đạt mục đích, yêu cầu đã đạt ra không ? Đánh giá Văn bản: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC/GIÁO ÁNTên lĩnh vực giáo dục phát triển : Tên hoạt động học :I – Mục đích yêu cầu /(MT)– Kiến thức : (Cho từng nhóm tuổi)– Kĩ năng : (Cho từng nhóm tuổi)– Thái độ : (Có thể chung cho các nhóm tuổi)II – Chuẩn bị– Đồ dùng và số lượng đồ dùng cho trẻ ở từng nhóm tuổi.– Đồ dùng dạy học của cô.III – Thời gian Giáo viên chọn thời gian thích hợp với độ tuổi có trong lớp mình. IV – Tiến hành / Tiến trình hoạt động– Hoạt động 1.– Hoạt động 2.– Hoạt động 3.…Ví dụ về hoạt động họcLĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨCHOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁNĐẾM, NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 9, NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 9CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNGĐỘ TUỔI: LỚP GHÉP 3, 4, 5 TUỔI.I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU/ MỤC TIÊU- Kiến thức:+ 3 tuổi: trẻ nhận biết số lượng 5, + 4 tuổi: trẻ biết đếm, nhận biết được số lượng trong phạm vi 9.+ 5 tuổi: trẻ nhận biết được chữ số 9. - Kỹ năng: +3 tuổi: Chú ý, ghi nhớ có chủ định+ 4 tuổi: Đếm đúng trên đối tượng đến 9 + 5 tuổi: Tạo nhóm số lượng trong phạm vi 9, Nhận biết chữ số 9 . - Thái độ: Hứng thú trong việc đếm các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, để ý tìm kiếm và tạo các nhóm số lượng 5 và 9,. II. CHUẨN BỊ:- Đồ dùng của trẻ: Sử dụng hình ảnh: mỗi trẻ 10 hình xe ô tô, 10 hình chú tài xế, thẻ số 6, 9- Đồ dùng của cô: 10 hình ô tô, 10 hình chú tài xế, trò chơi, thẻ số 9.- Một số nhóm đồ chơi PTGT để quanh lớp có số lượng 5, 9 và số lượng khác….- Một số hình ảnh các nhóm đồ vật, đồ chơi về giao thông (mũ xe máy, xe đạp, xe máy, ô tô, tầu, thuyền…) có số lượng 9 và các số lượng khác ít hơn 9.Các vô lăng bằng bìa gắn các chữ số/ các chấm tròn (có thể thay đổi được)III. TIẾN HÀNHHĐ 1: Ổn định và hướng trẻ vào nội dung bài học HĐ 2: Đếm, nhận biết số lượng 5.- Nói trẻ lấy 4 xe ô tô và xếp thành 1 hàng ngang và đếm- Cho trẻ lấy thêm 1 xe xếp tiếp trên hàng đó. Hỏi trẻ xem “Trên hàng bây giờ có mấy xe tô tô/” . - Yêu cầu cả lớp đếm (Số lượng 5)- Nói trẻ lấy số lượng chú tài xế bằng số lượng xe ô tô (Trẻ có thể đếm hoặc xếp tương ứng 1-1)- Cho trẻ đếm lại số ô tô và số lượng chú tài xế(chú ý trẻ 3 tuổi; trẻ 4, 5 tuổi có thể hỗ trợ trẻ 3 tuổi)- Giới thiệu số lượng 5. Cho trẻ tìm trên cơ thể những thứ có số lượng 5 và đếm.TIẾN HÀNHHĐ 3: Đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 9, nhận biết chữ số 9.- Nói trẻ lấy thêm cho đủ 8 xe ô tô. (Có thể đưa ra yêu cầu dễ hơn: lấy thêm 3 xe ô tô và xếp tiếp vào hàng đã có – Đếm xem trên hàng bây giờ có bao nhiêu ô tô)- Nói trẻ lấy thêm 1 ô tô nữa xếp vào hàng- Đếm số lượng ô tô có trên hàngLàm tương tự với các chú tài xế- Giới thiệu số lượng 9 và chữ số 9- Cho trẻ chọn thẻ số 9TIẾN HÀNH HĐ 4: Thực hành nhận biết số lượng 5, số lượng 9 và chữ số 9Trò chơi “Bé chọn số mấy ?” − Sử dụng một số hình ảnh các nhóm đồ vật, đồ chơi về giao thông (mũ xe máy, xe đạp, xe máy, ô tô, tàu, thuyền…) có số lượng 9, số lượng 5 và các số lượng khác trong phạm vi 9.− Chia trẻ thành 2 đội và thi đua lên đặt chữ số 9 tương ứng với nhóm có số lượng 9.− Trò chơi kết thúc sau một bản nhạc.− Khen trẻ đã tìm đúng số lượng 9.- Cho trẻ tìm các nhóm có số lượng 5 trong số các nhóm còn lại (gọi trẻ 3 / 4 tuổi).TIẾN HÀNHHoạt động 5 : Củng cố nhận biết số lượng trong phạm vi 9, chữ số số 9Cho trẻ chơi trò chơi “Bác tài xế giỏi” :− Chuẩn bị : + Sử dụng các vô lăng bằng bìa với các chấm tròn / chữ số thích hợp (ví dụ : số 9, 6, 5) / (9 chấm tròn, 6 chấm tròn, 5 chấm tròn). + Bến là các chữ số và chấm tròn tương ứng.− Cách chơi : Chọn 3 trẻ làm tài xế, các trẻ còn lại làm hành khách. Trong thời gian một bản nhạc bác tài phải chở được số lượng khách tương ứng với chữ số / số chấm tròn trên vô lăng. Đội nào chở đúng số lượng và chữ số về bến trước là thắng cuộc.TIẾN HÀNHHoạt động 5 : Củng cố nhận biết số lượng trong phạm vi 9, chữ số số 9Tiến hành− Cho trẻ chơi lần 1 : 3 tài xế cầm 3 vô lăng gắn các chấm tròn (5 chấm, 6 chấm và 9 chấm).(Nếu trẻ 3, 4 tuổi chưa thạo luật chơi thì sẽ cho trẻ lớn chơi trước để trẻ bé bắt chước).− Tổ chức chơi lần 2 : 3 tài xế cầm 3 vô lăng có chữ số 5 ; 6; 9.- Cô bao quát. Cho các đội chơi và tự kiểm tra số lượng hành khách trên xe; điều chỉnh lại cho đúng (nếu chưa làm đúng), − MR: cho trẻ so sánh chữ số 9 và chữ số 6 bằng cách xoay vô lăng gắn 2 chữ số này.TIẾN HÀNHHoạt động 6 : Kết thúc − Động viên khen ngợi trẻ.− Hỏi trẻ về cảm xúc khi chơi trò chơi hoặc cho trẻ hát một bài.− Cho trẻ vào các góc chơi : Yều cầu trẻ 5 tuổi tạo các chữ số 9 và chữ số 6 ở góc học tập từ hột hạt, sợi dây, đất nặn, xé, cắt giấy ; vẽ chữ số cho em nhỏ tô màu… ; tìm các con số này ở khắp nơi trong lớp : sách, vở, báo, lịch…).Trao đổi 3: Tổ chức hoạt động học như thế nào?1. Hình hình thức tổ chức HĐ học2. Sử dụng hình thức tổ chức HĐ học như thế nào trong lớp MGG?3. Khi nào tổ chức hoạt động học riêng cho 1 nhóm trẻ? Và tổ chức như thế nào? Hình thức tổ chức hoạt động họcPhần lớn được tổ chức trong phòng lớp, dưới hình thức chung cả lớp, theo nhóm hay cá nhân và được kết hợp một cách linh hoạt, tùy theo nội dung và mục đích yêu cầu của hoạt động học đã đặt ra. Tổ chức hoạt động họcTổ chức chung cả lớp : + Khi cả lớp học chung một nội dung mới : GV đặt ra yêu cầu dễ cho nhóm trẻ ở độ tuổi nhỏ nhất và nâng dần độ khó cho nhóm tuổi lớn hơn. + Khi cả lớp học cùng một nội dung nhưng khác mức độ: GV tăng cường tương tác giữa các nhóm và cá nhân. + Ví dụ : Cả lớp cùng học khám phá khoa học về đồ vật (Chương trình Giáo dục mầm non, trang 43) : Trẻ 3 tuổi học đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi ; Trẻ 4 tuổi và 5 tuổi học đặc điểm của đồ dùng, đồ chơi. + Với nội dung này, giáo viên có thể chọn hình thức tổ chức hoạt động học cho trẻ như sau : Khuyến khích trẻ 3 tuổi tìm và kể đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi ; trẻ 4 tuổi, 5 tuổi quan sát, lắng nghe và bổ sung cho trẻ 3 tuổi ; Khuyến khích trẻ 4 tuổi, 5 tuổi kể tiếp đặc điểm của đồ dùng, đồ chơi mà trẻ 3 tuổi chưa nêu ra ; Trẻ 3 tuổi lắng nghe và bắt chước theo trẻ 4 tuổi, 5 tuổi.Hình thức tổ chức hoạt động họcHình thức tổ chức theo nhóm : Nhóm có thể gồm những trẻ cùng độ tuổi hoặc khác độ tuổi. Hoạt động theo nhóm có thể có những kiểu sau : + Nhóm hợp tác (nhóm cùng hoặc không cùng độ tuổi). + Nhóm kèm cặp, giúp đỡ (lẫn các độ tuổi, khác nhau về trình độ). + Nhóm giao lưu (trẻ tự do và tự nguyện kết hợp với nhau và thường được hình thành trong hoạt động chơi của trẻ).Hình thức tổ chức hoạt động họcNhóm có thể tự thực hiện nhiệm vụ được giao ở góc chơi hoặc học cùng nhau. Hình thức tổ chức nhóm có thể được sử dụng khi trẻ ở các độ tuổi học cùng một nội dung nhưng khác mức độ. Hình thức tổ chức hoạt động họcVí dụ : Trẻ ở lớp MGG 3 độ tuổi cùng học vẽ về Thuyền buồm. Trẻ 3 tuổi tô màu, trẻ 4 tuổi vẽ thuyền buồm và 5 tuổi vẽ và tô màu, trang trí. GV chia trẻ ngồi theo nhóm 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi. Trẻ 5 tuổi phát đồ dùng cho cả nhóm / lớp. Với trẻ 3 tuổi : GV làm mẫu, trẻ tô theo. GV cầm tay cho trẻ tô (nếu cần). Với trẻ 4 tuổi : GV khuyến khích trẻ hoàn thành bức vẽ, gợi ý để trẻ vẽ thêm những chi tiết khác vào bức tranh, quan sát giúp đỡ trẻ chưa biết cách vẽ. Trẻ 5 tuổi tự vẽ và tô màu, vẽ thêm các chi tiết khác theo trí tưởng tượng của trẻ. Nếu trẻ 5 tuổi xong trước có thể giúp cô hướng dẫn các em 3 tuổi, 4 tuổiHình thức tổ chức hoạt động họcHình thức tổ chức cá nhân : Hình thức này thường được sử dụng đối với những trẻ đặc biệt : trẻ mới đến lớp, trẻ không theo kịp các bạn, trẻ có khả năng đặc biệt, trẻ có khiếm khuyết về thể chất / tinh thần. Với những trẻ này, giáo viên cần nắm vững mức độ phát triển của trẻ để hướng dẫn phù hợp với trình độ của từng trẻ; có sự giúp đỡ của trẻ khác. Tổ chức hoạt động học riêng cho 1 nhóm trẻ trong lớp mẫu giáo ghépChỉ nên diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (5 − 7 phút) với một hoạt động riêng lẻ và tập trung vào một mục đích hay yêu cầu nào đó. Thường được thực hiện vào thời điểm của họat động ở góc hoặc hoạt động theo ý thích của trẻ. Trước khi tiến hành hoạt động học cho nhóm này, giáo viên cần giao nhiệm vụ cho các nhóm còn lại và chắc chắn trẻ có thể tự quản và hiểu nhiệm vụ được giao. Ví dụ : Tổ chức hoạt động học cho trẻ nhóm 4 tuổi trong lớp mẫu giáo ghép 2 độ tuổi (3 và 4 tuổi). Các nhóm trẻ 3 tuổi được hoạt động tự do theo ý thích nhưng mang tính chất yên tĩnh, tại chỗ như : tô / vẽ / xếp hình / lắp ráp /xem sách… (không vận động chạy nhảy, hát, gõ... tạo ra tiếng ồn). Trong khi hướng dẫn nhóm này, giáo viên vẫn để ý bao quát hoạt động của các nhóm khác. HĐ Thực hành của học viênChia nhóm. Chuẩn bị và thực hiện tổ chức 1 hoạt động học: toán, KPKH, Tạo hình, Âm nhạc, Thơ, LQCC, Thể dục…(Tên HĐ học? Chủ đề? Loại lớp ghép? Thời gian tiến hành? Thời lượng?...)Thể hiện/trình bàyNhận xét/đánh giá của các nhóm học viênMỘT SỐ VÍ DỤ- GDTC- Phần vận động cơ bản : khi giới thiệu vận động cần chỉ rõ đồ dùng, dụng cụ, bài tập của từng độ tuổi; khi phân tích mẫu cần phân tích rõ kỹ năng của từng độ tuổi; Phần làm mẫu căn cứ vào đối tượng trẻ, nếu trẻ 5 tuổi đã được học ND của trẻ 3,4 tuổi rồi thì mời trẻ 5 tuổi làm mẫu, cô phân tích lại, còn nếu nội dung mới hoàn toàn thì GV cần làm mẫu cho từng độ tuổi.  -  Khi trẻ thực hiện: cần gọi trẻ 5 tuổi thực hiện trước sau đó trẻ độ tuổi tiếp theo, cho trẻ nhận xét, GV quan sát sửa sai. Sau đó cho trẻ 3, 4, 5 tuổi cùng thực hiện 1 lúc.    Cô hỏi từng độ tuổi trẻ, để trẻ nhắc lại đề tài, kỹ năng tập chú ý: câu hỏi nào là của trẻ 3t, 4t, 5t theo mục tiêu đề ra.LQCC. Đối với hoạt động LQCC: là nội dung ở trẻ 4 và 5 tuổi có nhưng trẻ 3 tuổi không có do vậy khi xác định mục tiêu bài dạy cần căn cứ vào ND chương trình GDMN để xác định cho từng độ tuổi, phương pháp tổ chức như cũ, nhưng cần quan tâm đến trẻ 3,4 tuổi để đạt mục tiêu đề ra. Riêng hoạt động bé tập tô thực hiện như cũ, trẻ 3,4 tuổi vẫn dạy trẻ tô nhưng không đánh giá chỉ đánh giá trẻ 5 tuổi.LQVHĐối với LQVH: Xác định mục tiêu theo quy định chung của lớp ghép và phương dạy thơ, kể chuyện không thay đổi. Nhưng cần lựa chọn câu chuyện, bài thơ phù hợp với trẻ ghép, không quá dài, quá khó và cần chú ý đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 tuổi và khi lựa chọn trò chơi cuối tiết học có tác dụng củng cố kỹ năng bài học.LQVTLấy chương trình 5-6 tuổi làm gốc và hạ yêu cầu đối với trẻ 3,4 tuổi. Đối với ND hình khối, ở MG 5 tuổi có hình khối mà không có hình tam giác, chữ nhật, hình vuông, hình tròn như trẻ 3,4 tuổi thì cần để 2 tiết. Ví dụ : trẻ 3,4 tuổi nhận biết hình vuông, chữ nhật, trẻ 5 tuổi khối vuông chữ nhật (1 tiết), hình tam giác, hình tròn, khối trụ, tròn (1 tiết). Hoặc có thể cho học các hình vào buổi chiều. Đối với định hướng không gian, thời gian cần bổ sung ôn luyện vào buổi chiều.HĐTH- Tiết mẫu là những tiết hình thành kỹ năng tạo hình cơ bản và mới cho trẻ vẫn thực hiện như ở lớp đơn là phải có mẫu và phân tích mẫu, vẽ mẫu nhưng đối với trẻ 3,4 mức độ đạt được ở sản phẩm của trẻ thấp hơn và khi nhận xét Sản phẩm của trẻ cần nhận xét so với mục tiêu của độ tuổi đề ra của bài học không so với trẻ 5 tuổi và phải giống mẫu.          - Nếu là tiết đề tài khi đưa mẫu cần có rõ nét và khác nhau theo từng độ tuổi, có sự phát triển tăng dần mức độ, sáng tạo trong bức tranh.          - Trong phân tích mẫu cần hỏi trẻ để trẻ nhắc lại kỹ năng ở cả 3 độ tuổi          - Nhận xét SP cần bám vào mục tiêu.GDANCũng giống như yêu cầu chung của lớp ghép nhưng cần lựa chọn những bài hát phù hợp với 3 độ tuổi, không quá dài, khó hát. Cần xác định mục tiêu cho cụ thể. Ví dụ:*  KT: - Thuộc bài hát, nhớ tên bài hát ( trẻ 3,4,5 tuổi)            - Nhận ra giai điệu bài hát( trẻ 4,5 tuổi)* KN: - 3 tuổi: hát tự nhiên theo bài hát.           - 4,5 tuổi: Hát đúng giai điệu và thể hiệnđược sắc thái, tình cảm qua giọng hát, cử chỉ điệu bộ.* Thái độ: -  Thích hát và hứng thú tham gia trò chơi.TĂNG CƯỜNG TiẾNG ViỆTTùy theo đối tượng trẻ cần mở rộng kiến thức để phát triển từ ngữ và  mẫu câu cho trẻ không quá lệ thuộc vào bài soạn gợi ý của sách TCTV. Phải đảm bảo chuẩn tiếng Việt theo nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong GDMN.TĂNG CƯỜNG TIẾNG ViỆTTăng cường tiếng Việt cho trẻ mọi lúc mọi nơi, khi giao tiếp với trẻ phải sử dụng tiếng Việt và GD trẻ sử dụng tiếng Việt giao tiếp với nhau .- Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học nhằm giúp trẻ: Tích cực hoạt động ngôn ngữ,tư duy ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ trình bày; Hiểu sâu sắc bản chất của sự vật hiện tượng.- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức và khai thác có hiệu quả thiết bị đồ dùng dạy học trong hoạt động dạy  trẻ DTTS .Đánh giá hoạt động họcTrẻ đạt mục đích yêu cầu đã đặt ra?Nội dung.Phương pháp.Hình thức tổ chức.Phương tiện. Thực hiện + Tiến trình + Sử dụng ĐDĐC + Khuyến khích sự tương tác + Trẻ tham gia Cám ơn sự chú ý lắng nghe!   ↓ ↓ Gửi ý kiến ...Từ đó, con chim câu ngậm cành ô-liu là hiện thân của sự bình yên, khát vọng hoà bình. Nhấp vào chú Bồ Câu để trở về đầu trang Bản quyền thuộc về Trường Mầm non Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang Website được thừa kế từ Violet.vn, người quản trị: Thái Thị Hảo

    Từ khóa » đặc Trung Của Lớp Mẫu Giáo Ghép