IF Vẫn Là Chỉ Số đánh Giá Quan Trọng Trong Khoa Học

ĐÓNG Nóng 24h 7
  • Warren Washington - người xây dựng mô hình khí hậu đầu tiên Warren Washington - người xây dựng mô hình khí hậu đầu tiên
  • Thời gian sử dụng màn hình kéo dài làm tăng nguy cơ dậy thì sớm Thời gian sử dụng màn hình kéo dài làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
  • 35% trẻ em trên thế giới bị cận thị 35% trẻ em trên thế giới bị cận thị
  • SpaceX thử nghiệm tên lửa Starship lần thứ sáu SpaceX thử nghiệm tên lửa Starship lần thứ sáu
  • Đẩy mạnh tái chế các khoáng sản quan trọng Đẩy mạnh tái chế các khoáng sản quan trọng
  • Du lịch giáo dục: Giải pháp cho các trường đại học phương Tây? Du lịch giáo dục: Giải pháp cho các trường đại học phương Tây?
  • Bằng chứng đầu tiên về vi nhựa chứa vi khuẩn kháng kháng sinh Bằng chứng đầu tiên về vi nhựa chứa vi khuẩn kháng kháng sinh
  • Chuyển giao công nghệ từ trường đại học: Con đường còn nhiều gập ghềnh Chuyển giao công nghệ từ trường đại học: Con đường còn nhiều gập ghềnh
  • Bí ẩn về hiện tượng song trùng doppelgänger Bí ẩn về hiện tượng song trùng doppelgänger
  • Việt Nam: CEO nữ có xu hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn CEO nam Việt Nam: CEO nữ có xu hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn CEO nam
Tìm kiếm Trang chủ Khoa học

Chỉ số được dùng thường xuyên như là một thước đo về uy tín và ảnh hưởng. Nhà khoa học cũng dựa vào IF để chọn tập san; các trường đại học dùng IF để đánh giá nhà khoa học. Có thế nói, IF đã trở thành một nét văn hóa khoa học.

Tiến sỹ Trần Quang Vinh - Đại học Bách Khoa Hà Nội.Chỉ số ảnh hưởng impact factor (IF) ra đời ở Mỹ năm 1950 nhằm đánh giá các nhà khoa học, sau đó được nhân rộng ra dùng cho cả thế giới. Từ năm 1975 đến nay, chỉ số này được các tập san khoa học dùng rất thường xuyên - như là một thước đo về uy tín và ảnh hưởng. Nhà khoa học cũng dựa vào IF để chọn tập san; các trường đại học dùng IF để đánh giá nhà khoa học. Có thế nói, IF đã trở thành một nét văn hóa khoa học.Việc một số tạp chí khoa học lớn trên thế giới xem xét lại giá trị của IF, thậm chí công bố kế hoạch tẩy chay (Khoa học và Phát triển số 39) xuất phát từ thực tế là những năm gần đây, chỉ số này đã bộc lộ một số nhược điểm.Thứ nhất, IF chỉ đánh giá dựa trên số lần bài báo được trích dẫn trong vòng 2 năm. Đây là thời gian quá ngắn với các bài báo thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, bởi nhiều khi sau 10-20 năm mới thấy hiệu quả và trong thời gian ngắn người ta chưa thấy rõ vai trò, ảnh hưởng của bài báo đó.Thứ hai, việc trích dẫn có nhiều mục đích: Cảm ơn tác giả, chỉ ra bài báo có phương pháp nghiên cứu tương đương, để phản biện (có ý nghĩa đối lập với kết quả được trích dẫn)… Nghĩa là nhiều bài báo có kết quả sai vẫn được trích dẫn. Nhiều nhà khoa học trích dẫn chính bài báo của mình, khiến việc trích dẫn không khách quan.Ví dụ: Chúng tôi tham gia phản biện cho tạp chí, người phụ trách tạp chí có gợi ý trích dẫn những bài báo cụ thể. Khi đó, chúng tôi buộc phải trích dẫn những bài báo đó mặc dù không liên quan nhiều đến vấn đề mình đề cập. Nói thế để thấy việc trích dẫn nhiều khi không khách quan.Rõ ràng, ai cũng biết IF có nhược điểm, thậm chí nhiều nhược điểm. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các tham số đánh giá đó vì thực tế IF có tương quan cao đến tầm ảnh hưởng của tạp chí hay bài báo khoa học. Đó chính là lý do giới khoa học vẫn dùng IF.Các nhà khoa học hiểu rằng IF vẫn có giá trị tốt như một công cụ giúp tầm soát những công trình nghiên cứu có chất lượng và giúp các nhà quản lý trong các quyết định của họ.Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào chỉ số IF để đánh giá các nhà khoa học, bởi những bài báo có chỉ số trích dẫn cao sẽ được đưa vào danh mục ISI và được tính vào điểm công trình. Dựa trên điểm công trình, hội đồng sẽ xét phong chức danh giáo sư và phó giáo sư. TS Trần Quang Vinh - ĐH Bách khoa Hà Nội

TIN LIÊN QUAN

Các tạp chí uy tín thế giới muốn "lật đổ" chuẩn giá trị

Các tạp chí uy tín thế giới muốn "lật đổ" chuẩn giá trị

Một tạp chí khoa học Việt Nam đạt chuẩn quốc tế sớm 4 năm

Một tạp chí khoa học Việt Nam đạt chuẩn quốc tế sớm 4 năm

Chỉ số đổi mới sáng tạo giúp Việt Nam “khắc tên” trên bản đồ khoa học

Chỉ số đổi mới sáng tạo giúp Việt Nam “khắc tên” trên bản đồ khoa học

TIN KHÁC

“Công trình tầm cỡ của một nhân cách khoa học lớn”

“Công trình tầm cỡ của một nhân cách khoa học lớn”

Giải mã tâm lý đam mê chơi xổ số

Giải mã tâm lý đam mê chơi xổ số

Trung Quốc đưa phi hành gia lên trạm Thiên Cung 2

Trung Quốc đưa phi hành gia lên trạm Thiên Cung 2

TIN TIÊU ĐIỂM

Máy gia tốc hạt nhỏ nhất thế giới

02/11

FDA chấp thuận thuốc uống điều trị COVID molnupiravir với nhiều điều kiện ràng buộc

27/12

Nuôi hàu trên giá thể vỏ xe có ảnh hưởng đến môi trường?

14/10

Bài toán đồng hóa dữ liệu và những thách thức của Việt Nam

19/03

Sự kiện

Môi trường và biến đổi khí hậu

Môi trường và biến đổi khí hậu

Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học

Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021

Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021

Chân dung nhà khoa học Việt

Chân dung nhà khoa học Việt

Công nghệ tế bào gốc: Việt Nam có gì ?

Công nghệ tế bào gốc: Việt Nam có gì ?

Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển - Tia Sáng Trụ sở: 70 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel/Fax: 024.39428445 VPĐD phía Nam: 31 Hàn Thuyên, Q1, T.p Hồ Chí Minh Tel/Fax: 028.8.273080 Email: khpt@most.gov.vn Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê Giấy phép trang TTĐTTH số: 9/ GP-TTĐT Ngày cấp 18/01/2024

CHUYÊN MỤC

  • Sự kiện
  • Chính sách
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Khám phá
  • Sống - Khỏe
  • Địa phương
  • Ảnh - Clip
  • Khoa học quốc tế
  • Kết quả nghiên cứu mới

Từ khóa » Chỉ Số If Của Tạp Chí Là Gì