Lá Kép Và Lá đơn - VOER

Donate to VNFoundation Project name
  • Trang chủ
  • Tra cứu tài liệu
  • Đóng góp
  • Giới thiệu
    • English
  • Đăng ký
  • Đăng nhập

Đăng nhập

  • Ghi nhớ
  • Quên mật khẩu?
Đăng nhập Bạn chưa có tài khoản? Hãy đăng ký. Tên đăng nhập hoặc mật khẩu chưa đúng TÀI LIỆU Lá kép và lá đơn Social Sciences 0
Lá kép

Lá kép là một dạng tiến hóa của lá cây mà mỗi phiến lá không gắn trực tiếp với thân cành mà thường thông qua hệ thống cuống lá. Phiến lá này thường có cuống, gân lá như lá đơn nguyên, phần này là lá chét của lá kép. Khi cây thay lá, lá chét thường rơi rụng trước rồi cuống chính mới rụng khỏi thân cành.

Lá chét

Lá chét là phần chính có phiến lá quang hợp của 1 lá kép. Lá chét gắn trực tiếp vào cuống lá cấp 1, cấp 2 hoặc cấp 3. Lá chét cũng có cấu tạo giống như lá đơn nguyên. Lá chét thường có hình trứng, hình trái xoan, hình trứng ngược, hình bình hành (lá cây mán đỉa),... Lá chét cũng có thể có dạng xẻ thùy (lá cây lát hoa).

Điểm gắn lá chét với cuống không có chồi ngủ như là điểm gắn của lá đơn với thân cành, đây là 1 trong các đặc điểm phân biệt lá chét với lá đơn nguyên.

Phân cấp

Phân cấp lá kép theo các cấp của cuống lá. Thường thấy điển hình là lá kép 1 lần (chỉ có cuống kép cấp 1), lá kép 2 lần (có cuống kép cấp 2).

Hình dạng

Lá kép có hình dạng khác nhau tùy thuộc váo cách đính của lá chét vào cuống kép và các loại cuống kép thứ cấp vào cuống kép sơ cấp. Thường thấy 2 loại hình chủ yếu:

* Lá kép lông chim (xương cá): cuống thứ cấp, lá chét đính vào cuống sơ cấp (cuống cấp 1) thành hính lông chim (xương cá).

* Lá kép chân vịt: cuống thứ cấp hoặc lá chét đính quanh chung 1 điểm ở cuống sơ cấp.

Ý nghĩa tiến hóa

Lá kép là dạng tiến hóa cao nhất của hình thái phiến lá nhằm tận dụng tối đa diện tích chiếu sáng.

Lá đơn nguyên

Lá đơn là một dạng lá cây mà phiến lá gắn liền trực tiếp với thân cành cây. Chỉ có 1 cấp cuống lá, khi thay lá theo sinh lý, toàn bộ phần phiến lá và cuống sẽ rơi rụng cùng một thời điểm. Lá đơn chủ yếu xuất hiện ở lá dạng phiến và lá dạng dải.

Hình dạng, kích thước

Kích thước phiến lá đơn rất đa dạng.

Lá đơn có nhiều hình dạng khác nhau, có lá đơn nguyên phiến và lá đơn xẻ thùy.

* Lá đơn nguyên phiến: Là dạng lá đơn mà phiến lá còn nguyên vẹn, không bị xẻ thùy. Mép lá thường là nguyên, gợn sóng hoặc răng cưa. Hình dạng chung của phiến là thường là hình trái xoan, hình trứng, hình trứng ngược, hình mũi giáo, hình tim, hình dải, thuôn dài, hình khiên (lá sen), hình tròn,...

* Lá đơn xẻ thùy: Phiến lá có các thùy sâu xẻ vào hướng gân cuống. Tùy vào mức độ xẻ thùy, độ sâu xẻ thùy tỷ lệ với chiều rộng lá mà người ta phân thành: xẻ thùy nông, xẻ thùy sâu, xẻ thùy tận gân. Tùy vào cách xẻ thùy và hướng xẻ thùy và hình dạng lá xẻ thùy mà người ta phân thành: xẻ thùy chân vịt, xẻ thúy lông chim (xẻ thùy xương cá). Lá xẻ thùy cũng có nhiều cấp: xẻ thùy 1 lần, xẻ thùy 2 lần,...

Ý nghĩa

Lá đơn được đánh giá là mức độ thấp trong quá trình tiến hóa của các dạng lá đơn. Trong lá đơn thì lá đơn xẻ thùy được xem là tiến hóa hơn lá đơn nguyên. Lá đơn xẻ thùy nhằm tận dụng tối đa diện tích được chiếu sáng mà lại tiết kiệm bề mặt, hạn chế quá trình thoát hơi nước.

0 TẢI VỀ TÁI SỬ DỤNG
  • Tài liệu PDF
  • Tài liệu EPUB
 Nguyễn Thị Hường
  • Lê Văn Tâm
  • 0 GIÁO TRÌNH | 1221 TÀI LIỆU
NỘI DUNG CÙNG TÁC GIẢ
  • MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ THẢM THỰC VẬT VÀ HỆ THỰC VẬT TẠI VÙNG MỞ RỘNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG
  • Tìm hiểu về Mỹ thuật
  • Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa
  • Núi lửa hỗn hợp
  • Hồ Sĩ Đống
  • Chi Cúc vạn thọ (Tagetes)
  • Múi giờ trên trái đất
  • Thượng úy
  • Hoàng Văn Thụ
  • Họ Chim mào bắt rắn (Cariamidae)
×

VOER message

×

VOER message

Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) được tài trợ bởi Vietnam Foundation và vận hành trên nền tảng Hanoi Spring. Các tài liệu đều tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 trừ khi ghi chú rõ ngoại lệ.

  • VOER on Facebook

Từ khóa » đặc điểm Lá đơn Lá Kép