Luận Bàn Về Kaizen (P.1) – Triết Lý Kinh Doanh Vàng Của Doanh ...

Trong quãng thời gian mà Việt Nam ngày càng hội nhập với quốc tế, thì đây cũng điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư phát triển kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có các tập đoàn nổi tiếng từ các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…. Doanh nghiệp nước ngoài mang đến Việt Nam không chỉ máy móc, công nghệ hiện đạị, mà ở đó còn là những triết lý kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp rất đang để học hỏi và áp dụng.

Trong loạt bài viết này, tác giả muốn đề cập đến một triết lý kinh doanh rất nổi tiếng và có tác động sâu sắc đến sự phát triển của các nước Nhật nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng. Đó là Triết Lý Kaizen – triết lý kinh doanh vàng trong môi trường việc làm công ty Nhật .

Thực tế, triết lý Kaizen không phải là một khái niệm mới lạ trong quá trình hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, ở bài viết này tác giả muốn phân tích và so sánh sự khác biệt giữa triết lý phát triển của người Nhật và triết lý đổi mới của người Mỹ. Từ đó gợi mở tính khả thi trong việc áp dụng triết lý này trong môi trường doanh nghiệp tại Việt Nam và những lợi ích vô cùng to lớn mà nó có thể mang lại.

Định nghĩ về “Kaizen” ?

kai-zen

Kinh doanh xuất phát từ con người, mà con người được thể hiện qua văn hóa, nói vậy để thấy những triết lý hay quan niệm kinh doanh riêng biệt của một quốc gia nào đó đều bắt nguồn từ chính trong suy nghĩ và văn hóa của dân tộc đó. Người Nhật nổi tiếng là những người chăm chỉ, cần mẫn và có tinh thần tập thể, kỉ luật rất cao. Vì vậy, triết lý kinh doanh của họ ra đời cũng phản ánh đúng như tính cách của họ, đó là Kaizen – triết lý thay đổi, cách tân từ những điều nhỏ bé để đạt được thành quả lớn.

“Kai” trong tiếng nhật có nghĩa là “thay đổi, cải tiếng, nâng cấp, đổi mới” trong khí đó “Zen” lại có nghĩa “liên tục, không ngừng nghỉ, đều đặn” . Vậy ý nghĩa đầy đủ của Kaizen là đề cập đến những sự đổi mới, nâng cấp không ngừng nghỉ trong quá trình kinh doanh và sản xuất.

Phương pháp Kaizen ra đời sớm nhất từ sau cuộc thế chiến thứ II, được xem là một phát minh về phương pháp làm việc của người Mỹ và Nhật trong chương trình hỗ trợ giúp tái thiết kinh tế Nhật Bản. Mãi về sau này, công ty Toyota là công ty đầu tiên áp dụng Kaizen trong môi trường việc làm công ty Nhật, và mang lại những thành quả không ngờ. Dần sau đó, phương pháp kaizen được áp dụng rộng rãi trong những công ty khác như Canon, Honda, Panasonic … Không chỉ phát triển trong lĩnh vực sản xuất, phương pháp kaizen dần là nền tảng quản lý có mặt trên tất cả mọi lĩnh vực từ dịch vụ cho đến truyền thông và sau đó là đi sâu vào đời sống của mỗi người.

Triết lý phát triển của người Nhật vs. Triết lý đổi mới của người Mỹ ?

1. Người Mỹ nghĩ gì ?

hoa-nhap-cong-so

Thực tế, mọi sự phát triển trong kinh doanh đều đề cao sự đổi mới, sự sáng tạo, những phát kiến khiến cho năng suất sản xuất có thể tăng trưởng một cách vượt bậc. Trong môi trường làm việc ở các nước phương Tây, điển hình là nước Mỹ.  họ đề cao chủ nghĩa cá nhân, tức là thành quả của sự phát triển thường được gắn liền với sự nỗ lực của một cá nhân, hay một nhóm nhỏ trong công ty. Chính vì vậy, những phát kiến đổi mới trong kinh doanh, những ý tưởng giúp tăng năng suất một cách vượt trội thường xuất phát từ những cá nhân hơn là tập thể. Chính vì vậy, những ý tưởng đó phải là những ý tưởng thật sự xuất sắc, phá cách và vĩ đại, tác động mạnh mẽ  đến sự thay đổi trên chỉ số doanh thu hoặc năng suất, thì ý tưởng đó mới được công nhận.

Kết quả là, sự đổi mới các doanh nghiệp Mỹ nói chung thường diễn ra chậm hơn, và bất biến hơn, đặc biệt là tốn nhiều thời gian, công sức và một lượng chi phí rất lớn để đầu tư cho nó. Tuy nhiên, một khi sự cách tân diễn ra thì nó sẽ tạo nên sư thay đổi toàn diện và bao quát trên các chỉ số phát triển của công ty.

2. Người Nhật nghĩ gì ?

cui-chao

Trong triết lý kinh doanh của người người Nhật nói riêng, thành quả thường được gắn với sự nỗ lực của một tập thể. Cụ thể, người Nhật đặc biệt coi trọng năng suất và sự gắn kết của một tập thể thống nhất từ trên xuống dưới. Trong đó, triết lý Kaizen khuyến khích mỗi cá nhân tạo nên sự thay đổi từ những điều nhỏ nhất. Chính vì vậy, nếu như gặp một câu hỏi “Làm sao để tăng năng suất công ty lên 10%?”, người Mỹ sẽ huy động tất cả cá nhân đề xuất ra 1 ý tưởng lớn để tạo nên sự thay đổi. Trong khi đó, các sếp Nhật sẽ gợi ý cho nhân viên bằng những câu hỏi đơn giản như “để tăng năng suất, liệu bạn có thể đi sớm hơn 10 phút mỗi ngày?” hoặc “Liệu bạn có thể tăng tốc độ hoàn thành công việc sớm hơn 10 phút?”. Các câu hỏi đó gợi mở cho nhân viên tìm ra cách hoàn thiện công  việc của mình tốt hơn mỗi ngày bằng những sự thay đổi nhỏ, chậm rãi nhưng đều đặn. Từ đó, sự thay đổi lan truyền đến từng cá nhân, như con kiến tha lâu về tổ cũng đầy, sự thay đổi chính là thành quả của sự nỗ lực “hoàn thành tốt công việc hơn 10 phút” trong vòng một năm của cả công ty.

Do đó, có thể nói, triết lý Kaizen là triết lý của phát triển lâu dài. Một người công nhân trong quá trình sản xuất, nghĩ ra cách để thay đổi quy trình giúp hoàn thành công việc nhanh hơn vài phút cũng được xem là đã ứng dụng thành công Kaizen trong lúc làm việc. Do đó, các ý tưởng đến từ Kaizen thường là những ý tưởng nhỏ, tác động âm thâm và bền bỉ đối với sự phát triển lớn của công ty, mặt khác nó có tính bền vững cao và đặc biệt thường tốn rất ít CHI PHÍ. 

Như vậy, có thể thấy sự cách tân trong văn hóa kinh doanh của người Nhật thường là kết quả của tập thể, là sự kiên trì, bền bỉ thay đổi từ những điều nhỏ nhưng diễn ra mỗi ngày. Trong khi đó, kết quả của sự cách tân ở phương Tây mang tính bất biến, ngẫu hứng và ít khi diễn ra.

Kết Luận

Kaizen là một văn hóa, là một triết lý kinh doanh đã tồn tại từ lâu đời và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển ở môi trường việc làm công ty Nhật. Triết lý này xét ra lại rất thích hợp dành cho môi trường kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam khi không đỏi hỏi quá nhiều về sự ứng dụng thành quả của các công nghệ mới và nguồn vốn dồi dào. Vì vậy, hy vọng trong thời gian sắp tới, sẽ có nhiều doanh nghiệp trong nước áp dụng thành công phương pháp Kaizen và khẳng định sự phát triển lâu dài của mình.

Từ khóa » Triết Lý Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Nhật Bản