Nâng Mũi Bị Bầm Mắt Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lí

Nâng mũi bị bầm mắt là tình trạng thường xuyên gặp phải ở những khách hàng lần đầu thẩm mỹ mũi. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí qua bài viết sau.

Nâng mũi bị bầm mắt có phải hiện tượng bình thường không?

Sau nâng mũi tuỳ tình trạng cơ địa và thể chất của mỗi người mà có thể xảy ra một vài hiện tượng hậu phẫu. Trong đó sưng bầm có thể nói là hiện tượng phổ biến nhất; hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải.

Trong quá trình sửa mũi, việc thực hiện bóc tách và tái tạo cấu trúc sẽ làm tổn thương đến mô mềm; dây thần kinh; đứt gãy mạch máu. Bản chất của những vết thâm là do các tế bào hồng cầu bị rò rỉ ra ngoài thành mạch và mắc kẹt bên dưới da; dần dần thoái hóa tạo thành các mảng tối. Cũng bởi mao mạch là một hệ thống những sợi dây liên kết chằng chịt với nhau; nên khi mũi bị tác động sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền đến mắt, má và các vùng lân cận.

2 mắt bầm tím sau nâng mũi.

2 mắt bầm tím sau nâng mũi.

Đó là lý do sau khi phẫu thuật, bạn sẽ phải chịu một vài phản ứng như: sưng, đau, bầm,… Sau một thời gian, cơ thể sẽ tự “dọn dẹp” sạch sẽ và sửa chữa lại như bình thường. Dựa trên cơ sở đó, có thể nói nâng mũi bị bầm mắt là một trong những tác dụng phụ rất bình thường sau khi chỉnh hình mũi.

Nguyên nhân nâng mũi bị bầm mắt

Dù là triệu chứng hậu phẫu phổ biến, nhưng khi tình trạng này diễn ra dai dẳng mà không giảm thì bạn cần cẩn trọng. Có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân cơ bản:

1. Do cơ địa

Thông thường, mỗi người đều mang một đặc điểm cơ địa riêng, dựa trên các yếu tố di truyền, lối sống hay thói quen sinh hoạt khác nhau. Vậy nên, tốc độ lành thương và mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng ở từng cá nhân cũng khác nhau.

Với những người có cơ địa yếu, thành mạch mỏng và quá trình tái tạo tế bào lâu hơn bình thường, các vết bầm quanh mắt không thể mờ đi trong thời gian ngắn. Hơn nữa, mức độ thâm còn khá nghiêm trọng và lan rộng ra nhanh chóng. Đặc biệt, một vài chị em còn phải mất tới 1-2 tháng mới có thể sở hữu dáng mũi ổn định hoàn toàn và tình trạng nâng mũi bị bầm mắt mới khỏi hẳn.

2. Kỹ thuật của bác sĩ

Tay nghề của bác sĩ trực tiếp thực hiện phẫu thuật nâng mũi sẽ quyết định gần như một nửa kết quả thẩm mỹ và cả những triệu chứng hậu phẫu. Nếu bác sĩ phạm phải sai lầm như: độn sụn sai vị trí, tạo đường mổ không chính xác, kỹ thuật khâu kém,… thì khả năng gây ra tổn thương lớn và khó phục hồi.

Bác sĩ thẩm mỹ phải có tay nghề cao.

Do đó, cần tránh thực hiện nâng mũi tại các cơ sở thẩm mỹ kém uy tín, không đạt tiêu chuẩn, cơ sở vật chất cũ kỹ để không làm cho mũi và mắt bạn bị tím tái nặng nề, nhiễm trùng, hoại tử, …

3. Chăm sóc sau nâng mũi

Những vết bầm đen cũng có thể trở nên cứng đầu hơn khi bản thân bạn không chăm sóc mũi đúng cách. Bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi người cũng ảnh hưởng đến tốc độ lành nhanh hay chậm của vết thương. Nếu chị em nhận thấy mũi mắt sưng bầm kéo dài trên 2 tuần, rất có thể bạn đã mắc phải những lỗi sau đây:

  • Gây chèn ép đến mũi do cúi người, làm việc nặng, tập thể thao cường độ mạnh, …
  • Nằm không đệm gối, để đầu thấp hơn tim.
  • Căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ nhiều, bị thiếu ngủ.
  • Ăn các loại thực phẩm gây bầm: thịt bò, gà, dê, hải sản, rau muống, …
  • Hút thuốc lá trước và sau khi phẫu thuật.
  • Tiêu thụ các loại thức ăn, thuốc gây loãng máu trước khi nâng mũi.
  • Tắm nóng, xông hơi, để nước tràn vào vết thương.
  • Không thường xuyên vệ sinh, làm sạch vi khuẩn quanh mũi.

Khám phá:

– Muốn mũi hết xấu nhưng bị viêm xoang có nâng mũi được không?

– Cách khắc phục đầu mũi to sau khi nâng mũi có hết hoàn toàn không?

Hiện tượng nâng mũi bị bầm mắt kéo dài bao lâu?

Cơ thể con người luôn có cơ chế tự phục hồi và bù đắp lại những phần bị tổn hại. Nên các mảng thâm dưới da chỉ mang tính chất tạm thời. Thực tế ghi nhận, vết bầm sẽ hiện lên rõ rệt nhất sau khoảng 48h sau phẫu thuật; và dần biến mất trong vòng 10 ngày tiếp theo.

Các mảng da thâm này sẽ dần dần chuyển từ đỏ sang đen, xanh lục nhạt; cuối cùng là ngả vàng nâu và trở về trạng thái ban đầu. Kèm theo đó, cảm giác đau, phù nề, nặng mũi… cũng sẽ dịu bớt hơn rất nhiều.

Thời gian bình phục tuỳ vào mỗi người.

Tuy nhiên, khoảng thời gian này chỉ là tương đối. Vì tốc độ bình phục của cơ thể mỗi người là khác nhau. Thế nên, cũng có những trường hợp bị sưng bầm kéo dài liên tục khiến cho không ít người cảm thấy khó chịu, lo lắng bất an. Xem lại kinh nghiệm nâng mũi cho chị em không biết phải bắt đầu từ đâu.

Xem thêm: Tin tức : Kinh nghiệm nâng mũi cho chị em không biết phải bắt đầu từ đâu

Cách xử lí khi nâng mũi bị bầm mắt

1. Chườm đá

Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên tích cực áp dụng phương pháp chườm đá tại nhà. Chườm lạnh là bí kíp giảm sưng và tím đơn giản nhưng cực kì hữu hiệu; mà y học dân gian đã truyền lại từ hàng chục thế kỷ trước. Bạn nên áp dụng biện pháp này ngay trong vòng 24-48h sau khi kết thúc phẫu thuật để mang lại tác dụng tốt nhất.

Chườm đá rất công hiệu.

Một vài lưu ý khi chườm đá:

  • Không áp đá trực tiếp lên da, cần bọc thêm khăn mềm bên ngoài để tránh đau rát.
  • Nghỉ khoảng 30 giây sau mỗi 5 phút chườm, lặp lại 3-5 lần.
  • Cứ 6-8 tiếng thì lặp lại quy trình trên 1 lần.
  • Thực hiện thao tác chấm nhẹ quanh mắt để hạn chế tổn thương.
  • Từ ngày thứ 3 trở đi nên chuyển sang chườm ấm.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chườm đá sau khi nâng mũi – Góc giải đáp thắc mắc.

Xem thêm: Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được – Góc giải đáp thắc mắc

2. Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Nếu tình trạng nâng mũi bị bầm mắt vẫn kéo dài dù đã áp dụng chườm lạnh, bạn có thể tìm đến bác sĩ để được kê đơn thuốc đặc trị. Đặc biệt với những chị em có cơ địa quá kém, chuyên gia sẽ khuyên bạn nên dùng các sản phẩm tây y trước và sau khi nâng mũi khoảng 2 tuần. Cùng với đó, cần tuyệt đối tránh những loại thuốc làm máu khó đông như aspirin hay motrin.

3. Kiêng rượu bia, thuốc lá

Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với khói thuốc và nạp chất cồn vào bên trong cơ thể tạo ra rào cản cực kỳ lớn đến quá trình lành thương.

Những người nghiện thuốc lá đều trải qua thời gian hồi phục lâu hơn gấp 2-3 lần người bình thường. Kèm theo đó là tăng thêm 40% nguy cơ viêm nhiễm, chảy máu dưới da và bị thâm. Còn đối với rượu bia, chất này có thể thúc đẩy máu tích tụ nhiều hơn tại vết thương; ức chế tiến trình nguyên phân tái tạo mô da và làm yếu đi hệ thống miễn dịch tự nhiên. Hơn nữa, đây còn là nguyên nhân của các mảng sẹo lồi xấu xí.

Kiêng rượu bia và thuốc lá.

4. Chế độ ăn

Nên ăn các thực phẩm giàu calo, protein. Nhóm thực phẩm này cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể; thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo mô ở vùng tổn thương một cách hiệu quả.

Các thực phẩm giàu vitamin A cũng có hiệu quả hấp thu và làm mờ, làm phẳng sẹo; tránh tình trạng sẹo lồi, sẹo lõm ở các vết thương.

Thực phẩm giàu vitamin A.

5. Vận động nhẹ nhàng

Không phải cứ nằm yên một chỗ là tốt cho vết thương. Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Qua đó giảm tình trạng nâng mũi bị bầm tím, sưng tấy.

Vận động nhẹ nhàng giúp giảm sưng tím.

Kết luận.

Tìm hiểu thật kỹ thông tin về bệnh viện mà bạn đã chọn. Càng tốt nếu bạn có thể đến trực tiếp tư vấn và quyết định phẫu thuật sau. Thông thường, bệnh viện thẩm mỹ uy tín sẽ minh bạch công khai giấy phép hoạt động của Bộ Y tế cấp.

Tùy vào cá nhân mỗi người mà sẽ có những tiêu chuẩn để chọn bệnh viện nâng mũi cho mình. Trên mạng mỗi người sẽ chia sẻ một ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, bí quyết để biết rằng nơi đó có phải nơi phù hợp dành cho bạn để trao gửi niềm tin hay không dựa vào 3 yếu tố. Ba yếu tố chính ở đây: bác sĩ phẫu thuật là ai? Công nghệ phẫu thuật như thế nào? Chi phí có phù hợp với túi tiền của bạn không?

Xem thêm: Tin tức công nghệ nâng mũi – mới nhất tại bệnh viện JW

Xem thêm: Bảng Giá Phẫu Thuật Nâng Mũi. mới nhất

Bệnh Viện JW Hàn Quốc

Từ khóa » Bầm Mắt Sau Nâng Mũi