Ngày Toàn Quốc Kháng Chiến (19/12) - Thể Hiện ý Chí, Quyết Tâm Sắt ...
Có thể bạn quan tâm
Kỷ niệm 75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2021)
---
Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12) - Thể hiện ý chí, quyết tâm sắt đá của cả dân tộc để giữ gìn độc lập, tự do cho Tổ quốc
Cách đây 75 năm, ngày 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”, đáp lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng của Người, toàn dân tộc ta muôn người như một, không phân biệt già trẻ, gái trai, dân tộc, tôn giáo đã nhất tề, đoàn kết đứng lên cầm vũ khí tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc….
Ngày 18 và 19 tháng 12 năm 1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông, nay thuộc thành phố Hà Nội, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ta họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, ra quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiều ngày 19 tháng 12 năm 1946, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển đến các đơn vị lực lượng vũ trang mật lệnh về ngày và giờ của cuộc giao chiến trong toàn quốc. Vào lúc 20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến được phát ra, đồng thời quân và dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc.
Sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi khắp cả nước, trong đó có đoạn khẳng định rất hùng hồn:...“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”…Đó là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí, quyết tâm sắt đá của cả dân tộc Việt Nam. Đồng thời khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất; động viên, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
* Hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, cả dân tộc ta đoàn kết một lòng, quyết tâm chiến đấu giành, giữ nền độc lập non trẻ của nước nhà
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân, dân Hà Nội đã cùng nhất tề đứng lên đánh giặc cứu nước. Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc bằng cuộc chiến đấu 60 ngày đêm vô cùng oanh liệt. Trải qua 60 ngày đêm chiến đấu kiên cường, anh dũng, sáng tạo, quân và dân Hà Nội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho cơ quan đầu não, tản cư, bảo đảm an toàn cho nhân dân; chuyển hàng nghìn tấn máy móc, vật tư ra an toàn khu, tạo tiềm lực ban đầu cho kháng chiến.
Cùng với Thủ đô Hà Nội, quân và dân các đô thị ở Bắc vĩ tuyến 16 cũng giành được thắng lợi quan trọng. Quân và dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đẩy mạnh chiến tranh du kích, phá kế hoạch bình định, không cho địch đưa lược lượng ra Trung và Bắc Bộ. Đồng thời, chúng ta thực hiện cuộc tổng di chuyển cơ quan, kho tàng, máy móc… vào An toàn khu, thiết lập hệ thống thông tin liên lạc giữa các địa phương và Trung ương ở chiến khu, nhân dân các vùng có chiến sự cũng triệt để thực hiện “vườn không, nhà trống”, tản cư ra vùng tự do.
Và chỉ sau một thời gian ngắn, đất nước đã chuyển hướng theo điều kiện thời chiến. Cuộc chiến đấu oanh liệt của quân và dân Hà Nội cũng như cả nước trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” và ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm tiền đề cho những thắng lợi về sau của ta.
* Cả nước đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, giành thắng lợi vẻ vang.
Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động lãnh đạo, kịp thời đưa cả nướcvào thời chiến, xây dựng thực lực và thế trận chiến tranh nhân dân trong cả nước, kết hợp với việc ổn định đời sống và tổ chức sản xuất. Hoạt động đối ngoại được tăng cường, làm cho nhân dân tiến bộ trên thế giới, nhất là nhân dân Pháp hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Về phía Pháp, với bản chất cố hữu của kẻ thực dân xâm lược, sau khi được tăng cường lực lượng, chúng mở rộng vùng chiếm đóng, ráo riết thực hiện đòn tấn công quyết định nhằm sớm kết thúc chiến tranh. Thời điểm Thu-Đông năm 1947, Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương huy động một lực lượng khá lớn, mở cuộc hành quân lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt quân chủ lực, tiêu diệt cơ quan đầu não, phá tan căn cứ kháng chiến của ta. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Bác Hồ và tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt khó khăn, quyết tâm cao, quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, giành thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Thu-Đông năm 1947, làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”của thực dân Pháp, mở ra giai đoạn mới cho cuộc kháng chiến chính nghĩa.
Do không thể sớm kết thúc chiến tranh theo ý định ban đầu, các nhà chỉ huy quân Pháp buộc phải chuyển sang “đánh kéo dài”, thực hiện chính sách thâm độc “dùng người Việt đánh người Việt”; “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Trước âm mưu nham hiểm của địch, các lực lượng của ta liên tục chiến đấu, phối hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh kinh tế và chính trị; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng tiềm lực kháng chiến, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân.
Đến năm 1950, lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt. Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần vùng biên giới phía Bắc, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa. Trải qua 29 ngày đêm chiến đấu kiên cường, quân và dân ta làm nên thắng lợi quan trọng, tạo được bước ngoặt rất căn bản, đưa cuộc kháng chiến của dân tộc bước sang giai đoạn phản công, buộc quân Pháp phải lui dần về thế phòng ngự.
Trước tình trạng sa lầy của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn, nhằm thực hiện âm mưu ngăn chặn phong trào cộng sản tràn đến Đông Nam Á và sẵn sàng thay thế thực dân Pháp để kéo dài chiến tranh. Trước tình đó, tháng 2/1951, Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam lúc này là tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn và bảo vệ hòa bình thế giới.
Với khí thế tiến công liên tục, quân và dân ta giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên các chiến trường Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào…, đẩy quân địch lún sâu vào thế bị động; thế và lực của ta ngày càng được củng cố vững chắc, lực lượng vũ trang 3 thứ quân ngày càng lớn mạnh, hậu phương được củng cố là chỗ dựa quan trọng, vững chắc của tiền tuyến.
Hòng làm xoay chuyển tình thế, dựa vào sự viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp lập kế hoạch Nava nhằm lấy lại thế chủ động, tiến tới tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta để kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, dưới sự chỉ của Trung ương Đảng và Bác Hồ, quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng, kiên cường làm thất bại kế hoạch của địch, buộc Nava phải đưa quân chủ lực lên Điện Biên Phủ, thành lập tập đoàn cứ điểm khổng lồ để tiêu diệt “chủ lực Việt Minh”.
Song tập đoàn cứ điểm này đã bị quân và dân ta đập tan sau 56 ngày đêm chiến đấu ròng rả, kiên cường, anh dũng. Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” trờ thànhmốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, đưa đến việc ký kết Hiệp định giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
Từ đó, miền Bắc nước ta được giải phóng, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.
Kỷ niệm sự kiện 75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến là dịp để Đảng bộ, quân và dân Quảng Ngãi ôn lại, phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy và bồi đắp lòng tự hào dân tộc, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra.
Tuấn Anh
Trương Đình Nhất
Từ khóa » Nhân Dân Kháng Chiến Chống Pháp
-
Hai Cuộc Kháng Pháp Của Dân Tộc Việt Nam - Thành ủy TPHCM
-
Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Pháp đầu Tiên Của Quân Và Dân ...
-
Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp
-
Chiến Tranh Đông Dương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nam Bộ Kháng Chiến - Hào Khí Và Quyết Tâm Bảo Vệ Nền độc Lập, Tự ...
-
Kháng Chiến Chống Pháp - Báo Cần Thơ
-
Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp - Báo Cần Thơ
-
Sức Mạnh Chiến Tranh Nhân Dân Từ Lời Kêu Gọi Toàn Dân Kháng Chiến ...
-
Góc Nhìn Mới Về Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp ở Nam Kỳ
-
NHỮNG ANH HÙNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
-
Lịch Sử Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp, 1945-1954
-
Hương Thủy Trong Kháng Chiến Chống Pháp-Giai đoạn 1949-1953
-
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN HIỆP CÁC ...