Phân Dạng Bài Tập Axit Nitric - O₂ Education

Phân dạng bài tập axit nitric

phan dang bai tap axit nitric

Xem thêm

Câu hỏi trắc nghiệm sự điện li

Phân dạng bài tập sự điện li

Câu hỏi trắc nghiệm nitơ photpho

Phân dạng bài tập nitơ photpho

PHÂN DẠNG BÀI TẬP VỀ AXIT NITRIC

1. Axit nitric tác dụng với kim loại

1.1. Tính lượng chất

a.Phản ứng không tạo muối amoni

Mức độ vận dụng

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch HNO3 dư, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là

A. 0,2. B. 0,5. C. 0,6. D. 0,25.

Ví dụ 2: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng, thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí NO2 và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là

A. 0,81. B. 8,1. C. 0,405. D. 1,35.

Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm Al và Ag. Cho m gam X vào dung dịch HCl dư, thu được 672 ml khí (đktc). Nếu cho m gam X vào dung dịch HNO3 đặc, nguội (dư), thu được 448 ml khí (đktc). Giá trị của m là

A. 1,35. B. 1,62. C. 2,43. D. 2,7.

Ví dụ 4: Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

A. 0,02 và 0,03. B. 0,01 và 0,02. C. 0,01 và 0,03. D. 0,02 và 0,04.

Ví dụ 5: Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Mg vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc, thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O (không còn sản phẩm khử khác). Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp X là

A. 63%. B. 46%. C. 36%. D. 50%.

Ví dụ 6: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là

A. 25,6. B. 16. C. 2,56. D. 8.

Ví dụ 7: Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Thể tích NO và N2O thu được lần lượt là

A. 2,24 lít và 6,72 lít. B. 2,016 lít và 0,672 lít.

C. 0,672 lít và 2,016 lít. D. 1,972 lít và 0,448 lít.

Ví dụ 8: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là

A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36.

Ví dụ 9: Để hòa tan hết m gam Cu thì cần dung dịch HNO3 (loãng) chứa 0,16 mol HNO3, sản phẩm khử của phản ứng là khí NO (duy nhất). Giá trị của m là

A. 5,12. B. 3,84. C. 10,24. D. 10,80.

Ví dụ 10: Ngâm 10,1 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn trong dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được 1,12 lít một chất khí (sản phẩm khử duy nhất) không màu, nhẹ hơn không khí. Thể tích HNO3 0,5M đã dùng là

A. 100 ml. B. 250 ml. C. 500 ml. D. 1200 ml.

Ví dụ 11: Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3, thấy tạo ra 44,8 lít hỗn hợp ba khí NO, N2, N2O . Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Thể tích dung dịch HNO3 1M cần dùng (lít) là

A. 1,92. B. 19,2. C. 19. D. 1,931.

Ví dụ 12: Cho 1,86 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 560 ml lít khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Khối lượng (gam) muối nitrat tạo ra trong dung dịch là A. 40,5. B. 14,62. C. 24,16. D. 14,26.

Ví dụ 13: Cho 1,35 gam hỗn hợp A gồm Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư, thu được 1,12 lít hỗn hợp sản khử là NO và NO2 (đktc) có khối lượng mol trung bình là 42,8. Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là

A. 9,65 gam. B. 7,28 gam. C. 4,24 gam. D. 5,69 gam.

Ví dụ 14: Hòa tan 10,71 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe trong 4 lít dung dịch HNO3 a mol/l vừa đủ, thu được dung dịch Y và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ lệ mol 1:1. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Biết Y phản ứng với dung dịch NaOH thì không thấy khí thoát ra. Giá trị m và a lần lượt là

A. 55,35 và 2,20.  B. 53,55 và 0,22. C. 55,35 và 0,22.  D. 53,55 và 2,20.

Ví dụ 15: Cho 25,2 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng đun nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất và một dung dịch Z, còn lại 1,4 gam kim loại không tan. Khối lượng muối trong dung dịch Z là

A. 76,5 gam. B. 82,5 gam. C. 126,2 gam. D. 180,2 gam.

Ví dụ 16: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu (biết sản phẩm khử duy nhất là NO)?

A. 1,2 lít. B. 0,6 lít. C. 0,8 lít. D. 1,0 lít.

Ví dụ 17: X là hỗn hợp bột kim loại Cu và Fe, trong đó Fe chiếm 40% khối lượng. Hoà tan m gam X bằng 200 ml dung dịch HNO3 2M, thu được khí NO duy nhất, dung dịch Y và còn lại 0,7m gam kim loại. Khối lượng muối khan trong dung dịch Y là

A. 54 gam. B. 64 gam. C. 27 gam. D. 81 gam.

Ví dụ 18: Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là

A. 25,32 gam. B. 24,20 gam. C. 29,04 gam. D. 21,60 gam.

Ví dụ 19: Hoà tan hoàn toàn 49,32 gam Ba bằng 800 ml dung dịch HNO3 1M, thu được V lít khí X ở điều kiện tiêu chuẩn (biết N+5 chỉ bị khử xuống N+1). Giá trị của V là

A. 1,792.   B. 5,824.   C. 2,688.   D. 4,480. 

Ví dụ 20: Cho 2,76 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ số mol tương ứng 2:1 hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, thu được sản phẩm khử chỉ gồm NO2 và NO. Thể tích hỗn hợp khí NO, NO2 ít nhất thu được gần với giá trị nào sau đây?

A. 0,672 lít. B. 0,784 lít. C. 0,448 lít. D. 0,56 lít.

Mời các thầy cô và các em tải bản đầy đủ tại đây

2. PHÂN DẠNG BÀI TẬP VỀ AXIT NITRIC-có đáp án

Xem thêm

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm sự điện li

Phân dạng bài tập sự điện li

Câu hỏi trắc nghiệm nitơ photpho

Phân dạng bài tập nitơ photpho

Từ khóa » Bài Tập Axit Nitric