Phương Pháp Hành Chính (Administrative Methods) Trong Quản Lí ...
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp hành chính (Administrative Methods)
Khái niệm
Phương pháp hành chính trong tiếng Anh là Administrative Methods.
Phương pháp hành chính trong quản lí kinh tế là phương pháp tác động trực tiếp của cơ quan quản lí kinh tế đến các đối tượng bị quản lí cấp dưới bằng những quyết định và mệnh lệnh dứt khoát có tính chất bắt buộc phải thực hiện trong lĩnh vực kinh tế.
Nội dung của phương pháp hành chính
Các phương pháp hành chính tác động lên đối tượng bị quản lí theo hai hướng: Tác động về tổ chức (phần tĩnh) và tác động điều chỉnh (phần động).
Tác động về mặt tổ chức bao gồm các vấn đề như:
- Ban hành các qui định về tổ chức quản lí của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế về các mặt: Cơ cấu bộ máy quản lí, chức năng quản lí, cán bộ quản lí.
- Ban hành các điều lệ tổ chức của doanh nghiệp.
- Qui chế hóa các thủ tục hành chính khi giải quyết các vấn đề kinh tế
- Ban hành những tiêu chuẩn, qui phạm kĩ thuật và định mức kinh tế có tầm quan trọng và có tính chất bắt buộc.
Tác động về mặt điều chỉnh thể hiện ở các vấn đề như:
- Ra các chỉ thị có tính chất hành chính để điều chỉnh các vấn đề nảy sinh về kế hoạch kinh tế.
- Ra các mệnh lệnh tức thời về hành chính để điều chỉnh giải quyết vấn đề kinh tế.
Phương pháp hành chính có ưu điểm là giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn, nhưng việc sử dụng nó đòi hỏi phải bảo đảm tính chuẩn xác của các quyết định, xác định phạm vi áp dụng hợp lí, và cũng dễ nảy sinh hiện tượng lạm dụng, quan liêu và độc đoán.
Vai trò của phương pháp hành chính trong quản lí
Vai trò của các phương pháp hành chính trong quản lí kinh doanh rất to lớn, nó xác lập trật tự kỉ cương làm việc trong doanh nghiệp, là khâu nối các phương pháp quản trị khác lại, giấu được bí mật, ý đồ kinh doanh và giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có một bộ máy hợp lí gồm các cấp, các khâu liên kết với nhau theo quan hệ chiều dọc và chiều ngang. Mỗi bộ phận đều có chức năng, quyền hạn và trách nhiệm xác định.
Tác động hành chính có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định. Vì vậy, các phương pháp hành chính hết sức cần thiết trong những trường hợp hệ thống quản lí bị rơi vào nhưỡng tình huống khó khăn, phức tạp.
Ưu nhược điểm của phương pháp hành chính
Ưu điểm:
– Sử dụng mệnh lệnh, quyền lực buộc cấp dưới thực thiện nhiệm vụ nhất định. Giúp duy trì kỉ cương trật tự cho môi trường tổ chức.
– Khi sử dụng không cần phải đi kèm những phương pháp khác mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
Nhược điểm:
– Tạo ra áp lực, sức ép tâm lí, làm giảm khả năng sáng tạo.
– Lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến quan liêu trong tổ chức dẫn đến hậu quả xấu.
– Nhà quản lí phải là những người rất có bản lĩnh để quan sát nắm bắt được đối tượng để có sự tác động chuẩn xác, phù hợp thì mới có hiệu quả cao.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản lí Nhà nước về Kinh tế và Quản trị kinh doanh của Doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kĩ Thuật)
Từ khóa » Nhược điểm Của Phương Pháp Hành Chính
-
Nội Dung Chủ Yếu, đặc điểm, ưu điểm Và Hạn Chế Của Các Phương ...
-
Phân Tích Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước
-
Ưu Nhược điểm Của Các Phương Pháp Quản Lí Nhà Nước - TaiLieu.VN
-
Phương Pháp Hành Chính Trong Quản Lý Kinh Tế Là Gì? Nội Dung Và ...
-
Phân Tích Các Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Hiện Nay ?
-
Ưu Nhược điểm Của 3 Phương Pháp Giáo Dục-hành Chính-kinh Tế ...
-
ưu Nhược điểm Của Phương Pháp Hành Chính Tổ Chức - 123doc
-
Ưu Và Nhược điểm Của Các Biện Pháp Xử Lý Hành Vi Xâm Phạm ...
-
Phân Tích ưu Nhược Điểm Của Các Phương Pháp Quản Lý Hành ...
-
Vai Trò Và Các Phương Pháp Quản Trị ? Ưu Nhược điểm
-
Khái Niệm Và Các Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước
-
Các Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước ở Nước Ta Hiện Nay
-
GT Hành Chính Nhà Nước - Page 21 - Wattpad
-
Những Hạn Chế Chủ Yếu Và Giải Pháp Khắc Phục Nhằm Nâng Cao ...