Phương Pháp - Ứng Dụng Số Phức Vào Giải Toán Dòng điện Xoay Chiều

Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Đăng nhập

Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > VẬT LÍ > LỚP 12 > Chương 3: Điện xoay chiều > Bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp > Phương pháp Ứng dụng số phức vào giải toán dòng điện xoay chiều

Thảo luận trong 'Bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp' bắt đầu bởi Doremon, 2/10/14.

  1. Doremon

    Doremon Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 29/9/14 Bài viết: 1,299 Đã được thích: 210 Điểm thành tích: 63 Giới tính: Nam
    Qua nhiều năm; nhiều thế hệ học sinh cũng như các thầy cô đều có chung nhận định: Những câu hỏi thuộc phần điện xoay chiều nằm trong đề thi đại học đều:
    • Có kiến thức rộng.
    • Tập trung nhiều câu khó.
    • Đòi hỏi học sinh phải biến đổi toán học nhiều.
    • Mất nhiều thời gian.
    Nên để có thể giải quyết được nhiều câu thuộc phần này không hề đơn giản tuy nhiên nếu học sinh được có kiến thức căn bản; trang bị phương pháp hay… thì nó lại trở nên “tầm thường” đối với học sinh. Trong chuyên đề ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu một phương pháp giải điện xoay chiều khá hay: Ứng dụng số phức vào giải toán dòng điện xoay chiều. 1. Phương pháp Giả sử dòng điện xoay chiều có dạng: i = I$_0$cos(ωt + φ$_i$) thì điện áp xoay chiều có dạng tổng quát là: u = U$_0$cos(ωt + φ$_u$) thì: a) Cơ sở Một dao động mô tả bằng hàm điều hòa có thể biểu diễn bằng dạng số phức như sau: u = U$_0$cos( ωt + φ) = u = U$_0$e$^(ωt + φ)$ = a + bi [​IMG] Biểu thức dòng điện: $\,i = \frac{u}{{\overline Z }} = \frac{{{u_R}}}{{\overline {{Z_R}} }} = \frac{{{u_L}}}{{\overline {{Z_L}} }} = \frac{{{u_C}}}{{\overline {{Z_C}} }} = \frac{{{u_{MN}}}}{{\overline {{Z_{MN}}} }}$ b) Cách cài đặt máy tính 570ES dạng số phức để viết u,i
    • B1: Shift 9 3 = = (Để cài đặt ban đầu)
    • B2: Mode 2 → xuất hiện chữ CMPLX (cài đặt tính toán số phức)
    • B3: Nhập dữ liệu vào máy tính rồi:
    + Bấm shift 2 3 = sẽ ra kết quả dạng mũ phức ${I_0}\angle {\varphi _i}$ (hoặc ${U_0}\angle {\varphi _u}$) khi viết phương trình i ( hoặc u). + Để tìm R, L, C thì ta chỉ bấm "=" sau khi nhập dữ liệu xong. Sau đây là ví dụ minh họa Vận dụng Ví dụ 1: ĐH – 2013 Đặt điện áp u = 220√2cos(100πt) V vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R = 100 Ω, tụ điện có C = 1/20π mF và cuộn cảm thuần có L = 1/π H. Biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là A. i = 2,2√2.cos(100πt + π/4) A. B. i = 2,2cos(100πt - π/4) A. C. i = 2,2cos(100πt + π/4) A. D. i = 2,2√2.cos(100πt - π/4) A. Lời giải​$\left\{ \begin{array}{l} R = 100\Omega \\ {Z_L} = 100\Omega \\ {Z_C} = 200\Omega \end{array} \right. \to i = \frac{{220\sqrt 2 \angle 0}}{{100 + \left( {100 - 200} \right)i}} = \frac{{11}}{5}\angle \frac{\pi }{4}$ Chọn C. Ví dụ 2: ĐH – 2013 Đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn cảm thuần, đoạn mạch X và tụ điện (hình vẽ). Khi đặt vào hai đầu A, B điện áp $u_AB$ = $U_0$cos(ωt + φ) V ($U_0$, và không đổi) thì: LC$ω^2$ = 1, ${U_{AN}} = 25\sqrt 2 \,V$ và ${U_{MB}} = 50\sqrt 2 \left( V \right)$, đồng thời $u_AN$ sớm pha π/3 so với $u_MB$. Giá trị của $U_0$ là [​IMG]​A. $25\sqrt {14} \left( V \right).$ B. $25\sqrt 7 \left( V \right).$ C. $12,5\sqrt {14} \left( V \right).$ D. $12,5\sqrt 7 \left( V \right).$ Lời giải​[​IMG] Chọn B. Ví dụ 3: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch nhỏ AM và MB mắc nối tiếp với nhau. Đoạn mạch AM gồm điện trở R = 100Ω mắc nối tiêp với một tụ điện có điện dung C = 1/10π mF. Đoạn mạch MB là cuộn dây không thuần cảm. Khi đặt vào hai đầu A, B một điện áp xoay chiều thì điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch AM có biểu thức $u_AM$ = 160sin(100πt) V; còn điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn dây có biểu thức $u_MB$ = 100cos(100πt) V. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB bằng A. 132 W. B. 94 W. C. 126 W. D. 104 W Lời giải​Theo đề: R = 100 Ω; ZC = 100 Ω; $u_AM$ = 160sin(100πt) = 160cos(100πt - π/2) V [​IMG] Chọn D.

    Bài viết mới nhất

    • Mạch điện xoay chiều RLC có C thay đổi10/11/2016
    • Mạch RLC có L thay đổi10/11/2016
    • Mạch xoay chiều RLC có R thay đổi10/11/2016
    • Mạch RLC xảy ra cộng hưởng điện10/11/2016
    • Công và công suất dòng điện xoay chiều10/11/2016
    Last edited by a moderator: 13/4/18 Doremon, 2/10/14 #1 xuka thích bài này.
  2. xuka

    xuka Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 10/10/14 Bài viết: 353 Đã được thích: 35 Điểm thành tích: 28 Giới tính: Nữ
    Thanks
    xuka, 10/10/14 #2
  3. Thiện Trần

    Thiện Trần Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 6/3/16 Bài viết: 10 Đã được thích: 1 Điểm thành tích: 1
    hay lắm ạ!
    Thiện Trần, 8/4/16 #3
(Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.) Show Ignored Content

Chia sẻ trang này

Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Mật khẩu: Bạn đã quên mật khẩu? Duy trì đăng nhập Đăng nhập

Thống kê diễn đàn

Đề tài thảo luận: 6,071 Bài viết: 12,735 Thành viên: 18,036 Thành viên mới nhất: duychien.saigonapp

Chủ đề mới nhất

  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ Đất nước... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp Hướng dẫn viết dàn ý bài thơ... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài kí Ai đã đặt... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích truyện Vợ chồng... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ tây tiến... Tăng Giáp posted 6/8/20
Đang tải... Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > VẬT LÍ > LỚP 12 > Chương 3: Điện xoay chiều > Bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp >

Từ khóa » điện Xoay Chiều Bằng Số Phức