Quy định Mới Về Chuyển đổi Vị Trí Công Tác đối Với Cán Bộ, Công Chức

Thứ hai, 25/11/2024, 15:33
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Danh bạ Điện thoại - Email
    • Lịch sử hình thành
  • Tin Tức
    • HOẠT ĐỘNG THANH TRA
    • GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
    • PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
    • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • HOẠT ĐỘNG KHÁC
    • Hoạt động Đảng - Đoàn thể
  • Cải cách hành chính
    • Thủ tục hành chính
    • Hệ thống ISO 9001:2015
  • Văn bản pháp luật
  • Hỏi đáp
Chúng tôi trên mạng xã hội

Chúng tôi trên mạng xã hội

  • Trang nhất
  • Tin Tức
  • PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Quy định mới về chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức Thứ năm - 26/03/2020 15:27 Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019, có những quy định mới về việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được quy định trong Luật PCTN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2012), Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/ 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Luật PCTN năm 2018 tiếp tục kế thừa, bổ sung một số quy định mới nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong các quy định trước đây. Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác chỉ thực hiện đối với cán bộ, công chức không giữa chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo và không làm thay đổi tính chất công việc của cán bộ, công chức, viên chức; chỉ chuyển đổi từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương. Cơ quan, tổ chức, đơn vị nào phải thực hiện việc chuyển đổi Theo quy định của Luật PCTN năm 2018, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ. Những vị trí công tác nào phải thực hiện việc chuyển đổi Điều 25 của Luật PCTN năm 2018 quy định “Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác”. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Căn cứ vào quy định này, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN đã quy định các vị trí công tác cụ thể phải chuyển đổi trong 18 ngành, lĩnh vực tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định. Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quy định cụ thể danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực tại chính quyền địa phương để tổ chức thực hiện. Nguyên tắc và trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển đổi Điều 24 của Luật PCTN năm 2018 quy định việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ các nguyên tắc: bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức. Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo trình tự thủ tục như sau: Định kỳ hằng năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện. Khi thực hiện việc chuyển đổi, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Một số trường hợp cần lưu ý khi thực hiện việc chuyển đổi 1. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung. 2. Điều 38 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN quy định chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức trong những trường hợp: 1) Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật; 2) Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử; 3) Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái; 4) Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác. 3. Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu. Những quy định về việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng trên đây có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2019, thay thế các quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/ 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Cẩm Hà (Thanh tra tỉnh)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2.5 - 2 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Những tin mới hơn

  • Kết quả đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2018

    (29/04/2020)
  • Một số kết quả chủ yếu qua 01 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

    (29/04/2020)
  • UBND tỉnh ban hành kế hoạch đánh giá công tác PCTN năm 2019

    (29/05/2020)
  • Chính phủ ban hành Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập

    (03/11/2020)
  • Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

    (13/11/2020)
  • UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2021

    (29/01/2021)
  • Triển khai thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập

    (10/03/2021)
  • Quy định về ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Thanh tra

    (17/03/2021)
  • Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh

    (02/04/2021)
  • Công bố Danh mục thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh

    (07/04/2021)

Những tin cũ hơn

  • Đề cương và phụ lục sơ kết Chỉ thị 10/CT-TTg

    (25/03/2020)
  • Sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

    (24/03/2020)
  • UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

    (10/09/2019)
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ

    (10/09/2019)
  • UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai, thi hành Luật PCTN năm 2018

    (10/09/2019)
  • Ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp

    (10/09/2019)
  • Bộ Chính trị ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

    (24/01/2019)
  • Sở Tài chính hoàn thành việc minh bạch tài sản, thu nhập năm 2018

    (24/01/2019)
  • Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật PCTN năm 2018

    (18/02/2019)
  • Ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp

    (23/04/2019)
Tin nổi bật
  • Đề cương báo cáo kiểm soát tài sản, thu nhập năm 2022
  • Triển khai thực hiện Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022
  • Gặp mặt chúc mừng Phụ nữ nhân ngày 08-3
  • Công bố quyết định thanh tra tại Sở Y tế
  • Hướng dẫn thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập năm 2021
THÔNG BÁO VĂN BẢN MỚI

10/2023/TT-BNV

Thông tư HD thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức,đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, hội

Thời gian đăng: 29/08/2023

lượt xem: 323 | lượt tải:53

59/2022/NĐ-CP

Nghị định Quy định về xác thực định danh điện tử

Thời gian đăng: 15/09/2022

lượt xem: 577 | lượt tải:127

55/2022/NĐ-CP

Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

Thời gian đăng: 15/09/2022

lượt xem: 484 | lượt tải:124

53/2022/NĐ-CP

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng

Thời gian đăng: 15/09/2022

lượt xem: 929 | lượt tải:139

979/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật"

Thời gian đăng: 15/09/2022

lượt xem: 372 | lượt tải:105 Kết luận thanh tra Công dân hỏi Công khai ngân sách Thông tin tuyên truyền Xin ý kiến Học tập và làm theo Bác Công báo chính phủ Hoạt động Đảng - Đoàn thể Thông tin khoa học Lich tiep cong dan Bộ Pháp điển Công báo Bình Định Cổng TTĐT BĐ Bộ Thủ tục hành chính Tài liệu ISO Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay8,581
  • Tháng hiện tại185,745
  • Tổng lượt truy cập20,106,046
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Việc Luân Chuyển Công Chức được Thực Hiện Trong Các Trường Hợp Sau đây