Rượu Tỏi – Bài Thuốc Quý Giúp Trị Viêm Mũi Dị ứng Từ Dân Gian

Tỏi là một loại phụ gia quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình Việt. Nhưng cách chế biến và công dụng của rượu tỏi – một bài thuốc có tác dụng trị viêm mũi dị ứng hiệu quả ra sao thì có lẽ không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Rượu tỏi – bài thuốc quý giúp trị viêm mũi dị ứng từ dân gian 1

Công dụng của tỏi

Mùi hương quyến rũ của tỏi phi, vị ngọt ngọt cay cay của tỏi nướng có gợi nhớ cho bạn những món ăn hấp dẫn nào không? Một bát bún nghi ngút khói, thêm một thìa dấm tỏi, một chút ớt ngon, thưởng thức trong những ngày đầu đông se lạnh thì thật tuyệt vời!

Tuy nhiên, tỏi không chỉ góp phần làm phong phú nền ẩm thực, mà còn là một trợ thủ đắc lực trong việc phòng và điều trị một số bệnh lý, trong đó có viêm mũi dị ứng. Lý do là vì trong thành phần của tỏi có chứa một chất kháng sinh tự nhiên là allixin, có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Bên cạnh đó tinh dầu tỏi có công dụng sát trùng, chống viêm nhiễm.

Tỏi còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, hạn chế nguy cơ nghẽn động mạch và giảm thiểu nồng độ cholesterol. Ngoài ra, tỏi còn có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh khác. Một số cách thức chế biến và sử dụng tỏi như: ăn sống, dấm tỏi, xào nấu cùng món ăn… đều có thể đem lại tác dụng phòng và trị bệnh cho người bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi một ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mình.

Cách bào chế rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Để có được một hũ rượu tỏi đem lại lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 40 g tỏi khô
  • 100 ml rượu vodka (hoặc rượu trắng) 45 độ
  • Một hũ thủy tinh có nắp đậy kín

Cách làm: Tỏi khô bóc vỏ, xay nhuyễn, sau đó rót rượu vào, đậy nắp bình thật kín. Khi mới ngâm rượu có màu trắng, sau đó dần dần chuyển sang màu nước trà đậm. Thỉnh thoảng lại lắc chai rượu. Đến ngày thứ 10 rượu đã có thể uống được.

Liều lượng: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 40 giọt, tương đương một thìa cà phê. Bạn có thể pha rượu tỏi với một chút nước ấm cho dễ uống. Sáng dùng trước khi ăn, còn tối dùng trước đi ngủ. Thông thường chỉ sau khoảng 20 ngày bạn sẽ dùng hết một hũ rượu tỏi.

Vì vậy để ngày nào cũng có để dùng thì cứ sau 10 ngày bạn lại tiếp tục ngâm. Chỉ với một lượng nhỏ như vậy, nếu dùng liên tục và đều đặn, bạn sẽ giảm bớt và dần khỏi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, cũng như phòng tránh được một số bệnh khác, như cảm cúm chẳng hạn.

Có một cách khác để bạn có thể tận dụng lợi ích của tỏi. Đó là dùng tỏi giã ra rồi vắt lấy nước, trộn đều với dầu vừng nửa nọ, nửa kia. Dùng nước muối để vệ sinh mũi, lau sạch và dùng bông thấm thuốc này nhét vào mũi. Phương pháp này sẽ có tác động trực tiếp và hiệu quả đến bệnh viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên bài thuốc nào cũng có thể là con dao hai lưỡi nếu sử dụng không đúng cách và quá đà. Tỏi có thể làm loãng máu, vì vậy không nên lạm dụng mà chỉ nên dùng một cách vừa phải. Bên cạnh đó bệnh nhân viêm mũi dị ứng cũng có thể tham khảo một phương pháp nhanh chóng, an toàn và tiện dụng hơn rất nhiều đó là sử dụng sản phẩm máy xông khí dung của Omron. Các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, sổ mũi… sẽ hoàn toàn được đẩy lùi và dần biến mất. Với chiếc máy hiện đại và thông minh này, viêm mũi dị ứng sẽ không còn là nỗi lo ám ảnh cuộc sống tươi đẹp của bạn bên gia đình.

 Theo Omron-yte.com.vn

Từ khóa » Nhỏ Rượu Tỏi Vào Mũi