Soạn Văn 7 Tập 2 Bài: Thêm Trạng Ngữ Cho Câu (Tiếp Theo) - Tech12h

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I – CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ

1.Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc khô thể lược bỏ trạng ngữ?

a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...].

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

Các trạng ngữ trong hai câu trên là:

Câu a:

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ.

Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa.

Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

Câu b:

Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

Thử lược bỏ thành phần trạng ngữ trong các câu trên và cho biết việc này có ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của câu.

Đọc các câu lược bỏ trạng ngữ và nhận xét:

  • trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ.
  • mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa.
  • vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
  • có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
  • lá bàng đỏ như màu đồng hun.

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu nhưng không thể bỏ đi vì:

  • Chúng ta không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.
  • Có khi, vì vắng mặt trạng ngữ nên ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định.

2. Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gianm không gian, nguyên nhân – kết quả,…). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?

Khi làm một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định: sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, trình tự quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả,...

=> Đối với việc sắp xếp này, trạng ngữ có một vai trò quan trọng trong việc nối kết các câu, các đoạn, góp phần làm cho liên kết của văn bản chặt chẽ, mạch lạc.

Ghi nhớ

Trạng ngữ có những công dụng như sau:

  • Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;
  • Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

II – TÁCH TRẠNG NGỮ THÀNH CÂU RIÊNG

1.Câu in đậm dưới đây có gì đặc biệt?

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.

(Đặng Thai Mai)

Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu đã bị tách riêng ra thành một câu độc lập.

2. Việc tách câu như trên có tác dụng gì?

Việc tách ra như vậy có tác dụng nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc tin tưởng tự hào với tương lai của tiếng Việt.

Ghi nhớ

Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là những trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.

Từ khóa » Giải Ngữ Văn 7 Trang 46