Tác Dụng Và Các độc Tính Nguy Hiểm Của Sâu Ban Miêu
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Sâu ban miêu là gì?
- Tác dụng của Sâu ban miêu
- Cách sử dụng sâu ban miêu
- Lưu ý khi sử dụng sâu ban miêu
- Kết luận và tóm tắt
Ở các vùng núi, người ta truyền tai nhau rằng, nam giới uống Sâu ban miêu thì sức khỏe tình dục thăng hoa, duy trì được phong độ của đàn ông và khẳng định được bản lĩnh phái mạnh. Vậy Sâu ban miêu là thuốc gì, liệu nó có tác dụng tốt như lời đồn hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.
Sâu ban miêu là gì?
Sâu ban miêu là tên gọi của một loài sâu có màu sắc sặc sỡ. Có nhiều tên gọi khác nhau như Nguyên thanh, Ban manh, Ban mao,… Ở Việt Nam còn được biết đến với tên Sâu đậu và Sâu ba vạch.
Tên khoa học của nó là Lytta vesicatorica Fabr. Thuộc họ Ban miêu Meloidae.
Mô tả
Đây là một loài sâu nhỏ thuộc bọ cánh cứng. Thân có màu đen hoặc xanh lục biếc xen kẽ với màu đỏ, vàng hoặc cam. Dài khoảng 1,5-2 cm, ngang khoảng 0,4-0,6 cm. Ban miêu có đầu hình tim, thân chia thành 11 đốt. Có một rãnh nhỏ chạy dọc giữa đầu và thân. Giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Râu ngắn màu đen hình sợi.
Phía dưới lớp cánh cứng có 2 cánh mềm, trong suốt. Dưới ức có 3 đôi chân. Sâu ban miêu có mùi rất khó chịu, ngửi rất hăng. Vị của nó không có gì đặc biệt.
Phân bố
Ở các nước châu Âu, người ta tìm thấy loài tương tự trên các cây ô liu, cây táo, cây liễu…
Ở Việt Nam, người ta thấy Sâu ban miêu sống hoang dại trên khắp cả nước. Thường gặp nhất trên các cây đậu (do đó mới có tên gọi khác là Sâu đậu). Sâu ban miêu ở Trung Quốc cũng cùng loài với Sâu ban miêu ở Việt Nam.
Thành phần hóa học
Thành phần chính là cantharidin và các hoạt chất khác như photphat, acid uric dầu béo.
Cantharidin là hoạt chất gây phồng rộp da. Được tìm thấy trong máu và bộ phận sinh dục của nó. Không thấy trong các bộ phận cứng và hệ tiêu hóa.
Tác dụng của Sâu ban miêu
Các tác dụng
Theo kinh nghiệm, Sâu ban miêu được sử dụng trong dân gian và thuốc y học cổ truyền tại Trung Quốc hơn 2000 năm. Mục đích là điều trị các khối u. Ngoài ra nó còn được kê đơn cho nhiều bệnh lý khác như bệnh dại, mụn cóc, phù thũng, liệt dương. Tác dụng được người dân sử dụng nhiều nhất đó là kích thích khả năng tình dục bằng bột nghiền nát của Sâu ban miêu.
Theo khoa học ngày nay, hoạt chất Cantharidin được trích xuất từ Sâu ban miêu và các dẫn xuất của nó được thực hiện trong ống nghiệm và trên các mô hình động vật. Các nghiên cứu cho thấy có thể làm tăng sinh các tế bào bạch cầu trong bệnh lý bạch cầu cấp. Nó cũng tiêu diệt nhiều loại tế bào khối u như u gan, u vú, u hắc tố, ung thư biểu mô bàng quang và túi mật, ung thư biểu mô đại trực tràng, ung thư tuyến tụy.
Tác dụng kích thích khả năng tình dục mà người dân hay truyền tai nhau chính là tác dụng phụ gây ứ máu vùng tầng sinh môn khi sử dụng Sâu ban miêu. Biểu hiện là cường dương từ nhẹ đến rất nặng. Có rất nhiều trường hợp sử dụng tự ý, gây dương vật cương cứng liên tục, đau nhức, tím tái và kèm theo các biểu hiện khác như khó thở, tức ngực phải nhập viện cấp cứu điều trị.
Các độc tính nguy hiểm của sâu ban miêu
Mặc dù hoạt chất Cantharidin mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên nó lại là chất cực độc. Nó được xếp vào chất độc bảng A. Catharidin có khả năng gây phồng rộp khi tiếp xúc với da và niêm mạc, làm tổn thương đường tiêu hóa, tiết niệu và thận. Cantharidin chính là chất phòng vệ của loài sâu này. Nó được tiết ra khi con đực muốn giao hợp với con cái. Con cái sau khi đẻ trứng thì đặt Catharidin lên trứng để bảo vệ trứng của nó khỏi những động vật săn mồi khác.
Người ta còn thấy Cantharidin có khả năng ức chế tổng hợp DNA trong tế bào máu. Dẫn đến rối loạn tạo máu, làm giảm số lượng tiểu cầu gây xuất huyết da niêm và chảy máu nội tạng (ví dụ như chảy máu cam, đi tiểu ra máu, đi cầu ra máu…). Cũng có một số trường hợp được ghi nhận đã tử vong sau khi tự ý dùng loại sâu này mà không có sự giám sát của nhân viên y tế.
Cách sử dụng sâu ban miêu
Cách thu bắt
Vào khoảng tháng 5 đến tháng 6 dương lịch (khoảng cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 âm lịch). Đây là thời điểm người ta đi thu bắt sâu. Thu bắt vào sáng sớm trước khi có bình minh, lúc sâu còn chưa tỉnh. Người ta lắc cành cây cho sâu rơi vào túi vải, hoặc cũng có thể dùng vợt lưới để bắt sâu.
Cách bào chế và bảo quản
Người ta làm cho sâu chết ngay sau khi hái bằng cách nhúng cả túi cả hoặc vợt lưới vào nước sôi. Một số nơi còn sơ chế thêm đó là hơ sâu đã chết trên dấm đun sôi. Sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp. Cần ngắt bỏ đầu và ruột của Sâu ban miêu trước khi sử dụng.
Môi trường ẩm thấp sẽ làm hư hỏng thành phẩm, nên cần phải bảo quản sâu trong lọ kín và để ở nơi khô ráo. Các loài côn trùng sâu bọ khác thường ăn các bộ phận mềm của sâu. Cho nên người ta cho thành phẩm còn nóng ngay sau khi sấy vào lọ đã tiệt trùng rồi đậy kín. Hoặc có thể cho một ít thủy ngân hoặc long não vào đáy lọ để bảo quản.
Cách dùng và liều dùng
Cho đến hiện nay, ban miêu chỉ nên dùng để bôi ngoài da để làm thuốc rộp da, tiêu độc.
Bột ban miêu: 20mg – 30mg (tối đa 60 mg/24 giờ)
Cồn ban miêu 10%: 6-10 giọt 1 lần dùng.
Lưu ý khi sử dụng sâu ban miêu
Chất tiết của Sâu ban miêu gây bỏng diện rộng. Nên khi thu bắt và chế biến cần mang găng tay và dụng cụ bảo hộ.
Không được sử dụng liều lượng lớn và trên vùng da có diện tích lớn.
Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Kết luận và tóm tắt
Mặc dù Sâu ban miêu đã xuất hiện trong dân gian hàng nghìn năm, được truyền tai với những tác dụng rất hữu ích. Nhưng theo nghiên cứu và thực tế, việc thu hái và chiết xuất được hoạt chất trong sâu khá phức tạp.
Các nghiên cứu về tác dụng chỉ mới thực hiện trên động vật, chưa có nghiên cứu nào tiến hành trên người. Đồng thời độc tính nguy hiểm của Sâu ban miêu gây ra tác hại vô cùng lớn cho sức khỏe của con người. Cho nên người dân không nên tự ý sử dụng khi không có sự theo dõi và tư vấn chuyên môn của bác sĩ y khoa.
Từ khóa » Bọ Cánh Da Có độc Không
-
Bọ Da Có Nguy Hiểm Không? - [DIỆT CÔN TRÙNG GIÁ RẺ ]
-
Cảnh Báo Nguy Cơ Ngộ độc Từ Bọ Cánh Cứng
-
Đừng để Mất Mạng Vì Ngộ độc Bọ Cánh Cứng
-
Chuyên Gia Cảnh Báo Nguy Cơ Ngộ độc Từ Sâu Ban Miêu (bọ Cánh ...
-
Tác Hại Của Kiến Ba Khoang đối Với Con Người - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Chuyên Gia Cảnh Báo Nguy Cơ Ngộ độc Nặng Do Sâu Ban Miêu (bọ ...
-
Chuyên Gia Cảnh Báo Nguy Cơ Ngộ độc Nặng Do Bọ Cánh Cứng
-
Sâu Ban Miêu được Người Dân Bắt Bán Sang Trung Quốc Nguy Hiểm ...
-
K 1 Trực Tiếp
-
Xử Trí Các Vết Côn Trùng đốt
-
Bọ đậu đen Có Gây Hại Cho Sức Khỏe? - Tiền Phong
-
Bọ đá Quý | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix
-
Thức ăn Chế Biến Từ Côn Trùng: Cẩn Trọng để Tránh Nguy Cơ Ngộ độc
-
Bọ Hung | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bọ Cánh Cứng Có Cắn Con Người Không?
-
Meloidae – Wikipedia Tiếng Việt