Tây Nguyên Xanh Rực Rỡ Màu Hoa Pơ Lang
Có thể bạn quan tâm
- Đường dây nóng: 024.3839.8987
- Thời sự
- Công tác Dân tộc
- Sắc màu 54
- Kinh tế
- Phóng sự
- Xã hội
- Gương sáng
- Pháp luật
- Khoa học - Công nghệ
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Trang địa phương
- Chuyên đề
- Media
- Thể thao - Giải trí
Phóng sự
Tây nguyên xanh rực rỡ màu Pơ Lang Tiêu Dao - 11:14, 02/01/2020Có một loài hoa rực đỏ ở Tây Nguyên trong nắng và bầu trời cao xanh thẳm. Loài hoa ấy được coi là loài hoa đẹp nhất Tây Nguyên, cùng một chuyện tình buồn vẫn thường được các già làng kể cho trai gái mỗi đêm khan bập bùng lửa ấm.
Tweet- 25-12-2019Đàn h’roa của người Cơ-tu
- 24-12-2019Độc đáo những điểm nhấn văn hóa dân tộc tại Festival Hoa Đà Lạt 2019
Ksor Nhí đã 30 tuổi, ở làng Al, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh (Gia Lai) thầm thương một người con gái làng bên. Tôi ngồi với gã trong cái nắng Tây Nguyên mơn trớn trên người dưới gốc cây Pơ Lang. Gã kéo tay tôi, chỉ những bông hoa đỏ vương đầy trên mặt đất bảo đây là loài hoa đẹp nhất Tây Nguyên, đẹp hơn cả hoang dại dã quỳ vàng rực hồi cuối năm trong nắng lạnh. Rồi gã nhặt một bông hoa, he hé mắt nhìn, hồi tưởng những chuyện xa xăm trong khan mà gã đã từng được già làng Rơ Châm Nhót, đã ngoài 70 tuổi, trong đêm lửa bập bùng bên nhà rông kể lại thủa ấu thơ.
Với gã, thì Pơ Lang là loài hoa tuyệt vời nhất, không phải chỉ vì gắn với chuyện tình đẹp của gã với cô gái làng bên trong những đêm trăng mùa lễ hội, mà đó còn là loài hoa biểu tượng của vẻ đẹp yêu kiều của miền cao nguyên trung phần này.
Trên ngọn đồi đấy nắng và gió, dưới gốc cây Pơ Lang huyền thoại, gã mơ màng về thời quá vãng rộn ràng ching chiêng, khi lần đầu tiên già Rơ Châm Nhót bằng chất giọng hào sảng đại ngàn kể về truyền thuyết loài hoa ấy. Đó là câu chuyện sử thi huyền thoại về chàng trai nghèo và cô sơn nữ xinh đẹp yêu nhau. Nhưng trận lũ đã cuốn phăng đi tất cả và chàng trai dựng cây nêu để lên hỏi chuyện Yang trời. Ngày ra đi, chàng buộc vào tay cô gái băng vải đỏ, cùng lời thề thủy chung. Thế rồi, vì xứ của Yang trời thiếu người nên Yang giữ chàng trai ấy lại, nâng bầu trời xa khỏi mặt đất để người hạ giới không lên được nữa. Chàng trai nhớ người yêu khóc như mưa.
Người yêu của chàng trai chờ mong mãi chẳng thấy về, ngày nào cũng trèo lên cây nêu để đợi. Một ngày của tháng 3, khi nắng chan hòa và khắp nơi rộn rã ching chiêng lễ hội, Yang trời nhìn thấy cô gái buồn bã đứng trên cây nêu mới hỏi chuyện. Biết chuyện, Yang trời đã cho cô một điều ước. Cô sơn nữ đã ước rằng Yang hãy biến cây nêu thành một loài cây và băng vải đỏ hẹn ước kia thành bông hoa để người yêu có thể nhận ra. Sau khi Yang biến điều ước của nàng thành sự thật, cô gái đã gieo mình xuống đất.
Chuyện tình buồn cứ thế lan đi, hết buôn làng này đến buôn làng khác. Ai cũng thương cũng tiếc cho mối tình đẹp mà không thành. Và từ đó, chẳng biết vì sao loài hoa Pơ Lang ấy mọc lên khắp nơi ở Tây Nguyên. Ksor Nhí bảo, loài hoa này là loài hoa của nhớ thương đằng đẵng, là loài hoa của lời thề thủy chung và của cả những chuyện tình buồn. Những người yêu nhau, nhớ nhau vẫn hay nhặt những cánh hoa này về, ấp ủ như gửi gắm lời thề với người mình yêu.
Trời Tây Nguyên những ngày đầu Xuân, khi những cơn gió mùa khô thổi dạt dào trên miền đất đỏ, hoa Pơ Lang lại nở rợp trời với màu đỏ rực như yêu thương không bao giờ vợi tắt. Trên mặt đất gió bụi, những cánh hoa đã rụng vẫn cố hửng lên sắc thắm cuối cùng trong nhiều ngày rồi mới lịm đi.
Tây Nguyên mùa này, Pơ Lang đang rực lắm…
Chuyện bản Mông ở đại ngàn Tây Nguyên Tweet Tây nguyênhoa Pơ Lang Ý kiến độc giả Gửi ý kiến độc giả Họ và tên Địa chỉ email Nội dung Mã bảo mật Nhập lạiGửi bình luận Có thể bạn quan tâm-
DK1 - nơi mùa Xuân chưa bao giờ đến muộn
-
Thơm thảo tình rừng
-
Theo chân người Jrai lên rừng “săn kiến vàng”
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến
Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”
Ghi ở Sủa Cán Tỷ
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu
Giữ rừng đầu nguồn bảo vệ dòng sông Bé
Tin nổi bật trang chủ
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Thủ tướng đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.- Nhiều tỉnh, thành đã công bố lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 của học sinh
- Trình Thủ tướng phương án nghỉ liên tiếp, dài ngày 3 kỳ nghỉ lễ trong năm 2025
Tiêu điểm
-
Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở
-
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến
-
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV năm 2024: Ghi nhận thành quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc
-
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn
-
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp
-
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ
-
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà dự Lễ Khai giảng năm học mới và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững
Đồng bào DTTS huyện Nậm Nhùn được thông tin về công tác bảo tồn lễ hội Mừng lúa mới
Quảng Ngãi: Giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đạt gần 50%
Chính sách dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 2 phút trước Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tính đến ngày 25/10/2024, tổng vốn đã phân bổ để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) là 1.812.173 triệu đồng (ngân sách Trung ương: 1.625.655 triệu đồng; ngân sách địa phương: 186.518 triệu đồng).Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi
Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 16:18, 26/11/2024 Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Pháp luật - Phạm Tiến - 15:55, 26/11/2024 Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến ngày 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở
Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 13:36, 26/11/2024 Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719
Công tác Dân tộc - An Yên - 13:25, 26/11/2024 Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.Video
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo
Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 11:53, 26/11/2024 Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.Tỉnh Quảng Trị có Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên
Xã hội - Minh Thu - 11:22, 26/11/2024 Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến
Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 09:12, 26/11/2024 Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví giặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tin tức - Việt Hà - 09:07, 26/11/2024 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho Nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn
Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 09:02, 26/11/2024 Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo. Xem thêm- Tìm từ khóa
- Tìm tác giả
Đọc nhiều
-
Quảng Ngãi: Giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đạt gần 50%
-
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Thủ tướng đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục
-
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi
-
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón Bằng công nhận Cây di sản
-
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
-
Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở
-
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719
-
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo
-
Tỉnh Quảng Trị có Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên
-
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến
- Thời sự
- Công tác Dân tộc
- Sắc màu 54
- Kinh tế
- Phóng sự
- Xã hội
- Gương sáng
- Pháp luật
- Khoa học - Công nghệ
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Trang địa phương
- Chuyên đề
- Media
- Thể thao - Giải trí
BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN
Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam - Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam Giấy phép xuất bản báo chí điện tử số 468/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/10/2020.
Tổng Biên tập: Lê Công Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Phong, Bùi Thị Hạ
Tòa soạn: Số 349 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 0243.839.8987 - Fax: 024.3767.4765 Liên hệ quảng cáo: 0911.249.766
Văn phòng thường trú
Tây Bắc: Số 581 Hoàng Liên, phường Kim Tân, TP. Lào Cai - Điện thoại: 020.382.3665. Tây Nguyên: Số135 Lê Thánh Tông, TP. Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk. Tây Nam bộ: Số 18 Nguyễn Đình Chiểu, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ - Điện thoại: 0292.381.9293. Tây Duyên hải - Miền Trung: Số 220 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Quy Nhơn, Bình Định - Điện thoại: 0931.613.868. Đông Bắc: Số 58, tổ 84, khu 8, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Điện thoại: 0904.552.567.
© Ghi rõ nguồn “baodantoc.vn” khi sử dụng lại thông tin từ trang nàyTừ khóa » Hoa Pơ Lăng
-
Rực Rỡ Hoa Pơ-lang
-
Em Là Hoa Pơ Lang - Rơ Chăm Pheng [Official Audio] - YouTube
-
Đến Tây Nguyên đón đợi Mùa Hoa Pơ-lang
-
Mùa Pơ Lang Nở Hoa - Ngày Mới Online
-
Đắm Mình Trong Sắc Hoa Pơ Lang Kon Tum
-
Mùa Pơ Lang Nở Hoa - Báo Gia Lai
-
Hoa Pơ-lang - Báo Lâm Đồng điện Tử
-
Tháng Tư Nhớ Pơ Lang - Báo Nghệ An
-
RỰC RỠ SẮC HOA PƠ LANG TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC ... - فيسبوك
-
Em Là Hoa Pơ Lang - Anh Thơ
-
Đắm Mình Trong Mùa Hoa Pơ Lang Buôn Ma Thuột
-
Em Là Hoa Pơ Lang - Làng Văn Hóa
-
Em Là Hoa Pơ Lang By Thanh Nhàn On Amazon Music